Có thể nâng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách tới 50%

VOV.VN - Để đạt được tỷ lệ này cần phải quy định rõ ràng, cụ thể hơn về đại biểu chuyên trách

Thảo luận ý kiến về Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), vấn đề có nên tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách hay không và tăng lên bao nhiêu được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm. Có thể nói rằng, để đổi mới hoạt động của Quốc hội, phải đổi mới phương thức hoạt động từ chính các đại biểu Quốc hội nói chung và đại biểu Quốc hội chuyên trách nói riêng. Thực tế, đại biểu Quốc hội chuyên trách là những người trực tiếp có ảnh hưởng nhiều nhất tới các hoạt động của Quốc hội. Tuy nhiên, theo đại biểu Huỳnh Nghĩa (Tp. Đà Nẵng), Dự thảo luật sửa đổi chưa làm rõ những nội dung này, dường như Ban soạn thảo còn lúng túng khi quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế hoạt động của đại biểu Quốc hội chuyên trách. Trong khi Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành cũng không quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội chuyên trách khiến cho hoạt động kém hiệu quả, không đáp ứng lòng mong đợi của cử tri.

Theo đại biểu Huỳnh Nghĩa, từ thực tiễn phần lớn công việc của Quốc hội đều do đại biểu Quốc hội chuyên trách thực hiện, nếu không xây dựng được cơ chế mang tính khả thi xác thực thì cho dù nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách lên bao nhiêu đi nữa cũng không đạt hiệu quả mong muốn, gây tốn kém thêm ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp của người đại biểu Quốc hội trong lòng cử tri.

Đại biểu Huỳnh Nghĩa cho rằng, để tiến tới chuyên nghiệp hóa hoạt động của Quốc hội, việc quy định nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách lên đến 50% là cần thiết, lúc đó chúng ta có khoảng 250 đại biểu chuyên trách, một nửa số này hoạt động ở các cơ quan của Quốc hội, còn lại 63 đoàn đại biểu Quốc hội chỉ có 2 đại biểu chuyên trách là không nhiều, bảo đảm hợp lý. “Nếu công tác chọn lựa tốt tôi nghĩ chỉ cần một nửa số đại biểu Quốc hội mỗi năm tham gia giám sát đến cùng một vụ khiếu nại, tố cáo kéo dài thì cả nước có đến 250 vụ oan sai được giải quyết”, ông Nghĩa nói.

Đồng tình với quan điểm của đại biểu Huỳnh Nghĩa, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.Hồ Chí Minh) cho rằng phải làm sao để chuyên nghiệp hóa các đại biểu chuyên trách. Muốn như vậy phải phân định rõ Hiến pháp không hạn chế những quyền gì và trách nhiệm của đại biểu chuyên trách khác đại biểu thường ở chỗ nào. Do đó, nếu không có một chương thì cũng phải có một mục riêng quy định đại biểu chuyên trách là ai, quyền hạn, trách nhiệm đến đâu và vai trò của chuyên trách, chấm dứt tình trạng hành chính hóa. “Nếu chúng ta không thảo luận rõ vấn đề này mà tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách là không có cơ sở”, đại biểu Trần Du Lịch nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cho rằng về quy định số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách chỉ chiếm khoảng 35% trên tổng số đại biểu Quốc hội như trong Dự thảo luật là ít. Quốc hội đang thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động, mà đội ngũ đại biểu Quốc hội chuyên trách là đội ngũ nòng cốt trong mọi hoạt động của Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Tp Hải Phòng)

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (TP Hải Phòng) cũng đồng tình với quan điểm chuyên nghiệp hóa hoạt động của đại biểu Quốc hội cần cần có nhiều đại biểu Quốc hội chuyên trách ở cả trung ương và địa phương để tập trung vào các công việc thường xuyên của Quốc hội cả khi Quốc hội tiến hành kỳ họp và thời gian giữa hai kỳ họp. Đại biểu Trần Ngọc Vinh cũng kiến nghị nâng số đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là từ 40-45% trong tổng số đại biểu Quốc hội đồng thời cần nghiên cứu quy định cơ chế, chính sách hợp lý về tổ chức bộ máy của các cơ quan Quốc hội, kinh phí hoạt động, chế độ đãi ngộ đối với đại biểu Quốc hội nói chung và đại biểu Quốc hội chuyên trách nói riêng.

Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (TP Cần Thơ) cho rằng, đại biểu chuyên trách là người đóng vai trò chính trong việc tham gia soạn thảo, thảo luận, tham gia thẩm tra các dự án luật và nghị quyết trình Quốc hội, đồng thời đại biểu chuyên trách là người chịu trách nhiệm chính trong việc tham gia cùng đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, của đoàn đại biểu Quốc hội khi đến làm việc ở trung ương và địa phương. Điều cử tri quan tâm khi sửa đổi luật lần này là làm thế nào khắc phục được hoạt động của đại biểu Quốc hội thời gian qua chỉ tham gia ở hai kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội phải sát với cử tri, thường xuyên gặp gỡ cử tri, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri, kịp thời giải quyết những bức xúc của cử tri.

Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp cũng đề nghị có thể nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách lên 40-45% hoặc cao hơn trong các nhiệm kỳ sau.

Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) đề nghị phải có quy định tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội chuyên trách phải cao hơn đại biểu bình thường ít nhất là về độ tuổi, về kinh nghiệm hoạt động. Đại biểu cho rằng, thực tiễn công việc cho thấy đại biểu Quốc hội chuyên trách rất cần kinh nghiệm, thực tiễn hoạt động của Quốc hội về mặt pháp lý và đặc biệt cả về mặt độ tuổi, có như vậy mới nâng cao chất lượng của đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Phạm Đức Châu cho rằng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách càng nhiều càng tốt, không phải vì đại biểu kiêm nhiệm hoạt động không tốt, mà về mặt thời gian rõ ràng hạn chế hơn đại biểu chuyên trách./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thảo luận dự án Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)
Thảo luận dự án Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)

VOV.VN -So với Luật hiện hành, dự thảo Luật tổ chức Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung về tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

Thảo luận dự án Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)

Thảo luận dự án Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)

VOV.VN -So với Luật hiện hành, dự thảo Luật tổ chức Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung về tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

Sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội: Phải lấy ĐBQH là trung tâm
Sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội: Phải lấy ĐBQH là trung tâm

VOV.VN - Luật phải quy định sao cho các đại biểu Quốc hội thể hiện được vai trò của mình.

Sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội: Phải lấy ĐBQH là trung tâm

Sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội: Phải lấy ĐBQH là trung tâm

VOV.VN - Luật phải quy định sao cho các đại biểu Quốc hội thể hiện được vai trò của mình.

Sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội phù hợp thực tiễn
Sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội phù hợp thực tiễn

VOV.VN - Nhiều ý kiến đề nghị tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên ít nhất 35% tổng số đại biểu Quốc hội.

Sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội phù hợp thực tiễn

Sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội phù hợp thực tiễn

VOV.VN - Nhiều ý kiến đề nghị tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên ít nhất 35% tổng số đại biểu Quốc hội.

Góp ý dự thảo tổng kết thi hành Luật Tổ chức Quốc hội
Góp ý dự thảo tổng kết thi hành Luật Tổ chức Quốc hội

VOV.VN -Theo các đại biểu, qua thực tiễn thi hành, Luật Tổ chức Quốc hội cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

Góp ý dự thảo tổng kết thi hành Luật Tổ chức Quốc hội

Góp ý dự thảo tổng kết thi hành Luật Tổ chức Quốc hội

VOV.VN -Theo các đại biểu, qua thực tiễn thi hành, Luật Tổ chức Quốc hội cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi)
Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi)

VOV.VN -Việc sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội là việc làm cần thiết để phù hợp với những quy định của Hiến pháp mới.

Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi)

Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi)

VOV.VN -Việc sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội là việc làm cần thiết để phù hợp với những quy định của Hiến pháp mới.

Quốc hội thảo luận về Dự án Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)
Quốc hội thảo luận về Dự án Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)

VOV.VN -Các nội dung được các đại biểu tập trung góp ý là quy định số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, vai trò của Đoàn đại biểu Quốc hội, chức danh Tổng thư ký Quốc hội.

Quốc hội thảo luận về Dự án Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)

Quốc hội thảo luận về Dự án Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)

VOV.VN -Các nội dung được các đại biểu tập trung góp ý là quy định số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, vai trò của Đoàn đại biểu Quốc hội, chức danh Tổng thư ký Quốc hội.