Đại biểu Quốc hội băn khoăn vì dự án “tiết kiệm” hơn 14.000 tỷ đồng

VOV.VN - Dự án QL1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên sau khi hoàn thành dư vốn rất lớn. Nhiều ý kiến đề nghị làm rõ về đảm bảo quy mô, chất lượng.

Tỷ lệ dư vốn tới 22%

Theo Báo cáo thẩm tra về phương án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ còn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chiều 21/9, sau khi hoàn thành các dự án cải tạo, nâng cấp sẽ tiết kiệm được 14.259/61.680 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ đã được phân bổ theo Nghị quyết số 65/2013/QH13 của Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết Thường trực Uỷ ban đánh giá cao việc Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải trong quá trình thực hiện dự án đã rà soát tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm soát chi phí, chất lượng, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công dự án nên đã tiết kiệm chi dự phòng dẫn tới dư nguồn vốn so với số tổng vốn đã được bố trí.

“Đây có thể coi là kết quả tốt trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ”, ông Phùng Quốc Hiển nói.

Tuy nhiên, một số ý kiến trong cơ quan thẩm tra cho rằng, tỷ trọng vốn dư lớn so với tổng vốn được bố trí (dư 22%) phần nào thể hiện việc lập dự toán, thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư chưa sát với thực tiễn.

Chủ nhiệm Uỷ ban TC-NS Phùng Quốc Hiển: Việc dư hơn 14.000 tỷ đồng có thể coi là kết quả tốt trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 

Về hướng sử dụng số vốn dư, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, thẩm quyền quyết định phân bổ 14.259 tỷ đồng cần được cân nhắc thận trọng, bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Đa số ý kiến trong Ủy ban cho rằng, để bảo đảm đúng thẩm quyền quyết định, Chính phủ cần trình Quốc hội xem xét.

Thảo luận về vấn đề này, nhiều ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng căn cứ Nghị quyết 65 của Quốc hội về mục đích phát hành trái phiếu, tổng mức và phạm vi sử dụng vốn thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoàn toàn có thể quyết định.

Đại diện Bộ GT-VT và Bộ Tài chính cũng cho biết các danh mục dự kiến sử dụng vốn dư không nằm ngoài danh mục Quốc hội đã phê duyệt nên việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định là không sai về thẩm quyền và không vướng về cách thức quản lý tài chính.

Tuy vậy, theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, việc Quốc hội chỉ đích danh từng công trình trong Nghị quyết 65 vì bảo đảm tính minh bạch. Việc tiếp tục sử dụng số tiền dư cho Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên là hợp lý vì nhu cầu vẫn còn, tuy nhiên, về thẩm quyền phải trình Quốc hội quyết định.

“Trước đây Quốc hội duyệt từng công đoạn một, giờ làm được chừng này là tốt rồi nhưng do tính cấp thiết phải làm các công trình tiếp theo thì phải báo cáo Quốc hội. Trái phiếu Chính phủ liên quan nợ công nên cần tính toán và phải tôn trọng Quốc hội”, ông Ksor Phước nêu quan điểm.

Phải đảm bảo quy mô và chất lượng

Đánh giá hiếm có trường hợp nào sau khi hoàn thành các dự án lại có số vốn dư lớn như vậy, tuy nhiên, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị làm rõ hơn việc dư vốn lớn là do đâu, nếu là giảm quy mô sẽ không ổn bởi Nghị quyết của Quốc hội quyết rất cụ thể.

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn: “Không biết dự án đã làm rồi mà dư tiền thì đảm bảo chất lượng trên toàn tuyến và theo quy mô của Quốc hội quyết chưa?"

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cũng băn khoăn: “Không biết dự án đã làm rồi mà dư tiền thì đảm bảo chất lượng trên toàn tuyến và theo quy mô của Quốc hội quyết chưa, vì Nghị quyết yêu cầu làm đúng và đảm bảo chất lượng. Ủng hộ hướng tiếp tục sử dụng vốn dư vì còn nhiều điểm phải gia cố, khắc phục và nếu không làm tiếp mới là khuyết điểm, nhưng phải giải trình rõ”, ông Huỳnh Ngọc Sơn nêu quan điểm.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng cần làm rõ nguyên nhân dư vốn nếu không sẽ có sự nghi ngờ về chất lượng, quy mô.

Về những công trình Chính phủ đề nghị tiếp tục làm, ông Giàu đề nghị cần làm rõ sự cấp thiết trong tương quan mục tiêu phát triển KT-XH để tránh nay mai lại cho rằng dự án bổ sung chưa cần thiết trong khi nếu chuyển sang công trình khác có lợi hơn.

Do các ý kiến chưa đồng thuận cao về thẩm quyền, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Chính phủ chuẩn bị thêm, giải trình thuyết phục và cơ quan thẩm tra xem xét kỹ hơn để trình Quốc hội.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành cao hướng tiếp tục hoàn thiện dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên và Quốc lộ 1A cũng như tuyến kết nối xương sống, với yêu cầu thông toàn tuyến, đúng quy mô, chất lượng. Công trình sử dụng vốn dư phải thực sự cần thiết, cấp bách để phát huy hiệu quả hai tuyến đường này.

Chính phủ chuẩn bị thêm, giải trình rõ, thuyết phục để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 tới đây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Không ngành nào ở nước ta phát triển chậm như ngành dược”
“Không ngành nào ở nước ta phát triển chậm như ngành dược”

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội phê bình vì Luật Dược có hiệu lực 10 năm qua nhưng chưa tạo được bước phát triển đột phá ngành dược đáp ứng yêu cầu.

“Không ngành nào ở nước ta phát triển chậm như ngành dược”

“Không ngành nào ở nước ta phát triển chậm như ngành dược”

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội phê bình vì Luật Dược có hiệu lực 10 năm qua nhưng chưa tạo được bước phát triển đột phá ngành dược đáp ứng yêu cầu.

Đại biểu Quốc hội: Lách luật, hàng triệu tấn xăng dầu “quên” tái xuất?
Đại biểu Quốc hội: Lách luật, hàng triệu tấn xăng dầu “quên” tái xuất?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga đề nghị kiểm tra việc tạm nhập tái xuất mặt hàng lỏng như xăng dầu thời gian qua bị lách luật, gây thất thu hay không.

Đại biểu Quốc hội: Lách luật, hàng triệu tấn xăng dầu “quên” tái xuất?

Đại biểu Quốc hội: Lách luật, hàng triệu tấn xăng dầu “quên” tái xuất?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga đề nghị kiểm tra việc tạm nhập tái xuất mặt hàng lỏng như xăng dầu thời gian qua bị lách luật, gây thất thu hay không.

Luật tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cơ quan báo chí
Luật tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cơ quan báo chí

VOV.VN - Đề nghị Ban soạn thảo Luật báo chí (sửa đổi) rà soát lại các quy định về giấy phép và thủ tục thông báo, tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cơ quan báo chí.

Luật tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cơ quan báo chí

Luật tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cơ quan báo chí

VOV.VN - Đề nghị Ban soạn thảo Luật báo chí (sửa đổi) rà soát lại các quy định về giấy phép và thủ tục thông báo, tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cơ quan báo chí.

Cơ quan báo chí mắc sai phạm: Cần nâng trách nhiệm Tổng biên tập?
Cơ quan báo chí mắc sai phạm: Cần nâng trách nhiệm Tổng biên tập?

VOV.VN -Có ý kiến cho rằng tổng biên tập có trách nhiệm rất lớn khi đăng tải thông tin lên báo nên Luật Báo chí cần quy định cho tương xứng.

Cơ quan báo chí mắc sai phạm: Cần nâng trách nhiệm Tổng biên tập?

Cơ quan báo chí mắc sai phạm: Cần nâng trách nhiệm Tổng biên tập?

VOV.VN -Có ý kiến cho rằng tổng biên tập có trách nhiệm rất lớn khi đăng tải thông tin lên báo nên Luật Báo chí cần quy định cho tương xứng.

Đánh giá 8 năm Việt Nam gia nhập WTO: Nhiều câu hỏi cần trả lời
Đánh giá 8 năm Việt Nam gia nhập WTO: Nhiều câu hỏi cần trả lời

VOV.VN -Nhiều ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Việt Nam “được nhiều hơn mất” sau khi gia nhập WTO nhưng nhiều câu hỏi cần phải trả lời.

Đánh giá 8 năm Việt Nam gia nhập WTO: Nhiều câu hỏi cần trả lời

Đánh giá 8 năm Việt Nam gia nhập WTO: Nhiều câu hỏi cần trả lời

VOV.VN -Nhiều ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Việt Nam “được nhiều hơn mất” sau khi gia nhập WTO nhưng nhiều câu hỏi cần phải trả lời.

Sau 8 năm gia nhập WTO: Việt Nam tiến bộ hơn hay còn tụt hậu?
Sau 8 năm gia nhập WTO: Việt Nam tiến bộ hơn hay còn tụt hậu?

VOV.VN -Sau 8 năm gia nhập WTO, cái Việt Nam đạt được nhiều hơn mất. Tuy nhiên, vì sao nhiều cơ hội chưa được tận dụng cần phải được nhìn nhận thấu đáo.

Sau 8 năm gia nhập WTO: Việt Nam tiến bộ hơn hay còn tụt hậu?

Sau 8 năm gia nhập WTO: Việt Nam tiến bộ hơn hay còn tụt hậu?

VOV.VN -Sau 8 năm gia nhập WTO, cái Việt Nam đạt được nhiều hơn mất. Tuy nhiên, vì sao nhiều cơ hội chưa được tận dụng cần phải được nhìn nhận thấu đáo.