Quốc hội thông qua luật sửa đổi, bổ sung về tần số vô tuyến điện

VOV.VN - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện đã được Quốc hội biểu quyết thông qua đầu phiên họp chiều 9/11, với 444/447 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 89,16% tổng số đại biểu Quốc hội).

Đây là dự án Luật đầu tiên được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV.

Trước khi biểu quyết thông qua toàn văn dự án Luật, Quốc hội đã xem xét, biểu quyết riêng một điều khoản về lựa chọn phương án cấp tần số vô tuyến điện cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Lê Quang Huy cho biết, một số ý kiến còn khác nhau về lựa chọn phương án cấp tần số vô tuyến điện cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật).

Căn cứ vào nội dung giải trình về 2 phương án và trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất lựa chọn Phương án 1 và phương án này đã được Chính phủ đồng thuận.

Theo đó, điểm d khoản 4 Điều 18 đã được bổ sung yêu cầu “xác định cụ thể nhiệm vụ quốc phòng, an ninh giao cho doanh nghiệp” trong đề án.

Cụ thể, trường hợp đặc biệt, băng tần quy định tại khoản 2 Điều này được cấp cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh với thời hạn không quá 03 năm để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm lập đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh lấy ý kiến Bộ Thông tin và Truyền thông, ý kiến Bộ Công an đối với đề án do Bộ Quốc phòng lập, ý kiến Bộ Quốc phòng đối với đề án do Bộ Công an lập để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trước khi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.

Đề án phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; an toàn, bảo vệ bí mật nhà nước; sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông; xác định cụ thể nhiệm vụ quốc phòng, an ninh giao cho doanh nghiệp; xác định lượng tần số phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ cơ bản trên tổng lượng tần số đề nghị cấp phép.

Trước khi giấy phép hết thời hạn 3 tháng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức đánh giá hiệu quả việc sử dụng băng tần đã cấp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dừng hoặc tiếp tục thực hiện đề án không quá 12 năm làm cơ sở để Bộ Thông tin và Truyền thông gia hạn giấy phép”.

Đại đa số đại biểu Quốc hội có mặt chiều nay đã biểu quyết thông qua điều khoản này trước khi biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo luật.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao 13 năm vẫn chưa đấu giá tần số vô tuyến điện?
Vì sao 13 năm vẫn chưa đấu giá tần số vô tuyến điện?

VOV.VN - Nhiều ý kiến đề nghị giải thích lý do tại sao 13 năm qua chưa đấu giá tần số, nguyên nhân là ở quy định của pháp luật hay vướng mắc trong thực tiễn triển khai và giải pháp khắc phục. Việc này có làm thất thoát tài sản Nhà nước hay không?

Vì sao 13 năm vẫn chưa đấu giá tần số vô tuyến điện?

Vì sao 13 năm vẫn chưa đấu giá tần số vô tuyến điện?

VOV.VN - Nhiều ý kiến đề nghị giải thích lý do tại sao 13 năm qua chưa đấu giá tần số, nguyên nhân là ở quy định của pháp luật hay vướng mắc trong thực tiễn triển khai và giải pháp khắc phục. Việc này có làm thất thoát tài sản Nhà nước hay không?

Sửa Luật tần số vô tuyến điện: Băn khoăn vấn đề “lưỡng dụng”
Sửa Luật tần số vô tuyến điện: Băn khoăn vấn đề “lưỡng dụng”

VOV.VN - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chiều 18/4. Phạm vi sửa đổi không nhiều song được đánh giá là những vấn đề rất quan trọng, cần cân nhắc kỹ lưỡng để bảm bảo an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia trên không

Sửa Luật tần số vô tuyến điện: Băn khoăn vấn đề “lưỡng dụng”

Sửa Luật tần số vô tuyến điện: Băn khoăn vấn đề “lưỡng dụng”

VOV.VN - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chiều 18/4. Phạm vi sửa đổi không nhiều song được đánh giá là những vấn đề rất quan trọng, cần cân nhắc kỹ lưỡng để bảm bảo an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia trên không

“Không để thâu tóm độc quyền, gây lãng phí tài nguyên tần số”
“Không để thâu tóm độc quyền, gây lãng phí tài nguyên tần số”

VOV.VN - Cần phải có quy định về giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được phép nắm giữ, sử dụng để tránh trường hợp xảy ra tình trạng thâu tóm độc quyền, sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên tần số.

“Không để thâu tóm độc quyền, gây lãng phí tài nguyên tần số”

“Không để thâu tóm độc quyền, gây lãng phí tài nguyên tần số”

VOV.VN - Cần phải có quy định về giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được phép nắm giữ, sử dụng để tránh trường hợp xảy ra tình trạng thâu tóm độc quyền, sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên tần số.