Bổ sung tội kinh doanh đa cấp trái phép vào Bộ luật Hình sự

VOV.VN - Chiều nay (20/6), Quốc hội đã thông qua toàn bộ nội dung của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi), trong đó có bổ sung tội kinh doanh đa cấp trái phép.

Với tỷ lệ 88,39% số các đại biểu có mặt tán thành, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV chiều nay (20/6) đã chính thức thông qua toàn bộ nội dung của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi).

Kết quả biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13

Bổ sung tội kinh doanh đa cấp trái phép vào Bộ luật Hình sự

Tại báo cáo giải trình và tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội do Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày trước khi Quốc hội bấm nút biểu quyết cho thấy, nhiều ý kiến tán thành với việc bổ sung Điều 217a (Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp) vì hoạt động này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho những người tham gia nên cần phải xử lý hình sự các trường hợp kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký hoặc không đúng nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Có ý kiến đề nghị không bổ sung Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp vì Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 đã bỏ Tội kinh doanh trái phép tại Điều 159 của BLHS năm 1999. Về vấn đề này, UBTVQH nhận thấy, thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ lợi dụng kinh doanh đa cấp vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản cho hàng chục nghìn người, gây bức xúc trong xã hội.

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phòng, chống loại hành vi này về mặt hình sự, tiếp thu ý kiến của nhiều ĐBQH và theo đề nghị của Chính phủ, dự thảo Luật đã quy định xử lý hình sự trường hợp kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nếu thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Về ý kiến đề nghị không bổ sung tội danh này vì BLHS năm 2015 đã bỏ Tội kinh doanh trái phép, UBTVQH cho rằng, tội kinh doanh trái phép của BLHS năm 1999 đã được cụ thể hóa bằng các điều luật cụ thể như Điều 227, 232, 234.... Do đó, UBTVQH xin đề nghị Quốc hội cho giữ quy định này của dự thảo Luật.

Một số ý kiến cho rằng, quy định này dẫn đến khả năng dễ bị lạm dụng để xử lý các trường hợp lợi dụng kinh doanh đa cấp lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì hình phạt của tội danh này thấp hơn rất nhiều so với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 của BLHS năm 2015) và đề nghị bỏ quy định gây thiệt hại về tài sản. Ý kiến khác đề nghị tăng mức hình phạt cho tương xứng với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. UBTVQH nhận thấy, Điều 217a chỉ xử lý hình sự các trường hợp kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép và đã quy định loại trừ Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), Điều 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản).

Theo đó, trường hợp người nào lợi dụng việc kinh doanh theo phương thức đa cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì không xử lý về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp mà sẽ xử lý hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), nếu có yếu tố sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thì sẽ xử lý hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290). Quy định này là rõ ràng, minh bạch.

Đồng thời, do tội danh này chỉ điều chỉnh đối với hành vi vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp nên hình phạt đến 5 năm tù là tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội (Tội kinh doanh trái phép quy định tại Điều 159 của BLHS năm 1999 chỉ quy định hình phạt cao nhất là 02 năm tù).

Thông qua quy định "luật sư tố giác thân chủ": Thu hẹp phạm vi

BLHS 2015 vừa được Quốc hội thông qua đã quy định thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của luật sư trong việc tố giác tội phạm.

Việc sửa đổi, bổ sung điều 19 (không tố giác tội phạm) được 415/459 ĐBQH tán thành (84,52%). Đây là điều khoản mà trước khi thông qua đã có rất nhiều ý kiến tranh cãi, trong đó đa số giới luật sư đều không đồng tình với việc quy định "luật sư tố giác thân chủ".

Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết quan điểm của Uỷ ban TVQH, về nguyên tắc, với tư cách là công dân, người bào chữa có nghĩa vụ bình đẳng như mọi công dân khác trong việc tố giác tội phạm. Nguyên tắc này đã được Hiến pháp ghi nhận và được thể chế hóa trong các luật về tư pháp từ trước đến nay.

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp, trong suốt hơn 30 năm (từ năm 1985 đến năm 2015), chính sách của Nhà nước ta về trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của người bào chữa được xác định như mọi công dân khác. Vì thế, khi thông qua BLHS 2015, Quốc hội đã có sự điều chỉnh hợp lý hơn chính sách này theo hướng thu hẹp một phần phạm vi trách nhiệm hình sự của người bào chữa so với công dân khác trong việc không tố giác tội phạm.

"Việc Nhà nước không miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của người bào chữa xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng nên trong một số trường hợp người bào chữa vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của chính người mà mình bào chữa", bà Nga nhấn mạnh.

Tuy nhiên, quá trình soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015, vấn đề này tiếp tục có những ý kiến trái chiều. UBTVQH tiếp thu một phần ý kiến của ĐBQH, của Liên đoàn Luật sư Việt Nam chỉnh lý điều luật theo hướng thu hẹp hơn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa về hành vi không tố giác tội phạm.

Cụ thể, khoản 3 điều 19 quy định: “Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa”./.

Cũng trong chiều 20/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thi hành BLHS số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13.

Theo đó, các Bộ luật và luật nói trên sẽ có hiệu lực từ 1/1/2018. Đáng chú ý, theo Nghị quyết này, các hành vi hoạt động phỉ (Điều 83), hành vi đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149), hành vi kinh doanh trái phép (Điều 159), hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165) của BLHS 1999 xảy ra trước 0h ngày 1/1/2018 mà sau thời điểm đó vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì tiếp tục áp dụng quy định của BLHS 1999 để xử lý.

Trường hợp vụ án đã được xét xử và đã có bản án, quyết định của Tòa án thì không được căn cứ vào việc BLHS 2015 không quy định tội danh hoạt động phỉ, tội danh đăng ký kết hôn trái pháp luật, tội danh kinh doanh trái phép, tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng để kháng cáo, kháng nghị theo hướng không phạm tội. Nếu sau thời điểm 0h ngày 1/1/2018 mới bị phát hiện thì không khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nói trên mà áp dụng quy định của BLHS 2015 về các tội danh tương ứng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử...

Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Luật cảnh vệ và Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ luật hình sự là cơ sở pháp lý để bảo vệ an ninh đất nước
Bộ luật hình sự là cơ sở pháp lý để bảo vệ an ninh đất nước

VOV.VN - Bộ luật hình sự rất quan trọng, là cơ sở pháp lý để bảo vệ lợi ích và an ninh đất nước.

Bộ luật hình sự là cơ sở pháp lý để bảo vệ an ninh đất nước

Bộ luật hình sự là cơ sở pháp lý để bảo vệ an ninh đất nước

VOV.VN - Bộ luật hình sự rất quan trọng, là cơ sở pháp lý để bảo vệ lợi ích và an ninh đất nước.

Đại biểu kiến nghị lùi thời hạn thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi
Đại biểu kiến nghị lùi thời hạn thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi

VOV.VN - Đại biểu QH đề nghị không thông qua BLHS sửa đổi khi chưa xem xét kỹ. Nếu chưa hoàn thiện thì để trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp sau.

Đại biểu kiến nghị lùi thời hạn thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi

Đại biểu kiến nghị lùi thời hạn thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi

VOV.VN - Đại biểu QH đề nghị không thông qua BLHS sửa đổi khi chưa xem xét kỹ. Nếu chưa hoàn thiện thì để trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp sau.

UBTVQH cho ý kiến về các vấn đề lớn của Bộ Luật Hình sự năm 2015
UBTVQH cho ý kiến về các vấn đề lớn của Bộ Luật Hình sự năm 2015

VOV.VN - Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của Dự án luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của Bộ Luật Hình sự năm 2015

UBTVQH cho ý kiến về các vấn đề lớn của Bộ Luật Hình sự năm 2015

UBTVQH cho ý kiến về các vấn đề lớn của Bộ Luật Hình sự năm 2015

VOV.VN - Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của Dự án luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của Bộ Luật Hình sự năm 2015

Cần xem lại quy định xử lý xâm hại tình dục trong Bộ luật Hình sự
Cần xem lại quy định xử lý xâm hại tình dục trong Bộ luật Hình sự

VOV.VN -Hệ thống pháp luật phải thực sự nghiêm minh để không tái diễn hành vi xâm hại tình dục trẻ em ở những người khác.

Cần xem lại quy định xử lý xâm hại tình dục trong Bộ luật Hình sự

Cần xem lại quy định xử lý xâm hại tình dục trong Bộ luật Hình sự

VOV.VN -Hệ thống pháp luật phải thực sự nghiêm minh để không tái diễn hành vi xâm hại tình dục trẻ em ở những người khác.

Luật sư nói gì về khoản 3, điều 19 Dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự 2015
Luật sư nói gì về khoản 3, điều 19 Dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự 2015

VOV.VN -Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng, chúng ta cần phải có sự đánh giá, xác định lại chứ không ‘buông’ hẳn khoản 3, điều 19, Dự thảo BLHS năm 2015.

Luật sư nói gì về khoản 3, điều 19 Dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự 2015

Luật sư nói gì về khoản 3, điều 19 Dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự 2015

VOV.VN -Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng, chúng ta cần phải có sự đánh giá, xác định lại chứ không ‘buông’ hẳn khoản 3, điều 19, Dự thảo BLHS năm 2015.