Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch làm rõ vấn đề kết hợp quốc phòng với kinh tế

VOV.VN -Dự luật quy định là thể chế nghị quyết của Đảng, cụ thể hoá quy định của Hiến pháp 2013 và kế thừa quy định của luật hiện hành.

Chiều nay (22/5), Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi). Việc kết hợp quốc phòng với kinh tế là một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm góp ý kiến.

Đại biểu Tô Ái Vang (đoàn Sóc Trăng) cho rằng quy định kết hợp quốc phòng với kinh tế góp phần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách trong tình hình mới.

Bày tỏ quan điểm đồng tình việc quân đội làm kinh tế quốc phòng, bà Tô Ái Vang nhấn mạnh, điều này là thực hiện 3 chức năng: Đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước và được thừa nhận tính hiệu quả của quân đội khi tham gia xây dựng kinh tế gắn với quốc phòng an ninh.

Đại biểu Tô Ái Vang phát biểu thảo luận về dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi)

Cũng theo nữ đại biểu, thực tế quân đội qua sản xuất kinh doanh đã nộp ngân sách và các cán bộ, chiến sĩ làm việc trong các đơn vị này đã và đang góp phần quan trọng cùng với nhân dân trong việc giữ gìn an ninh biên giới, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

“Có ý kiến nhận xét những điều đó không thể đong đếm được bằng tiền” – bà Tô Ái Vang nói, đồng thời nhất trí với chủ trương phải tổ chức chặt chẽ theo mô hình tái cơ cấu, đúng luật, đúng quy định.

Liên quan đến nội dung này, đại biểu Ngô Trung Thành nhấn mạnh dự luật quy định 2 nội dung lớn là quốc phòng với KTXH và KTXH với quốc phòng, nhưng việc thiết kế quy định lại có nhiều điểm chỉ đề cập kết hợp KTXH với quốc phòng.

Theo đại biểu Ngô Trung Thành, cần kết hợp cả nhiệm vụ kinh tế thì mới “dưỡng quân” được.

Cũng tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch báo cáo tiếp thu, giải trình làm rõ môt số vấn đề đại biểu quan tâm.

Về công nghiệp quốc phòng an ninh ở điều 13, có ý kiến rà soát quy định chặt chẽ để thể chế đầy đủ chủ trương quan điểm của Đảng, có ý kiến đề nghị bỏ cụm từ “an ninh”. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng an ninh theo hướng lưỡng dụng, tăng cường nguồn lực, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

Nghị quyết 23 năm 2018 của Trung ương Đảng khoá XII về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 xác định phát triển triển công nghiệp quốc phòng an ninh theo hướng lưỡng dụng, thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia, tăng cường tiềm lực, tận dụng phát triển liên kết công nghiệp quốc phòng an ninh và công nghiệp dân sinh.

Điều 68 Hiến pháp năm 2013 xác định Nhà nước xây dựng quốc phòng an ninh, đảm bảo trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân.

“Các văn bản nêu trên đều quy định xây dựng và phát triển triển công nghiệp quốc phòng an ninh trong một thể thống nhất không tách rời nhau” – Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch báo cáo giải trình một số vấn đề đại biểu quan tâm về dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi)

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, những năm vừa qua, công nghiệp quốc phòng an ninh đã nghiên cứu, phát triển, sản xuất, hiện đại hoá trang bị và các sản phẩm khác đảm bảo trang bị cho quân dội, công an và dân quân tự vệ.

Khoản 3 dự thảo quy định Chính phủ xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển công nghiệp quốc phòng an ninh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nhằm bảo đảm sự thống nhất chỉ đạo, quản lý điều hành Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng an ninh.

“Quy định như dự thảo luật là thể chế đầy đủ quan điểm chủ trương của Đảng, cụ thể Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tập trung nguồn lực quốc gia cho đầu tư xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng – an ninh, không làm tăng biên chế, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư, phù hợp xu thế phá triển công nghiệp quốc phòng an ninh hiện nay như nhiều nước trên thế giới” – Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết.

Liên quan đến vấn đề kết hợp quốc phòng với KTXH và KTXH với quốc phòng, có ý kiến cho rằng có điểm quy định còn quá rộng. Theo Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, dự luật quy định là thể chế nghị quyết của Đảng, cụ thể hoá quy định của Hiến pháp 2013 và kế thừa quy định của luật hiện hành.

Cũng theo Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới xác định kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng an ninh trong dự án lớn, quy hoạch phát triển các vùng, các ngành kinh tế, nhất là vùng kinh tế trọng điểm, địa bàn chiến lược.

Về quy định bộ ngành, địa phương xây dựng chiến lược, kế hoạch, dự án phải được Bộ Quốc phòng và cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ thẩm định là cơ bản kế thừa luật hiện hành và đa số ý kiến đại biểu tán thành quy định này để đảm bảo chặt chẽ, tránh bỏ sót việc phối hợp thẩm định của Bộ Quốc phòng với các dự án KTXH nhằm khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập trong thời gian qua.

Mặt khác, theo ông Ngô Xuân Lịch, thông qua thẩm định mới xác định được dự án nào liên quan đến quốc phòng. Dự thảo luật quy định những nguyên tắc cơ bản, chính sách lớn, còn về quy mô, trình tự, hồ sơ, thẩm quyền, thời gian thẩm định các dự án do các luật chuyên ngành điều chỉnh và luật này giao Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh: 3 lý do quy định quân đội làm kinh tế
Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh: 3 lý do quy định quân đội làm kinh tế

VOV.VN - Ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng quân đội làm kinh tế chính là gánh vác nhiệm vụ chính trị xã hội, phù hợp Hiến pháp cũng như thực tiễn.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh: 3 lý do quy định quân đội làm kinh tế

Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh: 3 lý do quy định quân đội làm kinh tế

VOV.VN - Ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng quân đội làm kinh tế chính là gánh vác nhiệm vụ chính trị xã hội, phù hợp Hiến pháp cũng như thực tiễn.

Quân đội làm kinh tế dưới góc nhìn các chuyên gia
Quân đội làm kinh tế dưới góc nhìn các chuyên gia

VOV.VN - Khi làm kinh tế, doanh nghiệp quân đội sẽ phải gánh vác những nhiệm vụ chính trị xã hội mà không ai có thể làm được.

Quân đội làm kinh tế dưới góc nhìn các chuyên gia

Quân đội làm kinh tế dưới góc nhìn các chuyên gia

VOV.VN - Khi làm kinh tế, doanh nghiệp quân đội sẽ phải gánh vác những nhiệm vụ chính trị xã hội mà không ai có thể làm được.

“Cổ phần hóa 100% các đơn vị quân đội làm kinh tế đơn thuần“
“Cổ phần hóa 100% các đơn vị quân đội làm kinh tế đơn thuần“

VOV.VN - Đây là quan điểm của Thiếu tướng Nguyễn Phương Diện đưa ra tại cuộc họp báo về bàn giao đất quốc phòng cho TP HCM chiều 19/10.

“Cổ phần hóa 100% các đơn vị quân đội làm kinh tế đơn thuần“

“Cổ phần hóa 100% các đơn vị quân đội làm kinh tế đơn thuần“

VOV.VN - Đây là quan điểm của Thiếu tướng Nguyễn Phương Diện đưa ra tại cuộc họp báo về bàn giao đất quốc phòng cho TP HCM chiều 19/10.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về đất quốc phòng & quân đội làm kinh tế
Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về đất quốc phòng & quân đội làm kinh tế

VOV.VN - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: “Không có chuyện Bộ Quốc phòng ra chỉ thị thanh tra đất quốc phòng ở Thành phố Hồ Chí Minh”.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về đất quốc phòng & quân đội làm kinh tế

Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về đất quốc phòng & quân đội làm kinh tế

VOV.VN - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: “Không có chuyện Bộ Quốc phòng ra chỉ thị thanh tra đất quốc phòng ở Thành phố Hồ Chí Minh”.