Đại biểu Quốc hội: Chủ động bồi dưỡng để tránh việc “đốt đuốc” tìm nhân sự

VOV.VN - “Để khắc phục những hạn chế này, nên chăng cần xây dựng sớm phương án khung về nhân sự đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa sau, ngay từ đầu nhiệm kỳ hay giữa nhiệm kỳ của khóa trước".

Cuối tuần này, khi thảo luận về hoạt động của Quốc hội khóa XIV, đại biểu Dương Trung Quốc, đoàn Đồng Nai đã chia sẻ góc tiếp cận của một người tham gia Quốc hội suốt 20 năm. Ông Quốc khẳng định sự tự hào về những gì đã làm được trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, song ông cũng cho rằng, còn nhiều điều phải suy nghĩ.

Quốc hội không thể chỉ sức vóc thuần túy

Đại biểu Dương Trung Quốc nhắc lại lịch sử thành lập Quốc hội khóa đầu tiên đã có tập quán quan trọng là để cho dân tiếp cận hoạt động Quốc hội. Khi đó, Quốc hội họp ở Nhà hát Lớn và dành toàn bộ tầng trên cho báo chí, người dân có quyền đến xem. Ngày nay, Quốc hội có cả tòa nhà hoành tráng và hoạt động của các đại biểu trên nghị trường được phát thanh, truyền hình trực tiếp đến người dân.

Ghi nhận rất nhiều thành tựu lớn của Quốc hội như phát triển theo kịp thời đại, ứng phó với mọi tình huống, ứng dụng công nghệ cao, song đại biểu Dương Trung Quốc cũng bày tỏ băn khoăn việc bấm nút biểu quyết ở Quốc hội. Theo Hiến pháp, việc này là công khai nhưng bấm nút biểu quyết như hiện nay lại không biết được chính kiến của từng đại biểu.

Vì thế, đại biểu Dương Trung Quốc mong việc này sẽ được cải tiến, có thể là trên máy tính bảng của đại biểu hay trên phương tiện thông tin đại chúng, để người dân giám sát được đại biểu đại diện cho mình.

Nhắc đến vấn đề tuổi tác, đại biểu Dương Trung Quốc chia sẻ, năm nay ông đã 75 tuổi, vẫn được đề cử để ứng cử đại biểu Quốc hội nhưng ông bày tỏ “đến tuổi phải nghỉ”.

“Chúng ta phải coi Quốc hội là tinh túy, tinh hoa, đừng coi Quốc hội là sức vóc thuần túy, nhất là với đại biểu Quốc hội chuyên trách, những người làm toàn vẹn công việc cho Quốc hội. Họ đã có tích lũy về mặt kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng và đặc biệt là tích lũy uy tín, mà tích lũy uy tín thì phải có thời gian. Tôi rất mong đó là một thực tế mà chúng ta cố gắng thay đổi trong những nhiệm kỳ tiếp theo”, ông Quốc bày tỏ kỳ vọng.

Chủ động bồi dưỡng ĐBQH để tránh việc “đốt đuốc” tìm nhân sự

Đồng quan điểm cần trọng dụng chất xám của đại biểu chuyên trách, đại biểu Hoàng Đức Thắng, đoàn Quảng Trị cho rằng, việc lựa chọn đại biểu Quốc hội lâu nay về cơ bản là qua nhóm đối tượng, trên cơ sở số lượng, cơ cấu được phân bổ theo kiểu “so bó đũa, chọn cột cờ”.

Cách làm này dẫn đến sự thiếu chủ động, phạm vi lựa chọn còn hạn hẹp, thời gian lựa chọn rất ngắn, gấp gáp cùng với nhiều yếu tố khác nên đại biểu Quốc hội được lựa chọn đôi khi chưa thực sự tiêu biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

“Để khắc phục những hạn chế này, nên chăng cần xây dựng sớm phương án khung về nhân sự đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa sau, ngay từ đầu nhiệm kỳ hay giữa nhiệm kỳ của khóa trước; không để đến cuối nhiệm kỳ mới xây dựng phương án, mà phải xét phương án nhân sự do Hội đồng Bầu cử Quốc gia quyết định, như luật định hiện nay chỉ làm quy trình lần cuối để thực hiện công tác nhân sự đại biểu Quốc hội”, đại biểu Hoàng Đức Thắng nêu ý kiến.

“Trên cơ sở định hướng nhân sự khung, thực hiện quy hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng nguồn đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đại biểu chuyên trách các cấp. Khi đã có cơ chế tạo nguồn quy hoạch, bồi dưỡng, lựa chọn một cách chủ động, khoa học, chặt chẽ, rộng mở thì mới có nguồn để lựa chọn ra những đại biểu Quốc hội thực sự có tâm, có tầm, thực sự hiện tại như mong đợi của nhân dân; khắc phục được những tình trạng là trước kỳ bầu cử Quốc hội phải đốt đuốc đi tìm nhân sự”, đại biểu đoàn Quảng Trị nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Nếu không liêm chính sẽ tạo ra những văn bản pháp luật rất nhiều khuyết tật”
“Nếu không liêm chính sẽ tạo ra những văn bản pháp luật rất nhiều khuyết tật”

VOV.VN - Thảo luận tại hội trường sáng nay (26/3), nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình và thể hiện niềm tự hào là ĐBQH khóa XIV vì đã làm tròn vai ĐBQH trước nhân dân với những quyết sách và kết quả đã được thể hiện trong 2 báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Quốc hội tổng kết nhiệm kỳ.

“Nếu không liêm chính sẽ tạo ra những văn bản pháp luật rất nhiều khuyết tật”

“Nếu không liêm chính sẽ tạo ra những văn bản pháp luật rất nhiều khuyết tật”

VOV.VN - Thảo luận tại hội trường sáng nay (26/3), nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình và thể hiện niềm tự hào là ĐBQH khóa XIV vì đã làm tròn vai ĐBQH trước nhân dân với những quyết sách và kết quả đã được thể hiện trong 2 báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Quốc hội tổng kết nhiệm kỳ.

 Đại biểu thảo luận về hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV
Đại biểu thảo luận về hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV

VOV.VN - Hôm nay (26/3), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

 Đại biểu thảo luận về hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV

Đại biểu thảo luận về hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV

VOV.VN - Hôm nay (26/3), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

“Kết thúc 20 năm làm đại biểu Quốc hội, tôi vui như sắp cày xong thửa ruộng”
“Kết thúc 20 năm làm đại biểu Quốc hội, tôi vui như sắp cày xong thửa ruộng”

VOV.VN - Sau 4 nhiệm kỳ, 20 năm lãnh trách nhiệm đại biểu dân cử, thời điểm này tôi thấy “vui như sắp cày xong thửa ruộng”.

“Kết thúc 20 năm làm đại biểu Quốc hội, tôi vui như sắp cày xong thửa ruộng”

“Kết thúc 20 năm làm đại biểu Quốc hội, tôi vui như sắp cày xong thửa ruộng”

VOV.VN - Sau 4 nhiệm kỳ, 20 năm lãnh trách nhiệm đại biểu dân cử, thời điểm này tôi thấy “vui như sắp cày xong thửa ruộng”.