“Đại biểu của dân mà họp Quốc hội thấy hội trường vắng hoe“

VOV.VN - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị quy định chặt chẽ để hạn chế việc đại biểu thường xuyên vắng mặt tại kỳ họp Quốc hội.

Chiều nay (18/8), trước khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu bế mạc, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận lần đầu về dự thảo Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Đại biểu họp không đầy đủ thì trách nhiệm đến đâu?

Dự thảo Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) quy định Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp tại kỳ họp; góp ý kiến về nội dung của kỳ họp, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.

Trong trường hợp không thể dự kỳ họp hoặc vắng mặt tại các phiên họp, đại biểu Quốc hội gửi văn bản đến Tổng thư ký Quốc hội, nêu rõ lý do và thời gian vắng mặt để báo cáo Chủ tịch Quốc hội.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng quy định này chưa đề cao được trách nhiệm của đại biểu Quốc hội.

“Đại biểu của nhân dân mà họp thấy hội trường vắng hoe. Cứ nói kiêm nhiệm nhưng có thành viên Chính phủ luôn có mặt, trừ khi đi công tác nước ngoài. Có những đại biểu chức trách không lớn lắm vẫn dự họp không thường xuyên. Do đó, quy định này cần chặt chẽ hơn”, ông Giàu đề nghị.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại phiên họp UBTVQH chiều 18/8

Về quy định việc điểm danh tại phiên họp toàn thể được thực hiện bằng hệ thống điểm danh điện tử, đại biểu Quốc hội không điểm danh thay đại biểu Quốc hội khác, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, nội dung này chưa cụ thể.

“Trường hợp thẻ vẫn cắm ở đó thì khi bật lên hệ thống cũng tự điểm danh hoặc cũng có khi đại biểu nhờ người khác cắm thẻ điểm danh hộ. Do đó, dự thảo cần có chế tài chặt chẽ hơn”, ông Giàu nêu ý kiến.

Ông Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng quy định lý do vắng mặt tại kỳ họp phải được gửi bằng văn bản đến Tổng thư ký Quốc hội là chưa phù hợp mà trước tiên phải gửi trưởng đoàn đại biểu.

Đồng quan điểm, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường cho rằng quy định về gửi lý do xin vắng mặt chưa khả thi.

Ông Dũng đề nghị phân loại vắng mặt bao lâu: một buổi, một ngày, dài ngày hay toàn kỳ họp để người xin vắng báo cáo Trưởng đoàn, Tổng thư ký kỳ họp hay Chủ tịch Quốc hội.

Nhấn mạnh việc bố trí đi nước ngoài vào kỳ họp Quốc hội là không được, trừ trường hợp đoàn cấp cao, cấp nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị quy định trách nhiệm của đại biểu dự họp cho rõ.

“Đại biểu Quốc hội và những người liên quan đến kỳ họp mà không thực hiện đúng nội quy thì phải thế nào chứ! Kỳ họp phải nghiêm túc, toàn tâm, toàn ý, chất lượng”, Chủ tịch Quốc hội nói. 

Không quy định tỷ lệ đại biểu của phiên họp toàn thể

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, có ý kiến đề nghị Nội quy bổ sung quy định: Phiên họp toàn thể chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tham dự.

Quy định này nhằm góp phần nâng cao chất lượng kỳ họp, tăng cường kỷ cương, thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm tham dự đầy đủ kỳ họp của đại biểu Quốc hội, khắc phục tình trạng vắng số lượng lớn đại biểu Quốc hội trong nhiều phiên họp toàn thể.

Đồng thời, quy định trên cũng tạo điều kiện để thực hiện khả thi hơn quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội về nguyên tắc xác định kết quả biểu quyết tại kỳ họp. Về nguyên tắc, khi không quy định tỷ lệ bắt buộc này, Quốc hội phải tiến hành phiên họp trong mọi trường hợp, kể cả trường hợp số đại biểu dự họp chỉ có từ 50% trở xuống thì khi đó Quốc hội sẽ không thể tiến hành phiên họp biểu quyết, vì chắc chắn không đạt được tỷ lệ tán thành cần thiết.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng, trong điều kiện Quốc hội nước ta có nhiều đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm, nếu quy định như vậy sẽ có thể xảy ra trường hợp phải dừng phiên họp toàn thể do không đủ 2/3 số đại biểu tham dự. Như vậy sẽ gặp khó khăn trong việc bảo đảm thực hiện đúng chương trình kỳ họp Quốc hội.

“Dự thảo Nội quy giữ như quy định hiện hành, tức không quy định tỷ lệ đại biểu tham dự là một điều kiện tiến hành phiên họp toàn thể”, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội phải không lợi ích nhóm, không tham nhũng
Đại biểu Quốc hội phải không lợi ích nhóm, không tham nhũng

VOV.VN -Ông Nguyễn Túc cho rằng tăng cường thêm người ngoài Đảng vào Quốc hội sẽ tạo điều kiện để Đảng thẩm định lại mình

Đại biểu Quốc hội phải không lợi ích nhóm, không tham nhũng

Đại biểu Quốc hội phải không lợi ích nhóm, không tham nhũng

VOV.VN -Ông Nguyễn Túc cho rằng tăng cường thêm người ngoài Đảng vào Quốc hội sẽ tạo điều kiện để Đảng thẩm định lại mình

“Đồng thuận xã hội và niềm tin của người dân là vô giá”
“Đồng thuận xã hội và niềm tin của người dân là vô giá”

VOV.VN -Việc thực thi Luật tiếp cận thông tin dù tốn kém, nhưng theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, sự đồng thuận xã hội mang lại lợi ích vô giá.

“Đồng thuận xã hội và niềm tin của người dân là vô giá”

“Đồng thuận xã hội và niềm tin của người dân là vô giá”

VOV.VN -Việc thực thi Luật tiếp cận thông tin dù tốn kém, nhưng theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, sự đồng thuận xã hội mang lại lợi ích vô giá.

Ghi âm, nghe điện thoại bí mật để điều tra tội phạm tham nhũng
Ghi âm, nghe điện thoại bí mật để điều tra tội phạm tham nhũng

VOV.VN -Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cho phép ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Ghi âm, nghe điện thoại bí mật để điều tra tội phạm tham nhũng

Ghi âm, nghe điện thoại bí mật để điều tra tội phạm tham nhũng

VOV.VN -Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cho phép ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Chủ tịch Quốc hội: “Không phải có quyền rồi muốn làm gì thì làm”
Chủ tịch Quốc hội: “Không phải có quyền rồi muốn làm gì thì làm”

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh điều này khi thảo luận về việc giao thêm cơ quan có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra.

Chủ tịch Quốc hội: “Không phải có quyền rồi muốn làm gì thì làm”

Chủ tịch Quốc hội: “Không phải có quyền rồi muốn làm gì thì làm”

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh điều này khi thảo luận về việc giao thêm cơ quan có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra.

'Không phải cứ Tiến sĩ là bậc quân hàm Thượng tá'
'Không phải cứ Tiến sĩ là bậc quân hàm Thượng tá'

VOV.VN -Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quy định trình độ đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ tương ứng với bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp là chưa phù hợp.

'Không phải cứ Tiến sĩ là bậc quân hàm Thượng tá'

'Không phải cứ Tiến sĩ là bậc quân hàm Thượng tá'

VOV.VN -Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quy định trình độ đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ tương ứng với bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp là chưa phù hợp.

Chủ tịch Quốc hội: “Cứ nói phải có sân chơi cho các cháu nhưng có đâu“
Chủ tịch Quốc hội: “Cứ nói phải có sân chơi cho các cháu nhưng có đâu“

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu thực tế: "Có miếng sân, góc phố trẻ có thể chơi giờ cũng chia lô xây nhà, giữ xe hết". 

Chủ tịch Quốc hội: “Cứ nói phải có sân chơi cho các cháu nhưng có đâu“

Chủ tịch Quốc hội: “Cứ nói phải có sân chơi cho các cháu nhưng có đâu“

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu thực tế: "Có miếng sân, góc phố trẻ có thể chơi giờ cũng chia lô xây nhà, giữ xe hết".