Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn

VOV.VN - Bộ trưởng Nông nghiệp trả lời về xây dựng nông thôn mới, sản xuất gắn với thị trường, ứng dụng khoa học vào nông nghiệp...

Sáng nay 6/11, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường là thành viên Chính phủ đầu tiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Phiên chất vấn được phát thanh và truyền hình trực tiếp.  

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường là thành viên Chính phủ đầu tiên trả lời chất vấn 

Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các đại biểu tập trung nêu câu hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm; các Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời thẳng thắn, đặc biệt thể hiện trách nhiệm và có giải pháp cụ thể. Chủ tịch Quốc hội cũng mong muốn phiên chất vấn diễn ra dân chủ, sôi nổi, đáp ứng kỳ vọng của cử tri và nhân dân. Đặc biệt, trong 3 ngày chất vấn sẽ có sự tham dự của 86 học viên lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khoá XIII.

Trong sáng nay, có 66 câu hỏi chất vấn gửi đến Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường. 

Đại biểu Phạm Thị Thu Trang, đoàn Quảng Ngãi 

Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Thị Thu Trang, đoàn Quảng Ngãi về giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh vai trò hạt nhân trong liên kết sản xuất lớn; trong 3 năm qua, số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp đã tăng 3 lần, từ hơn 3000 lên hơn 11.000 doanh nghiệp, trải đều khắp các vùng miền và các lĩnh vực, từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản; trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn đã đầu tư vào lĩnh vực này để nâng giá trị sản xuất nông nghiệp,... Tuy nhiên con số này vẫn còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu, Bộ sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh trong thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình

Đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu là nhóm được ưu tiên nhất

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình đặt vấn đề: Thực hiện Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới có tính đến những khó khăn do biến đổi khí hậu hay không? Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: 10 năm qua chúng ta đã đạt được những kết quả lịch sử, tuy nhiên so với yêu cầu, nguyện vọng của thực tế, chúng ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là vấn đề về môi trường (sản xuất tự nhiên) trong khi mục tiêu đặt ra là hình thành sản xuất lớn, sản xuất liên kết, tái cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ... Tới đây, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để khắc phục các vấn đề này.

Liên quan đến nguy cơ biến đổi khí hậu có thể xóa sổ mọi nỗ lực xây dựng nông thôn mới, Bộ trưởng cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của hiện tượng này. 3 năm gần đây, thiệt hại với khu vực miền núi do sạt lở, lũ ống, lũ quét đang gây ra những thiệt hại nặng nề. Do đó, đang cố gắng chuẩn bị các phương án ứng phó, dự báo tốt hơn. Tới đây, chúng ta phải coi việc đầu tư bền vững cho ứng phó với biến đổi khí hậu là nhóm được ưu tiên nhất.

Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn, đoàn Ninh Bình đặt cho rằng, việc bảo quản cá ngừ của ngư dân hiện nay còn thấp dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, không đạt giá trị cao. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để nâng cao chất lượng sau đánh bắt?

Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn, đoàn Ninh Bình

Giảm đội tàu khai thác, tăng cường nuôi biển. 

Về vấn đề này, Bộ trưởng cho biết, hiện nay chúng ta có khoảng 96.000 phương tiện đánh bắt cá, trong đó có hơn 12.000 tàu công suất lớn. Tất cả tàu có công suất lớn đã được trang bị các thiết bị đánh bắt, bảo quản hiện đại. Tuy nhiên, phương tiện dưới 15 m vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng nên hiệu quả chưa cao. Do đó, chúng ta cần có lộ trình trình để tường bước nâng cao hiệu quả đội tàu khai thác cá.

Về phương án nâng cao hiệu quả giá trị xuất khẩu cá ngừ, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, xuất khẩu cá ngừ đã đạt được 650 triệu USD, tuy nhiên nếu khai thác, chế biến tốt hơn thì sẽ đạt giá trị cao hơn.

Theo Bộ trưởng, có một số doanh nghiệp đã chế biến được sản phẩm từ cá ngừ, nhưng chưa nhiều. Như Khánh Hòa, mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với ngư dân khi đưa tàu hậu cần thu mua ngay trên biển. Nếu nhân rộng được mô hình này, giá trị nghề khai thác, chế biến cá ngừ có thể tăng gấp 2-3 lần.

Về giải pháp khắc phục tình trạng ngư dân Việt Nam đánh bắt vi phạm vùng biển nước ngoài, Bộ trưởng cho biết, hằng năm chúng ta đang khai thác ở mức 3,1 - 3,2 triệu tấn, quá mức so với trữ lượng hải sản. Đội tàu của chúng ta đang quá đông, do đó Chính phủ có phương hướng giảm sản lượng khai thác, thay đổi cơ cấu kinh tế, đó là tăng cường nuôi biển. Tại Kiên Giang, trước đây có 1 xã gần như 100% đi khai thác hải sản, nhưng đến nay hơn 1.000 hộ chuyển hướng nuôi cá lồng. Đây là xã nông thôn mới, đời sống của người dân rất cao.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn

Cà phê Việt Nam chiếm đến 60% sản lượng của thế giới

Đại biểu Ngô Thanh Danh, đoàn Đắk Nông đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp cho tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa", thậm chí mất giá mất mùa như hạt tiêu, cà phê...

Bộ trưởng cho biết, những năm gần đây Việt Nam đang tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Về tổng thể kinh tế nông nghiệp đang đi theo chiều hướng tích cực. Tổng diện tích đất canh tác cả nước chỉ có 10 triệu ha, Việt Nam đã tạo ra được mức sản xuất lương thực 45 triệu tấn, 5,5 triệu tấn thịt, 8 triệu tấn cá, một số loại cây công nghiệp đứng đầu thế giới về sản lượng. 

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng bất cập lớn nhất của chúng ta là khâu chế biến và tổ chức thương mại, nếu không cải thiện được thì không thể khắc phục được tình trạng được mùa mất giá. Bộ trưởng nêu ví dụ, ở Tây Nguyên có 5 triệu ha đất, có 5 cây công nghiệp chủ lực, nhưng giai đoạn trước kia phát triển quá nóng. Riêng Việt Nam, sản lượng hồ tiêu đã là 350.000 tấn, chiếm đến 60% sản lượng của thế giới, như vậy là quá thừa. 

Do vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục tập trung các giải pháp để tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết; tổng rà soát lại, phát huy các ngành lợi thế của địa phương; đặc biệt việc tổ chức liên kết sản xuất phải tuân thủ theo quy luật thị trường; tập trung vào khâu chế biến, nhất là chế biến sâu và tổ chức thương mại; giảm diện tích các loại cây trồng kém hiệu quả hoặc mất cân đối dẫn đến thừa nguồn cung, chuyển sang các loại cây trồng khác đem lại hiệu quả cao hơn... 

Đại biểu Ngô Thanh Danh, đoàn Đắk Nông

Đại biểu Ngô Thanh Danh cũng phản ánh tình trạng giá cà phê, hồ tiêu,… bấp bênh, đời sống bà con ở Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn, đề nghị được trợ giá, Bộ trưởng nêu thực tế: một trong những nguyên nhân làm cho đời sống bà con bấp bênh là do tổ chức sản xuất kém hiệu quả, do vậy cần tập trung kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào, cùng với bà con liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Ông cho biết, trong các tỉnh Tây Nguyên, thì Gia Lai rất tích cực, đích thân đồng chí Bí thư, Chủ tịch đi thu hút, mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào địa phương, thậm chí họ ra tận sân bay đón mời doanh nghiệp. Do đó chỉ trong thời gian ngắn đã xây được 1 nhà máy chế biến nông sản. Trước sự mời gọi nhiệt tình của lãnh đạo địa phương, nhà đầu tư cảm động đã quyết định xây thêm một nhà máy nữa để góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

Về giải pháp khắc phục tình trạng “giải cứu” nông sản, Bộ trưởng cho biết, năm nay là năm khó khăn nhất nhưng trên các trục sản phẩm lớn của chúng ta đều tổ chức liên kết đáp ứng được chuỗi từ sản xuất, bảo quản, chế biến và phát triển thị trường. Chúng ta sẽ hoàn thành được mục tiêu cao nhất từ trước đến nay, nhất là 10 sản phẩm trụ cột từ 1 tỷ USD trở lên. Còn những ngành hàng nhỏ, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện các chuỗi giá trị. Ví dụ như Bắc Giang, gà đồi Yên Thế bán rất tốt, ở Sơn La quả xoài xuất khẩu ra quốc tế rất tốt, Bộ trưởng dẫn chứng.

Dịch bệnh lịch sử đối với ngành chăn nuôi Việt Nam

Trả lời chất vấn đại biểu Sần Sín Sỉnh, đoàn Lào Cai và đại biểu Nguyễn Sơn, đoàn Hà Tĩnh về các giải pháp phòng chồng dịch tả lợn Châu Phi và phương án hỗ trợ nông dân, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, dịch tả lợn Châu Phi là dịch bệnh lịch sử xảy ra đối với ngành chăn nuôi Việt Nam và chăn nuôi thế giới. Chưa bao giờ ngành chăn nuôi phải đối mặt với dịch bệnh gây tác hại lớn như thế.

Đại biểu Nguyễn Sơn, đoàn Hà Tĩnh

Bộ trưởng dẫn chứng, 100 năm nay, thế giới không sản xuất được vắc xin. Trước biến đổi của khí hậu thì dịch bệnh này lây lan rất nhanh. Thậm chí có tài liệu còn công bố 30% đàn lợn của thế giới bị chết vì dịch tả lợn Châu Phi, từ đó tạo ra một cuộc khủng hoảng về thịt lợn trước nay chưa từng có.

Đối với Việt Nam, kể từ khi biết tin Trung Quốc bùng phát dịch tả lợn Châu Phi, Chính phủ, Bộ NNPTNT và các cơ quan, các địa phương liên quan đã diễn tập ứng phó với dịch. Nhưng do tính chất phức tạp của loại dịch này nên chỉ trong thời gian ngắn dịch đã lây lan ra toàn quốc. Đến nay, chúng ta phải tiêu hủy 5,7 triệu con lợn, chiếm hơn 8% tổng đàn lợn của Việt Nam.

Bộ NNPTNT đã triển khai các giải pháp ứng phó, khống chế dịch bệnh và đến nay, dịch bệnh đang có xu hướng giảm. Nếu tháng 6 là tháng đỉnh điểm, chúng ta phải tiêu hủy 1,2 triệu con lợn, thì đến nay chúng ta chỉ phải tiêu hủy 40.000 con. Tín hiệu vui là nhiều xã đã trải qua 30 ngày mà dịch không quay trở lại.

Có được thành tích trên là cả hệ thống chính trị vào cuộc, thậm chí Thủ tướng Chính phủ còn đến tận ổ dịch để chỉ đạo. Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu phải có ngay chính sách hỗ trợ theo giá thành của sản xuất và yêu cầu chuẩn bị sẵn để xây dựng kịch bản tái đàn khi dịch bệnh lắng xuống.

Tổ chức Thú y thế giới cũng đánh giá Việt Nam rất minh bạch thông tin về dịch tả lợn, không giấu giếm để đề ra giải pháp. Còn nhiều quốc gia khác thì giấu giếm, nên không thể biết được tình hình thực tế về dịch tả lợn Châu Phi là như thế nào.

Bộ trưởng cho biết, đến nay, chúng ta vẫn giữ được 109.000 con lợn cụ kỵ, đây là hạt nhân để phát triển đàn lợn sau này. Cách đây 3 tuần, đoàn công tác của Bộ NNPTNT đã đi Khoái Châu, Hưng Yên. Địa phương này có nhiều hộ chăn nuôi tới 3.000 - 4.000 con lợn, chuồng trại được giữ gìn vệ sinh rất sạch, bảo đảm an toàn sinh học nên không bị ảnh hưởng gì. Thậm chí, có nông dân còn dùng cả tia cực tím để tiêu độc khử trùng, nên nhiều gia đình không những không thiệt hại mà còn làm giàu từ chăn nuôi lợn.  

Cùng làm rõ những vấn đề nêu trên là các Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đất đai để dành sẽ khó hình thành thị trường đất nông nghiệp
Đất đai để dành sẽ khó hình thành thị trường đất nông nghiệp

VOV.VN - Khi ruộng đất trở thành tài sản bảo hiểm của xã hội hoặc tài sản tiết kiệm sẽ khó hình thành thị trường đất nông nghiệp.

Đất đai để dành sẽ khó hình thành thị trường đất nông nghiệp

Đất đai để dành sẽ khó hình thành thị trường đất nông nghiệp

VOV.VN - Khi ruộng đất trở thành tài sản bảo hiểm của xã hội hoặc tài sản tiết kiệm sẽ khó hình thành thị trường đất nông nghiệp.

Đầu tư vào nông nghiệp-Sinh kế lâu dài cho cộng đồng người Việt tại Nga
Đầu tư vào nông nghiệp-Sinh kế lâu dài cho cộng đồng người Việt tại Nga

VOV.VN - Những năm gần đây, người Việt ở Volgograd, Nga đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, mở ra sinh kế lâu dài, ổn định và được chính quyền địa phương ủng hộ.

Đầu tư vào nông nghiệp-Sinh kế lâu dài cho cộng đồng người Việt tại Nga

Đầu tư vào nông nghiệp-Sinh kế lâu dài cho cộng đồng người Việt tại Nga

VOV.VN - Những năm gần đây, người Việt ở Volgograd, Nga đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, mở ra sinh kế lâu dài, ổn định và được chính quyền địa phương ủng hộ.

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ: Chuẩn hóa tạo tính hấp dẫn
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ: Chuẩn hóa tạo tính hấp dẫn

VOV.VN - Tiêu chuẩn giúp kiểm soát chất lượng, quản lý toàn diện, thiết lập được các quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ: Chuẩn hóa tạo tính hấp dẫn

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ: Chuẩn hóa tạo tính hấp dẫn

VOV.VN - Tiêu chuẩn giúp kiểm soát chất lượng, quản lý toàn diện, thiết lập được các quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.