40 năm ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất

VOV.VN - 40 năm đã trôi qua kể từ cuộc bầu cử của nước Việt Nam thống nhất nhưng ý nghĩa thời sự của nó vẫn còn nguyên vẹn.

Ngày này (25/4) cách đây 40 năm, hơn 23 triệu cử tri của hai miền Nam- Bắc đã nô nức tham gia Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Đây là lần thứ hai cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức trên phạm vi cả nước, sau lần đầu tổ chức ngày 6/1/1946. Đó là ngày hội hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp thống nhất non sông, biểu dương lực lượng vĩ đại của nhân dân ta.

Bí thư thứ nhất T.Ư Đảng Lê Duẩn bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa VI tại khu phố Ba Đình, Hà Nội, tháng 4/1976

Gần 1 năm sau chiến thắng lịch sử 30/4/1975, dù đất nước còn bộn bề khó khăn nhưng nguyện vọng thiết tha của nhân dân hai miền Nam - Bắc là thống nhất cơ quan lập pháp, hành pháp và cả hệ thống chính trị.

Thực tế khi đó, ở hai miền vẫn tồn tại hai Nhà nước với hai Chính phủ, đó là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Sau hội nghị hiệp thương chính trị tháng 11/1975, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất đã được quyết định là ngày 25/4/1976. 40 năm sau sự kiện lịch sử này, với nhiều người dân Việt Nam, đó là ký ức không thể nào quên.

Tại thủ đô Hà Nội, ngay từ sáng sớm, trên nhiều con đường, tuyến phố đã rộn ràng không khí bầu cử. Những địa điểm bỏ phiếu thường được đặt ở giữa một khu phố, hết sức trang trọng. Dù cơ sở vật chất chưa đầy đủ, khang trang như bây giờ nhưng niềm vui và sự háo hức thì không dễ gì có được.

Ông Trần Phượng ở phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm khi đó là một người lính bước ra từ cuộc chiến, nhớ lại: “Cầm lá phiếu trên tay, tôi vô cùng xúc động, vừa bỏ lá phiếu của mình, vừa bỏ cho những đồng đội đã mất. Đây là một mốc son lịch sử không thể nào quên. Cuộc bầu cử này đúc kết 30 năm, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ mà dân tộc ta mới có được cuộc bầu cử thống nhất toàn vẹn non sông. Cảm xúc của tôi lúc đó dâng trào, vừa hãnh diện, tự hào, vừa xót thương cho đồng đội của mình không được chứng kiến ngày này".

Tại thành phố Sài Gòn- nay là TP HCM, trước ngày bầu cử, hàng chục vạn công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên, học sinh đã xuống đường tuần hành. Tất cả các địa phương, các cơ quan, đơn vị bộ đội, bệnh viện, trường học, phường, ấp... đều lập bàn thờ Tổ quốc, treo cờ, kết hoa để chào mừng Tổng tuyển cử.

Còn tại thành phố Đà Nẵng, càng gần đến ngày bầu cử, nhiệt tình cách mạng, ý thức và trách nhiệm về quyền công dân của quần chúng càng thể hiện rõ rệt. Ông Lâm Tuyền- một cán bộ lão thành ở quận Hải Châu kể rằng, cử tri ở nhiều nơi đã cẩn thận ghi chép danh sách ứng cử viên, rồi cùng nhau thảo luận và có tiêu chí lựa chọn rất rõ ràng.

Theo ông Tuyền, người nào đi kháng chiến, có thành tích, được Đảng và Mặt trận giới thiệu là được bầu ngay. Lúc đó, cử tri nghĩ rằng, người của Đảng là người hy sinh cho Tổ quốc cho dù người đó là trí thức, công nhân hay nông dân. Cử tri sợ chia rẽ, sợ chiến tranh nên họ mong bầu những người đó vì họ nghĩ, đó là những người sẽ đảm bảo cho họ nền độc lập, thống nhất.

Cuộc bầu cử ngày 25/4/1976 đã trở thành ngày hội thống nhất non sông. Hơn 23 triệu cử tri với tư thế của người làm chủ đất nước đã nô nức đi làm nghĩa vụ công dân của mình, bầu ra 492 đại biểu xứng đáng nhất vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

Cuộc Tổng tuyển cử đã thành công rực rỡ với tỷ lệ cử tri đi bầu cử đạt 98,77%.  Dù là cuộc bầu cử chung trên toàn quốc lần thứ 2 nhưng vẫn được gọi là Quốc hội khóa VI bởi khi đất nước chia cắt, miền Bắc vẫn tổ chức bầu cử và cuộc bầu cử lần này đã đảm bảo tính liên tục về mặt pháp lý của nhà nước ta.

Theo PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc- nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đây là điều cực kỳ quan trọng. Hơn thế, cuộc bầu cử năm 1976 còn có ý nghĩa lớn hơn là thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

“Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI được họp vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm 1976, quyết định đổi tên nước thành CHXHCN Việt Nam, xác định quốc kỳ, quốc ca, thủ đô của đất nước thống nhất. Ý nghĩa thứ hai cũng cần nhấn mạnh đó là, sau 30 năm chiến tranh ác liệt như vậy, cuộc tổng tuyển cử tháng 4/1976 có tầm quan trọng ngang với cuộc bầu cử ngày 6/1/1946 với tinh thần làm chủ của toàn dân. Ý nghĩa chính trị của nó rất quan trọng, phát huy sức mạnh của hai miền Nam- Bắc cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, tiêu biểu cho ý chí đại đoàn kết toàn dân tộc. Như vậy, cuộc bầu cử năm 1976 có ý nghĩa lớn nhất là thống nhất về mặt Nhà nước” , PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nhấn mạnh.

40 năm đã trôi qua kể từ cuộc bầu cử của nước Việt Nam thống nhất nhưng ý nghĩa thời sự của nó vẫn còn nguyên vẹn. Đó là ý chí độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn được đề cao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên: Mốc son lịch sử
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên: Mốc son lịch sử

Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 14-SL quy định sẽ mở cuộc tổng tuyển cử để bầu Quốc hội.

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên: Mốc son lịch sử

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên: Mốc son lịch sử

Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 14-SL quy định sẽ mở cuộc tổng tuyển cử để bầu Quốc hội.

70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Quốc hội trong lòng nhân dân
70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Quốc hội trong lòng nhân dân

Trải qua 70 năm hình thành và phát triển, Quốc Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Quốc hội trong lòng nhân dân

70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Quốc hội trong lòng nhân dân

Trải qua 70 năm hình thành và phát triển, Quốc Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

Đài Tiếng nói Việt Nam với Tổng tuyển cử đầu tiên
Đài Tiếng nói Việt Nam với Tổng tuyển cử đầu tiên

VOV.VN - Một ngày sau chương trình phát thanh đầu tiên, Tổng biên tập Đài TNVN họp bàn công bố Lệnh Tổng tuyển cử và thực hiện công tác tuyên truyền trên làn sóng.

Đài Tiếng nói Việt Nam với Tổng tuyển cử đầu tiên

Đài Tiếng nói Việt Nam với Tổng tuyển cử đầu tiên

VOV.VN - Một ngày sau chương trình phát thanh đầu tiên, Tổng biên tập Đài TNVN họp bàn công bố Lệnh Tổng tuyển cử và thực hiện công tác tuyên truyền trên làn sóng.

“Vinh quang Quốc hội Việt Nam” chào mừng Kỷ niệm 70 năm Tổng tuyển cử
“Vinh quang Quốc hội Việt Nam” chào mừng Kỷ niệm 70 năm Tổng tuyển cử

VOV.VN -Chương trình “Vinh quang Quốc hội Việt Nam” ôn lại thời hào hùng trong lịch sử dân tộc qua những ca khúc đi cùng năm tháng.

“Vinh quang Quốc hội Việt Nam” chào mừng Kỷ niệm 70 năm Tổng tuyển cử

“Vinh quang Quốc hội Việt Nam” chào mừng Kỷ niệm 70 năm Tổng tuyển cử

VOV.VN -Chương trình “Vinh quang Quốc hội Việt Nam” ôn lại thời hào hùng trong lịch sử dân tộc qua những ca khúc đi cùng năm tháng.

Chủ tịch Quốc hội nói về Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên
Chủ tịch Quốc hội nói về Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam là dấu mốc, biểu tượng của ý chí, sức mạnh dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội nói về Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên

Chủ tịch Quốc hội nói về Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam là dấu mốc, biểu tượng của ý chí, sức mạnh dân tộc.

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên nhờ sức mạnh lòng dân
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên nhờ sức mạnh lòng dân

VOV.VN - Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên là sự kiện chính trị to lớn và điều quan trọng nhất là được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng và tham gia đi bầu

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên nhờ sức mạnh lòng dân

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên nhờ sức mạnh lòng dân

VOV.VN - Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên là sự kiện chính trị to lớn và điều quan trọng nhất là được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng và tham gia đi bầu

70 năm Tổng tuyển cử đầu tiên: Viết tên đại biểu trên lá chuối
70 năm Tổng tuyển cử đầu tiên: Viết tên đại biểu trên lá chuối

VOV.VN - Hình ảnh những bà mẹ, người chị buôn thúng bán bưng vận động nhau bỏ phiếu mãi mãi khắc sâu trong tâm trí đại biểu Quốc hội.

70 năm Tổng tuyển cử đầu tiên: Viết tên đại biểu trên lá chuối

70 năm Tổng tuyển cử đầu tiên: Viết tên đại biểu trên lá chuối

VOV.VN - Hình ảnh những bà mẹ, người chị buôn thúng bán bưng vận động nhau bỏ phiếu mãi mãi khắc sâu trong tâm trí đại biểu Quốc hội.

Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên qua ký ức của cử tri
Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên qua ký ức của cử tri

VOV.VN -Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6/1/1946 đã trở thành một dấu mốc không thể nào quên trong ký ức những cử tri.

Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên qua ký ức của cử tri

Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên qua ký ức của cử tri

VOV.VN -Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6/1/1946 đã trở thành một dấu mốc không thể nào quên trong ký ức những cử tri.