Chỉ huy trưởng BCH quân sự cấp xã có nên là sĩ quan Quân đội từ thời bình?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng, Trưởng công an xã chính quy có trần hàm Trung tá mà Chỉ huy trưởng chỉ là công chức cấp xã thì cần xem xét, nghiên cứu.

Tiếp tục chương trình làm việc tại Phiên họp 32, chiều 11/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi). Đánh giá việc sửa đổi luật là rất toàn diện cũng như đã có sự tổng kết sau 10 năm thực hiện, có ý kiến đề nghị lấy tên luật là Luật Dân quân tự vệ năm 2019.

Thượng tướng Phan Văn Giang – Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, dự thảo quy định trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh thì Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã do sĩ quan QĐND Việt Nam đảm nhiệm.

Thượng tướng Phan Văn Giang (Ảnh: Quochoi.vn)

Bên cạnh đó quy định Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã để phù hợp với thực tế hiện nay 100% Phó chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã đã được HĐND cấp tỉnh quy định là người hoạt động không chuyên trách.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Võ Trọng Việt cho biết, một số ý kiến nhất trí như dự thảo Luật. Tuy nhiên, có ý kiến băn khoăn về quy định …trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã do sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đảm nhiệm” vì hiện nay theo Luật Công an nhân dân thì Công an xã, thị trấn đang được xây dựng chính quy (Trưởng Công an xã có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tá).

Do đó, ý kiến này đề nghị nghiên cứu quy định Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã là sĩ quan Quân đội đảm nhiệm ngay từ thời bình cho tương thích với Công an xã để kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra; đồng thời bảo đảm công bằng về chế độ, chính sách giữa Công an xã và Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

Ông Võ Trọng Việt cũng cho biết, có ý kiến đề nghị dự thảo cần quy định cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ huy quân sự cấp xã và sắp xếp các nội dung theo hướng: tham mưu, chủ trì, phối hợp và tổ chức thực hiện.

“Thường trực Uỷ ban Quốc phòng – An ninh thấy rằng, việc quy định Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã là sĩ quan Quân đội ngay từ thời bình là vấn đề lớn, vì sẽ tăng biên chế, kinh phí bảo đảm…nên đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu và báo cáo cụ thể về vấn đề này. Trường hợp cần quy định vấn đề này trong dự thảo Luật thì báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền” – Thượng tướng Võ Trọng Việt cho biết.

Thảo luận về dự án luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý, luật khi được ban hành phải ảnh hưởng rộng lớn từ cơ sở để đảm bảo thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, DQTV là một trong nhiều yếu tố để đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương. Do đó, ngay trong giai đoạn xây dựng luật cũng như khi luật có hiệu lực cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Nhấn mạnh khi xảy ra tình trạng khẩn cấp thì quân sự chỉ huy, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cân nhắc việc Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chỉ là công chức trong khi công an là chính quy, sỹ quan CAND.

“Tôi nghĩ làm sao cho thống nhất, nên đặt vị trí Chỉ huy trưởng cấp xã như thế nào để đảm bảo quy tụ được khi có tình huống xảy ra” – bà Tòng Thị Phóng nêu quan điểm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ (Ảnh: Quochoi.vn)

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh trần quân hàm của Trưởng công an xã là Trung tá trong khi Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã là công chức thì cần nghiên cứu kỹ, chặt chẽ để đảm bảo tương quan giữa hai lực lượng.

Theo ông Đỗ Bá Tỵ, Chỉ huy trưởng có nhiệm vụ tham mưu tác chiến phòng thủ nên cần xây dựng từ thời bình chứ không phải khi có chiến tranh mới đưa sĩ quan về làm xã đội trưởng. Ngoài ra, thực tế hàng năm đều có diễn tập để rèn tác phong chỉ huy.

“Chiến tranh mới điều về thì anh em làm sao được. Nhất là các xã vùng biên giới, hải đảo, tình huống có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vị trí Chỉ huy trưởng nếu để Luật cán bộ công chức điều chỉnh thì giải quyết mối quan hệ với công an xã thế nào. Điểm này vướng, cần nghiên cứu khả thi để đảm bảo vai trò, chức năng, nhiệm vụ và cân đối hai lực lượng ở cấp xã” – Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quy định cấp quân hàm sĩ quan cấp tướng ở đơn vị mới của Bộ Quốc phòng
Quy định cấp quân hàm sĩ quan cấp tướng ở đơn vị mới của Bộ Quốc phòng

VOV.VN - Thường vụ Quốc hội sẽ bàn về cấp quân hàm cao nhất với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị mới thành lập thuộc Bộ Quốc phòng.

Quy định cấp quân hàm sĩ quan cấp tướng ở đơn vị mới của Bộ Quốc phòng

Quy định cấp quân hàm sĩ quan cấp tướng ở đơn vị mới của Bộ Quốc phòng

VOV.VN - Thường vụ Quốc hội sẽ bàn về cấp quân hàm cao nhất với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị mới thành lập thuộc Bộ Quốc phòng.

Bộ Chính trị quyết định việc thăng quân hàm Đại tướng
Bộ Chính trị quyết định việc thăng quân hàm Đại tướng

Theo Quy định 105, Bộ Chính trị xem xét, quyết định việc phong hoặc thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân.

Bộ Chính trị quyết định việc thăng quân hàm Đại tướng

Bộ Chính trị quyết định việc thăng quân hàm Đại tướng

Theo Quy định 105, Bộ Chính trị xem xét, quyết định việc phong hoặc thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân.

Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng, Trung tướng
Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng, Trung tướng

VOV.VN - Chiều 1/9, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao Quyết định thăng quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng cho các sỹ quan QĐND Việt Nam.

Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng, Trung tướng

Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng, Trung tướng

VOV.VN - Chiều 1/9, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao Quyết định thăng quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng cho các sỹ quan QĐND Việt Nam.