“Đại biểu HĐND đóng nhiều vai khó làm tốt nhiệm vụ dân cử”

VOV.VN -Đảm bảo vị thế chính trị, địa vị pháp lý, tăng đại biểu chuyên trách và người ngoài bộ máy hành chính sẽ làm hoạt động HĐND hiệu quả hơn.

Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ trình Quốc hội thảo luận vào ngày mai (1/6) là một trong những dự án luật rất quan trọng được xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 9, với nhiều quy định được đánh giá là mới, tiến bộ.

Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, nhìn chung nhiều ý kiến đồng tình với việc tổ chức HĐND ở cả 3 cấp. Tuy nhiên, làm thế nào để hoạt động của HĐND hiệu quả hơn chính là vấn đề các đại biểu Quốc hội băn khoăn.

Giữ HĐND nhưng phải nâng hiệu quả hoạt động

Đại biểu Lê Nam-  Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội ủng hộ phương án giữ HĐND trong dự Luật. Bởi lẽ, theo nguyên lý chung, không chỉ ở Việt Nam mà phổ quát trên thế giới, ở đâu có chính quyền thì ở đó phải có người đại diện cho người dân. HĐND bầu ra và giám sát người điều hành nên nếu ta bỏ HĐND sẽ có gì đó không đảm bảo yêu cầu đó.

Tuy nhiên, thực tế có câu chuyện HĐND hoạt động không hiệu quả, hình thức, nhất là HĐND huyện và xã. Trước thực trạng đó người ta mới đặt vấn đề bỏ HĐND và có việc thí điểm bỏ HĐND quận, huyện, phường.

Đại biểu Lê Nam-  Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa

“Nhưng theo nguyên lý và yêu cầu của dân thì không thể bỏ đi được người đại diện cho người dân. Giờ phải làm thế nào để hoạt động của HĐND hiệu lực, hiệu quả là câu chuyện phải bàn”, đại biểu Lê Nam nêu quan điểm.

Đại biểu cho rằng, trước hết phải tăng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách. Vì đại biểu kiêm nhiệm phải thực hiện nhiệm vụ được giao rất nặng nề trong các lĩnh vực hành pháp, tư pháp sẽ không còn thời gian đầu tư cho công việc của đại biểu dân cử.

“Luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn như thế nhưng vấn đề quan trọng là ai làm? Tăng đại biểu chuyên trách lên thì mới có người làm. Hiện chuyên trách HĐND tỉnh còn ít, cấp huyện và xã cũng vậy”, đại biểu Lê Nam cho biết.

Cũng theo đại biểu, muốn hoạt động có chất lượng phải đảm bảo vị thế cho HĐND, các Ủy ban của HĐND, đặc biệt là vị thế chính trị, địa vị pháp lý. Ví dụ cấp trưởng ban HĐND là người nằm trong thường vụ tỉnh ủy có vị thế hơn đại biểu chuyên trách, thuận lợi khi đi giám sát.

Mặt khác, phải đưa đại biểu là người ngoài bộ máy tư pháp, hành pháp vào HĐND nhiều hơn. Hiện tại cơ cấu chủ yếu vẫn là những người hoạt động trong bộ máy chính trị, hành chính, lại gắn kết trong một thiết chế lãnh đạo xuyên suốt. Ở địa phương một người có thể đóng rất nhiều vai, vai này chi phối vai kia thì khó làm tốt chức năng đại biểu.

“Một lãnh đạo huyện chẳng dại gì lên giữa hội trường HĐND phê phán mấy ông Giám đốc Sở, trong khi còn đang phải tranh thủ chưa được. Đó là thực tế và không ai làm thế cả”, đại biểu bày tỏ.

Cũng theo đại biểu, khi điều kiện pháp lý có rồi thì phải có cơ chế vận hành huy động được các đại biểu có năng lực nắm bắt vấn đề, hiểu biết tham gia giám sát, phát biểu và chất vấn. Muốn vậy quy trình nhân sự phải công khai, minh bạch, cạnh tranh.

HĐND và UBND phải cùng mạnh

Đại biểu Lê Nam đánh giá trong các quy định của luật cho thấy vị thế của HĐND rất rõ. Xét về góc độ mối quan hệ với UBND thì HĐND là cơ quan bầu ra UBND, quyết định những vấn đề quan trọng.

Không chỉ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương mà trong nhiều luật đều thể hiện UBND phải trình với HĐND, và chỉ khi HĐND đồng ý và quyết định thì UBND mới được triển khai tổ chức thực hiện.

“Luật trao quyền cho HĐND rất lớn, quyền lực càng ngày càng rõ và mạnh mẽ. Nhưng thường HĐND cấp tỉnh hoạt động khá hiệu quả vì gắn với vai trò lãnh đạo của thường trực cấp ủy, được quan tâm và có điều kiện thực hiện hơn. Còn cấp huyện, xã tôi nghĩ vẫn cần có quá trình”, đại biểu Lê Nam nói.

Tuy nhiên, đại biểu cũng nhấn mạnh, mục tiêu ban hành luật phải làm cho các cơ quan trong hệ thống đều mạnh lên chứ không phải làm cho HĐND mạnh thì UBND lại yếu đi.

Ta cần một cơ quan hành chính phải mạnh nhưng không được làm thui chột quyền lực của cơ quan dân cử. Và cơ quan HĐND không được chậm chễ, cản trở hoạt động của cơ quan UBND, vì có những cái nếu phải chờ đợi, không được quyết định, xem xét một cách kịp thời sẽ làm cho hoạt động của UBND trì trệ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bỏ HĐND quận, huyện, phường, dân có khiếu nại nhiều hơn không?
Bỏ HĐND quận, huyện, phường, dân có khiếu nại nhiều hơn không?

VOV.VN - Bà Đỗ Thị Hoàng cho rằng cần có tổng kết đối với những địa phương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, sau khi thực hiện mô hình này.

Bỏ HĐND quận, huyện, phường, dân có khiếu nại nhiều hơn không?

Bỏ HĐND quận, huyện, phường, dân có khiếu nại nhiều hơn không?

VOV.VN - Bà Đỗ Thị Hoàng cho rằng cần có tổng kết đối với những địa phương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, sau khi thực hiện mô hình này.

Hội nghị Trung ương thảo luận mô hình tổ chức chính quyền địa phương
Hội nghị Trung ương thảo luận mô hình tổ chức chính quyền địa phương

VOV.VN -Ngày 6/5, Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI bàn về mô hình tổ chức chính quyền địa phương.

Hội nghị Trung ương thảo luận mô hình tổ chức chính quyền địa phương

Hội nghị Trung ương thảo luận mô hình tổ chức chính quyền địa phương

VOV.VN -Ngày 6/5, Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI bàn về mô hình tổ chức chính quyền địa phương.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương: Cần làm rõ trách nhiệm
Luật Tổ chức chính quyền địa phương: Cần làm rõ trách nhiệm

VOV.VN -Luật phải làm rõ trách nhiệm cá nhân và tập thể, giao cho người đứng đầu địa phương một số quyền nhất định và phải chịu trách nhiệm về những việc làm sai trái.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương: Cần làm rõ trách nhiệm

Luật Tổ chức chính quyền địa phương: Cần làm rõ trách nhiệm

VOV.VN -Luật phải làm rõ trách nhiệm cá nhân và tập thể, giao cho người đứng đầu địa phương một số quyền nhất định và phải chịu trách nhiệm về những việc làm sai trái.

Nhiều ý kiến băn khoăn về không tổ chức HĐND phường
Nhiều ý kiến băn khoăn về không tổ chức HĐND phường

VOV.VN -Có ý kiến cho rằng có UBND thì phải có HĐND giám sát quyền lực. Ý kiến khác đề nghị tăng đại biểu HĐND cấp quận để làm thay cấp phường.

Nhiều ý kiến băn khoăn về không tổ chức HĐND phường

Nhiều ý kiến băn khoăn về không tổ chức HĐND phường

VOV.VN -Có ý kiến cho rằng có UBND thì phải có HĐND giám sát quyền lực. Ý kiến khác đề nghị tăng đại biểu HĐND cấp quận để làm thay cấp phường.

Không thay cơ chế trách nhiệm thì bao nhiêu phó cũng không đủ
Không thay cơ chế trách nhiệm thì bao nhiêu phó cũng không đủ

VOV.VN - Xảy ra vụ việc dù có Phó phụ trách thì ông Trưởng vẫn chịu trách nhiệm, không có chuyện Phó là một cấp.

Không thay cơ chế trách nhiệm thì bao nhiêu phó cũng không đủ

Không thay cơ chế trách nhiệm thì bao nhiêu phó cũng không đủ

VOV.VN - Xảy ra vụ việc dù có Phó phụ trách thì ông Trưởng vẫn chịu trách nhiệm, không có chuyện Phó là một cấp.