Cần đầu tư cho cho người lao động qua tăng lương

VOV.VN - “Giai đoạn hiện nay, đầu tư cho người lao động thông qua việc cải thiện tiền lương chính là đầu tư cho phát triển” – ông Bùi Sỹ Lợi nêu quan điểm.

Báo cáo Quốc hội về tình hình ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết 2020 sẽ dành 61.500 tỷ đồng để cải cách tiền lương. Nếu được Quốc hội cho phép, từ 1/7/2020, mức luơng cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng lên 1,6 triệu/tháng.

Cân đối nguồn lực ở đâu để tăng lương mới quan trọng

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng đề xuất tăng lương năm 2020 của Chính phủ là rất phù hợp, trước hết là với Nghị quyết của Quốc hội tới 2020 trước khi thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương của 2021 là sẽ điều chỉnh nâng mức tiền lương cơ sở bình quân mỗi năm 8%.

Năm ngoái ta đã tăng lương 7%, năm nay, nếu mức tăng là 110.000 đồng thì tức là tăng 7,33%, đúng với tinh thần nghị quyết. Vấn đề là Chính phủ cân đối nguồn lực ở đâu để tăng lương, đấy mới là vấn đề quan trọng.

Ngoài những đề xuất như giảm chi hành chính, tiết kiệm, tăng nguồn thu ngân sách, theo ông Bùi Sỹ Lợi, Chính phủ phải hết sức lưu ý đến chuyện cả nước đang thực hiện Nghị quyết 28 của Trung ương về đổi mới hệ thống chính trị với các đơn vị tổ chức trong Đảng và Nghị quyết 9 về đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập.

Phải dùng tiền tiết kiệm được khi đưa công chức, viên chức ra khỏi bộ máy hưởng lương nhà nước để bổ sung cho nguồn cải cách tiền lương. Nếu tập trung để nâng được mức lương cơ sở vào năm 2020 thì chúng ta sẽ có cơ hội để cải cách tiền lương vào 2021 theo nghị quyết của trung ương.

Ông Bùi Sỹ Lợi trả báo chí bên hành lang Quốc hội, sáng 22/10

Tuy vậy, theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội, báo cáo của Chính phủ cho thấy tiến độ sắp xếp đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội rất chậm và hiệu quả chưa cao. Việc này tác động rất lớn đến chính sách cải cách tiền lương, bởi bộ máy quá cồng kềnh thì ngân sách không chịu nổi.

“Bộ máy lớn mà ta cứ cố cải cách tiền lương thì dẫn đến chuyện lạm phát tiền lương vì tiền lương là giá trị chi trả sức lao động trên thị trường. Nếu anh tăng lương mà để cho giá tăng lên thì không có ý nghĩa” – ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh và cho rằng Chính phủ phải tích cực để tinh giản biên chế, cải cách bộ máy hành chính, đặc biệt là sắp xếp lại các đơn vị hành chính sự nghiệp theo hướng mau chóng chuyển sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Phải xử lý khu vực viên chức

Ý kiến trong Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cảnh báo tăng lương sẽ ảnh hưởng tới việc tăng chi thường xuyên trong khi nhà nước đang nỗ lực để giảm tỷ lệ chi này. Ông Bùi Sỹ Lợi cũng thừa nhận tăng lương sẽ dẫn tới tăng chi thường xuyên. Tuy nhiên, việc tăng lương cũng là theo nghị quyết của Trung ương, của Quốc hội để đảm bảo đời sống của người lao động. Vấn đề cơ bản là Chính phủ phải điều hành kinh tế vĩ mô sao để không làm tăng chỉ số giá sinh hoạt CPI và tiếp tục tích cực cải cách bộ máy để giảm nhẹ biên chế, chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình tự chủ tự chịu trách nhiệm thì mới có nguồn để cải cách tiền lương, mới giảm được chi hành chính, trong đó có chi ngân sách cho tiền lương.

“Theo báo cáo của Bộ Nội vụ và báo cáo của Chính phủ thì rõ ràng sắp xếp bộ máy hành chính nhà nước, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển đổi mô hình đang rất chậm so với yêu cầu. Đáng ra đến 2020 ta phải giảm được mức trung bình 10%, nhưng thực tế có những đơn vị lại không thể giảm được” – ông Bùi Sỹ Lợi nói.

Theo vị đại biểu Quốc hội đoàn Thanh Hoá, bộ máy nhà nước của ta có hơn 300.000 công chức, trong tổ chức đảng, tổ chức chính trị, như vậy là chiếm tỷ trọng không lớn trong dân số. Vấn đề là phải xử lý khu vực viên chức với 2,2 triệu người.

“Ngành y tế 2 năm giảm 25.000 biên chế lập tức giúp tiết kiệm 2.100 tỷ tiền chi lương từ ngân sách. Làm như vậy rất hiệu quả. Vấn đề là phải quyết liệt lựa chọn, thực hiện việc này” – ông Lợi dẫn chứng và khẳng định đầu tư tăng lương cũng chính là đầu tư cho phát triển và tăng lương thậm chí có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tạo ra hiệu suất hiệu quả công việc.

“Trong cải cách tiền lương bao giờ cũng tính toán 2 phương án, một là có lợi cho người lao động để thúc đẩy phát triển kinh tế, hai là không có lợi cho người lao động mà đầu tư vào xây dựng cơ bản thì việc không đầu tư cho người lao động tác động tiêu cực nhiều hơn so với việc thâm hụt nguồn đầu tư phát triển. Vậy nên theo tôi trong giai đoạn hiện nay, đầu tư cho người lao động thông qua việc cải thiện tiền lương chính là đầu tư cho phát triển” – ông Bùi Sỹ Lợi nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 thêm 5,5%
Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 thêm 5,5%

VOV.VN - Chiều nay (11/7), Hội đồng tiền lương quốc gia vừa chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 thêm 5,5% để trình Chính phủ phê duyệt.

Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 thêm 5,5%

Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 thêm 5,5%

VOV.VN - Chiều nay (11/7), Hội đồng tiền lương quốc gia vừa chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 thêm 5,5% để trình Chính phủ phê duyệt.

Tăng lương cho cán bộ, công chức: Chất lượng công việc có tăng?
Tăng lương cho cán bộ, công chức: Chất lượng công việc có tăng?

VOV.VN -Tăng lương cho cán bộ công chức mà không tinh giản được biên chế, chất lượng đội ngũ, hiệu quả công việc không tăng… thì chỉ tăng gánh nặng ngân sách.

Tăng lương cho cán bộ, công chức: Chất lượng công việc có tăng?

Tăng lương cho cán bộ, công chức: Chất lượng công việc có tăng?

VOV.VN -Tăng lương cho cán bộ công chức mà không tinh giản được biên chế, chất lượng đội ngũ, hiệu quả công việc không tăng… thì chỉ tăng gánh nặng ngân sách.

Tăng lương cho cán bộ, công chức: Các loại nguồn được phép sử dụng
Tăng lương cho cán bộ, công chức: Các loại nguồn được phép sử dụng

VOV.VN -Tăng lương cho cán bộ, công chức năm 2019 được lấy nguồn từ cải cách tiền lương năm trước nếu chưa sử dụng hết, tiết kiệm chi, 40% số thu được để lại.

Tăng lương cho cán bộ, công chức: Các loại nguồn được phép sử dụng

Tăng lương cho cán bộ, công chức: Các loại nguồn được phép sử dụng

VOV.VN -Tăng lương cho cán bộ, công chức năm 2019 được lấy nguồn từ cải cách tiền lương năm trước nếu chưa sử dụng hết, tiết kiệm chi, 40% số thu được để lại.