Các ĐBQH ấn tượng với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo

VOV.VN - Theo đánh giá của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mặc dù mới nhận nhiệm vụ trong thời gian gần đây nhưng nắm tình hình của ngành khá vững, chuẩn bị rất kỹ và trả lời rõ ràng, mạch lạc đối với các vấn đề đại biểu quan tâm.

Lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội, lại giữ cương vị lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa lâu, tuy nhiên phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn theo đánh giá của đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) là “khá chủ động, nắm chắc mọi vấn đề ngành quản lý, trả lời thẳng vào câu hỏi, thẳng thắn thừa nhận những thiếu sót của ngành. Bởi vậy, về cơ bản các đại biểu hài lòng với câu trả lời của Bộ trưởng.

Theo nữ đại biểu của đoàn Hải Dương, nội dung các chất vấn dành cho vị tư lệnh ngành Giáo dục và Đào tạo rất phong phú, bao hàm hết những vấn đề quan trọng và nổi cộm của giáo dục hiện nay, đặc biệt là những vấn đề gắn với việc dạy và học trực tuyến.

don_tuan_phong.jpg

Còn đại biểu Đôn Tuấn Phong (đoàn ĐBQH tỉnh An Giang) cho rằng, phần trả lời và thông tin của Bộ trưởng khá thỏa đáng, đặc biệt trong những vấn đề nóng của ngành giáo dục hiện nay từ dạy thêm, học thêm, chất lượng sách giáo khoa, học trực tuyến. Hay việc khó khăn của con em các vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện đầy đủ, không có phương tiện để học trực tuyến như hiện nay; vấn đề xây dựng chính sách đối với giáo viên và cán bộ ngành giáo dục, chất lượng đào tạo của một số ngành trong thời gian qua, nhất là tiêu chuẩn, điều kiện tuyển sinh đầu vào đối với một số ngành chuyên biệt, đặc biệt như ngành y...

Nhấn mạnh, giáo dục và y tế là hai lĩnh vực rất quan trọng, được xã hội, cử tri rất quan tâm. Vì thế, đại biểu đoàn An Giang không khỏi tâm tư khi làm thế nào để đảm bảo chất lượng của giáo dục trong bối cảnh các cháu phải học từ xa, học online, đặc biệt là cấp thấp như tiểu học.

“Trong thời điểm hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo cũng cần đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo chương trình giáo dục và đào tạo phù hợp với mục tiêu, bối cảnh hiện nay là đại dịch Covid-19”, đại biểu Đôn Tuấn Phong nêu quan điểm.

Với tầm quan trọng của ngành giáo dục, đại biểu Đôn Tuấn Phong cũng cho rằng chất vấn cũng chỉ là một phần, điều quan trọng là từ quá trình chất vấn, trả lời chất vấn, Bộ trưởng cũng như ngành Giáo dục-Đào tạo xác định được những trọng tâm công tác trong thời gian tới, khắc phục những khó khăn, hạn chế tồn tại từ trước đến nay cũng như thách thức của bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay.

Ấn tượng với phần trả lời của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhận định, về cơ bản những giải pháp mà Bộ trưởng nêu ra trong phiên trả lời chất vấn đã sát với thực tế, bởi những vấn đề đại biểu nêu ra, những câu hỏi đại biểu đặt ra chính là những vấn đề nóng mà trong suốt thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Chính phủ và các bộ ngành khác cũng như các địa phương đang tập trung giải quyết.

“Những giải pháp có thể là trước mắt, có thể là định hướng lâu dài, nhưng Bộ trưởng đã dựa trên thực tiễn chỉ đạo ngành trong thời gian qua để trả lời”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nhận định. 

Dẫn chứng bằng vấn đề dạy học trực tuyến, theo nữ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, hiện rất nhiều thách thức đang đặt ra và chất lượng của dạy học trực tuyến ở nhiều địa phương về cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu. Giải pháp để thực hiện liên quan đến vấn đề này mà các địa phương đang thực hiện là tạo điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin, về sóng, hỗ trợ máy tính. Tuy nhiên những giải pháp này chỉ là giải pháp trước mắt, giải pháp bề nổi.

“Các đại biểu chờ đợi một giải pháp căn cơ, dài hơi hơn đó là Chiến lược lớn của ngành giáo dục trong 5 năm, 10 năm tới để dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tình thế mà phải là phương thức dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, thực sự là bệ đỡ để số hóa các hoạt động dạy học trong bối cảnh của 5-10 năm tới”, đại biểu nhấn mạnh.

Cùng chung nhận xét với nhiều đại biểu khác, ông Nguyễn Chu Hồi (đoàn ĐBQH TP Hải Phòng) cho rằng giải pháp Bộ trưởng đưa ra cũng là những giải pháp thực tiễn để trả lời vào thẳng từng câu hỏi của đại biểu.

Ông Nguyễn Chu Hồi cũng cho rằng, trong bối cảnh học online, ngành giáo dục và đào tạo nên giảm bớt chương trình học, giảm dung lượng để học sinh bớt căng thẳng. “Kết quả học online chưa thấy nhưng hậu quả thì có thể thấy rõ, đặc biệt là sức khỏe tâm thần của các em”, nhấn mạnh điều này, vị đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng đề nghị ngành Giáo dục và Đào tạo cần phải có hướng dẫn quy chế học tập trong tình hình dịch Covid-19 cho trẻ, tránh tình trạng “nhồi” ngay kiến thức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBQH chất vấn học trực tuyến lâu dài có đảm bảo hiệu quả, công bằng?
ĐBQH chất vấn học trực tuyến lâu dài có đảm bảo hiệu quả, công bằng?

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, ngành giáo dục đang hoàn thiện chiến lược giáo dục đào tạo giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định chọn chuyển đổi số, tăng cường hạ tầng là khâu mang tính đột phá. 

ĐBQH chất vấn học trực tuyến lâu dài có đảm bảo hiệu quả, công bằng?

ĐBQH chất vấn học trực tuyến lâu dài có đảm bảo hiệu quả, công bằng?

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, ngành giáo dục đang hoàn thiện chiến lược giáo dục đào tạo giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định chọn chuyển đổi số, tăng cường hạ tầng là khâu mang tính đột phá. 

Các đại biểu tranh luận “nóng” với Bộ trưởng GD-ĐT về vấn đề học thêm, dạy thêm
Các đại biểu tranh luận “nóng” với Bộ trưởng GD-ĐT về vấn đề học thêm, dạy thêm

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 11/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận nhiều câu hỏi và “tranh luận nóng” với vấn đề dạy thêm, học thêm.

Các đại biểu tranh luận “nóng” với Bộ trưởng GD-ĐT về vấn đề học thêm, dạy thêm

Các đại biểu tranh luận “nóng” với Bộ trưởng GD-ĐT về vấn đề học thêm, dạy thêm

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 11/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận nhiều câu hỏi và “tranh luận nóng” với vấn đề dạy thêm, học thêm.

"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"
"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, học sinh không hứng thú học môn Lịch sử trước hết do ở cả việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Cách dạy hiện nay vẫn thiên về các sự kiện, số liệu...

"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"

"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, học sinh không hứng thú học môn Lịch sử trước hết do ở cả việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Cách dạy hiện nay vẫn thiên về các sự kiện, số liệu...