Cổ phần hoá DNNN chậm do không còn địa tô chênh lệch từ đất "vàng"

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, doanh nghiệp muốn mua vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa thường nhìn vào giá trị các khu đất “vàng” nhưng hiện nay không cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thuê chuyển sang đất ở nên không hấp dẫn doanh nghiệp.

Chiều 6/11, ba trưởng ngành Ngân hàng, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đặt câu hỏi về trách nhiệm đối với thực trạng doanh nghiệp nhà nước có sai phạm trong cổ phần hóa?

Ông Cường cho rằng, Nghị quyết 62 của Quốc hội đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai rất chậm, chỉ đạt một phần nhỏ kế hoạch đề ra. Đặc biệt, cơ quan thanh tra đã kết luận nhiều doanh nghiệp nhà nước có sai phạm trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, gây thất thoát lớn tài sản của nhà nước.

"Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết nguyên nhân, trách nhiệm đối với thực trạng này", đại biểu Cường nêu.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc tiến hành cổ phần hóa chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân đầu tiên là doanh nghiệp muốn mua vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa thường nhìn vào giá trị các khu đất "vàng", nhưng Nghị quyết 60 của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ "không cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thuê chuyển sang đất ở", nên không còn địa tô chênh lệch. Việc không còn địa tô chênh lệch thì doanh nghiệp sẽ không mua.

Thứ hai, về phương án sử dụng đất gần như các chính quyền địa phương không phê chuẩn. Bởi phê chuẩn việc chuyển mục đích sử dụng đất này sang đất kia rất khó khăn.

Thứ ba, tính giá trị sử dụng đất vào trong giá trị doanh nghiệp hay giá trị tài sản khác cần thẩm định giá và gặp nhiều rủi ro. Cho nên các bộ, ngành, doanh nghiệp chưa trình phương án cổ phần hóa nên dẫn đến chậm thực hiện.

Đặc thù doanh nghiệp cổ phần hóa hầu hết khó khăn

Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đăng đàn trả lời chất vấn nội dung về tái cơ cấu kinh tế, cổ phần hóa, phân bổ ngân sách cho giáo dục, văn hóa...

Liên quan tới cổ phần hóa, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng thừa nhận đang chậm, khi giai đoạn trước chỉ thực hiện được 30% kế hoạch, và 10 tháng của năm nay kết quả cũng khiêm tốn. Bối cảnh thị trường tài chính trong nước bất ổn đã ảnh hưởng tới cổ phần hóa của các nhà đầu tư.

"Đặc thù doanh nghiệp cổ phần hóa hầu hết khó khăn, hoặc là đơn vị lớn", Phó Thủ tướng nói. Trong thời gian vừa qua, có doanh nghiệp, tổng công ty cổ phần hoá nhưng sự tham gia của xã hội không nhiều.

Có những doanh nghiệp, cổ phần hoá chỉ được khoảng 1% như Tổng công ty Phát điện 1 (Genco 1), Tổng công ty Phát điện 2 (Genco 2), Tổng công ty Phát điện 3 (Genco 3) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Ngoài ra, trình tự thủ tục rất phức tạp, nên chậm.

Thủ tướng, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo giải pháp, đẩy nhanh tiến độ và tiếp tục rà soát, cũng như tăng trách nhiệm người đứng đầu trong cổ phần hóa doanh nghiệp.

Về tái cơ cấu, ông Khái cho biết, Việt Nam là nước đang phát triển, kinh tế đang chuyển đổi, độ mở kinh tế lớn, sức cạnh tranh hạn chế. Giai đoạn 2021-2025, Chính phủ ban hành chương trình hành động đưa ra 14 giải pháp và 102 nhiệm vực để thực hiện tái cơ cấu kinh tế. Mới triển khai được hai năm nên các nhiệm vụ, giải pháp này chưa hoàn thành đồng bộ.

Tuy nhiên, ông Khái nhìn nhận, một số chỉ tiêu về tái cơ cấu sẽ khó hoàn thành, như thúc đẩy kinh tế ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động; mô hình tăng trưởng chưa thay đổi đáng kể.

"Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện pháp luật, đẩy mạnh cơ cấu nền kinh tế, thực hiện giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp đổi mới mô hình tăng trưởng các đô thị lớn, cực tăng trưởng, phát triển đồng bộ các loại thị trường", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Tài chính: Lãng phí đầu tư công không phải do định mức thấp mà ăn bớt
Bộ trưởng Tài chính: Lãng phí đầu tư công không phải do định mức thấp mà ăn bớt

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng: "Lãng phí ở đầu tư công, chúng tôi không nghĩ là do định mức mà nằm ở quá trình triển khai như ăn bớt khối lượng, chất lượng hoặc để thời gian thực hiện quá dài, lãng phí không đưa vào sản xuất, sử dụng, thiếu vốn, hay vốn chờ thủ tục".

Bộ trưởng Tài chính: Lãng phí đầu tư công không phải do định mức thấp mà ăn bớt

Bộ trưởng Tài chính: Lãng phí đầu tư công không phải do định mức thấp mà ăn bớt

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng: "Lãng phí ở đầu tư công, chúng tôi không nghĩ là do định mức mà nằm ở quá trình triển khai như ăn bớt khối lượng, chất lượng hoặc để thời gian thực hiện quá dài, lãng phí không đưa vào sản xuất, sử dụng, thiếu vốn, hay vốn chờ thủ tục".

500 tài sản công bị bỏ không sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã
500 tài sản công bị bỏ không sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã

VOV.VN - Sau sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, còn 10% với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.

500 tài sản công bị bỏ không sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã

500 tài sản công bị bỏ không sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã

VOV.VN - Sau sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, còn 10% với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.

Quốc hội bắt đầu chất vấn thành viên Chính phủ, trưởng ngành
Quốc hội bắt đầu chất vấn thành viên Chính phủ, trưởng ngành

VOV.VN - Quốc hội khóa XV tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 theo 4 nhóm lĩnh vực và ai trong số các thành viên Chính phủ, trưởng ngành đều có thể sẽ phải "ngồi ghế nóng".

Quốc hội bắt đầu chất vấn thành viên Chính phủ, trưởng ngành

Quốc hội bắt đầu chất vấn thành viên Chính phủ, trưởng ngành

VOV.VN - Quốc hội khóa XV tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 theo 4 nhóm lĩnh vực và ai trong số các thành viên Chính phủ, trưởng ngành đều có thể sẽ phải "ngồi ghế nóng".