Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Phải giữ đội ngũ tinh hoa trong bộ máy Nhà nước

VOV.VN - “Có quan điểm cho rằng, phục vụ công cũng như tư, miễn là đóng góp, cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên, các nước trong khu vực như Singapore trả lương cho công chức cao hơn nhiều so với khối DN bên ngoài để giữ người giỏi trong bộ máy”.

Tự chủ một phần cũng là hợp lý

Sáng 5/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tham gia báo cáo làm rõ vấn đề tự chủ tài chính ở các đơn vị công lập được đại biểu Quốc hội đặt ra trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tại kỳ họp thứ 4.

Ông Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, liên quan tự chủ tài chính của các đơn vị sự ngiệp công lập, Chính phủ ban hành Nghị định 60 thay thế Nghị định 16, trong đó xác định tự chủ một phần hoặc toàn diện.

Việc xây dựng đơn vị sự nghiệp tự chủ nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị Nhà nước giao, hình thành danh mục tự chủ để từ đó xác định được nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác phục vụ cho đơn vị tự chủ và chủ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Danh mục được xây dựng trên nguyên tắc đối với dịch vụ thiết yếu thì Nhà nước đảm bảo kinh phí, dịch vụ cơ bản thì Nhà nước hỗ trợ kinh phí, dịch vụ đặc thù theo cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu để tạo điều kiện cho các đơn vị ngoài công lập tham gia.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, cùng với việc thực hiện tự chủ đối với sự nghiệp công lập sẽ hoàn thiện chính sách liên quan, như chính sách đất đai, đấu thầu.

Một số đơn vị sự nghiệp công lập trước đây có thí điểm tự chủ thì giao tự chủ toàn phần, tuy nhiên việc huy động xã hội hoá gặp khó khăn nên các bệnh viện như Bạch Mai, K, Việt Đức xin thôi không thực hiện tự chủ toàn phần.

“Những đơn vị này xin tự chủ một phần chi thường xuyên, còn chi đầu tư thì ngân sách nhà nước đảm bảo, chúng tôi thấy hợp lý vì làm sao phục vụ người dân tốt nhất, đơn vị phát triển nhất. Khi có nguồn thu ổn định, phát triển thì tiến tới tự chủ toàn bộ phần chi đầu tư” – ông Hồ Đức Phớc nói.

Cần giữ đội ngũ tinh hoa trong bộ máy Nhà nước

Sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, ông Hồ Đức Phớc đã chủ động xin phép Quốc hội được làm rõ thêm vấn đề này.

Theo ông, tự chủ tài chính chủ yếu rơi vào giáo dục - đào tạo, y tế và khoa học - công nghệ. Trong đó giáo dục và y tế là hai trụ cột an sinh và “người dân được nhờ ở hai lĩnh vực này”.

Nhấn mạnh nếu phục vụ không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, sức khoẻ nhân dân cũng như việc học tập của con em, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập 2 lĩnh vực giáo dục – đào tạo và y tế cần rất thận trọng, tránh làm theo phong trào.

Theo ông, khi đặt tự chủ là nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo, tự quyết của đơn vị. Nếu đơn vị đảm bảo tự chủ tài chính 100% có nghĩa được thực hiện trả lương theo kết quả lao động. Nếu đảm bảo chi thường xuyên thì trả lương theo quy định, số tiền còn lại được đưa vào quỹ thu nhập cơ quan đơn vị để tái đầu tư. Còn đơn vị mà Nhà nước đảm bảo 100% kinh phí thì đang khuyến khích khoán chi đến các bộ phận.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh việc đảm bảo chất lượng phục vụ người dân, nhất là với người nghèo, thu nhập thấp. Ông lấy ví dụ nếu vào Bệnh viện Bạch Mai chụp X-quang chỉ phải trả 45 nghìn đồng, trong khi ra ngoài công lập phải trả 500 nghìn đồng, vượt quá khả năng của người nghèo

Chính vì vậy, đơn vị nào chưa đảm bảo được tự chủ tài chính thì ngân sách Nhà nước phải đảm bảo để đổi mới trang thiết bị, công nghệ, giữ người giỏi trong hệ thống để phục vụ người dân.

“Có quan điểm cho rằng phục vụ công cũng như tư, miễn là đóng góp, cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên, theo tôi nhận thức và tìm hiểu thì các nước trong khu vực như Singapore trả lương cho công chức cao hơn nhiều so với khối DN bên ngoài để giữ người giỏi trong bộ máy, để kiến tạo chính sách, hoạch định chiến lược, quản lý nhà nước tốt nhất, thúc đẩy và làm nền tảng cho phát triển. Ông cha nói “một người lo bằng kho người làm” nên cần giữ lực lượng tinh hoa, tinh tú trong bộ máy Nhà nước, nhất là với giáo dục và y tế để phục vụ nhân dân tốt hơn” – ông Hồ Đức Phớc nêu quan điểm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBQH: Vì sao trước đây lương công chức cũng thấp nhưng không nghỉ việc nhiều?
ĐBQH: Vì sao trước đây lương công chức cũng thấp nhưng không nghỉ việc nhiều?

VOV.VN - Để giữ chân công chức, viên chức ở lại hệ thống công, Bộ Nội vụ đã đề xuất các giải pháp trong đó có cải cách tiền lương, song cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện môi trường làm việc, làm sao để công chức có điều kiện phát huy hết được năng lực, trình độ, sự sáng tạo của mình.

ĐBQH: Vì sao trước đây lương công chức cũng thấp nhưng không nghỉ việc nhiều?

ĐBQH: Vì sao trước đây lương công chức cũng thấp nhưng không nghỉ việc nhiều?

VOV.VN - Để giữ chân công chức, viên chức ở lại hệ thống công, Bộ Nội vụ đã đề xuất các giải pháp trong đó có cải cách tiền lương, song cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện môi trường làm việc, làm sao để công chức có điều kiện phát huy hết được năng lực, trình độ, sự sáng tạo của mình.

"Cải cách tiền lương công chức đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng"
"Cải cách tiền lương công chức đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng"

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, nếu điều kiện kinh tế trong giai đoạn năm 2023 và những năm tiếp theo ổn định, tăng trưởng tốt thì sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương cho công chức, viên chức. Và khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng, đảm bảo công bằng, hài hoà.

"Cải cách tiền lương công chức đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng"

"Cải cách tiền lương công chức đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng"

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, nếu điều kiện kinh tế trong giai đoạn năm 2023 và những năm tiếp theo ổn định, tăng trưởng tốt thì sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương cho công chức, viên chức. Và khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng, đảm bảo công bằng, hài hoà.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nêu giải pháp khắc phục thiếu giáo viên
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nêu giải pháp khắc phục thiếu giáo viên

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, vấn đề tăng lương, tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non, tiểu học cần được thực hiện cấp bách. Bên cạnh đó phải cải thiện môi trường làm việc, hỗ trợ chuyên môn để khắc phục tình trạng giáo viên nghỉ việc hiện nay.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nêu giải pháp khắc phục thiếu giáo viên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nêu giải pháp khắc phục thiếu giáo viên

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, vấn đề tăng lương, tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non, tiểu học cần được thực hiện cấp bách. Bên cạnh đó phải cải thiện môi trường làm việc, hỗ trợ chuyên môn để khắc phục tình trạng giáo viên nghỉ việc hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chỉ có khoảng 22% công chức "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ"
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chỉ có khoảng 22% công chức "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ"

VOV.VN - Dẫn số liệu cho thấy kết quả đánh giá cán bộ công chức, viên chức có chuyển biến tích cực, song Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, công tác này vẫn chưa sát, chưa gắn với sản phẩm đầu ra của công việc.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chỉ có khoảng 22% công chức "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ"

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chỉ có khoảng 22% công chức "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ"

VOV.VN - Dẫn số liệu cho thấy kết quả đánh giá cán bộ công chức, viên chức có chuyển biến tích cực, song Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, công tác này vẫn chưa sát, chưa gắn với sản phẩm đầu ra của công việc.