Đại biểu Quốc hội: “Tham nhũng chính sách rất tinh vi“

VOV.VN- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương: "Thông qua mua chuộc, chạy chọt, sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật, điều chỉnh quy hoạch xây dựng tạo kẽ hở để hưởng lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân".

Đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ và thừa nhận năm 2015, công tác phòng chống tham nhũng có sự chuyển  biến rõ nét với nhiều kết quả nổi bật, thể chế chính sách phòng chống tham nhũng được toàn diện hơn, công khai minh bạch hơn. Công tác kiểm tra, giám sát xử lý kịp thời, nghiêm minh hơn, các biện pháp tuyên truyền giáo dục phòng ngừa được đẩy mạnh...

Tuy vậy, vấn đề tham nhũng diễn biến phức tạp, ngày càng tinh vi, gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, là nguy cơ gây mất ổn định chính trị xã hội.

Có một chút chức trách là tham nhũng

Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương- Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng, thực tế cuộc sống làm cho người tham nhũng ít nhìn thấy người tham nhũng nhiều rồi làm theo. Người không tham nhũng có khi bị người tham nhũng cô lập. Thậm chí, tham nhũng lây lan đến cả một bộ phận người dân thường.

“Chỉ cần họ có một chút chức trách gì đó, nếu có cơ hội là tham nhũng như trông xe, gác đền, phát hàng cứu trợ. Tệ hại hơn nữa là tham nhũng cả chế độ chính sách cho người nghèo, cho người có công, thương binh, liệt sỹ, kể cả chính sách cho người đang sống và người đã chết”, đại biểu bức xúc.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương: Công chức nhũng nhiễu dẫn tới "làm luật", "bôi trơn"

Theo ông Nguyễn Ngọc Phương, một dạng tham nhũng tinh vi nhất lâu nay ít được đề cập và trong báo cáo vẫn nêu chưa rõ đó là tham nhũng chính sách. Thông qua việc mua chuộc, chạy chọt, sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật, điều chỉnh quy hoạch xây dựng mà ở đó tạo ra những cơ sở pháp lý, điều khoản, kẽ hở để hưởng lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, gây thát thoát cho nhà nước.

Dẫn báo cáo đánh giá tham nhũng vặt, hối lộ trong khu vực công diễn ra phổ biến và nghiêm trọng, đại biểu Phương cho rằng công chức có thể tạo cớ yêu cầu thêm thủ tục sách nhiễu, trì hoãn dẫn tới xã hội xuất hiện một loại lệ phí không thành văn gọi là “làm luật”, “bôi trơi”.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) cho rằng không nên coi thường “tham nhũng vặt” vì nó tác động không nhỏ vào niềm tin của nhân dân, đạo đức xã hội.

“Ví dụ với cảnh sát giao thông, hãy nghe tài xế taxi, lái xe đường dài kể thì biết. Cán bộ chính quyền cấp cơ sở, thậm chí tổ dân phố, xin gì cũng phải chung chi, chung chi rồi thì vi phạm thoải mái như nạn chiếm lòng lề đường diễn ra hàng ngày, trước mắt mọi người”, đại biểu Nghĩa dẫn chứng.

Còn bao che, né tránh

“Tham nhũng có chiều hướng phát triển cũng do vụ việc bắt đầu từ xử lý kẻ tham nhũng thấp hơn so với lợi lộc họ hái được. Thực tế có lúc xử lý giơ cao đánh khẽ, hoặc bao che cho nhau, né tránh, sợ rút dây động rừng”, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nhấn mạnh.

Cùng với đó là việc tự kiểm tra phát hiện tham nhũng ở một số cơ quan, đơn vị, tổ chức còn yếu. Theo ông Nguyễn Ngọc Phương, phần lớn các vụ tham nhũng vừa qua bị phát hiện do tranh giành địa vị, chạy chọt chức vụ không thành, nội bộ mất đoàn kết, đơn thư tố cáo, dư luận xã hội lên án, Quốc hội lên tiếng, báo chí lên tiếng, các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, kết luận, xử lý.

Đại biểu Nguyễn Thái Học: Cử tri bức xúc, mất niềm tin vì tham nhũng

Còn theo đại biểu Nguyễn Thái Học (đoàn Phú Yên), tham nhũng còn nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, ngành, cản trở sự phát triển của xã hội nhưng kết quả đấu tranh phòng chống tham nhũng lại giảm so với 2014 là điều rất cần quan tâm.

“Có những loại tội phạm giảm thì đó là thành tích của cơ quan chức năng cần biểu dương, nhưng phát hiện xử lý tội phạm tham nhũng giảm trong khi tình hình tham nhũng còn nghiêm trọng, xảy ra trên nhiều lĩnh vực thì đây là khuyết điểm của cơ quan có nhiệm vụ phòng chống tham nhũng”, ông Nguyễn Thái Học nêu quan điểm.

Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên cũng nhấn mạnh, cử tri đặt câu hỏi vì sao chúng ta không đẩy lùi được tham nhũng? Nhân dân cần sự quyết tâm của các cấp, các ngành trong việc ngăn chặn, đẩy lùi loại tội phạm này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu kéo dài
Phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu kéo dài

VOV.VN -Năm 2015, tình hình tham nhũng vẫn phức tạp, nghiêm trọng nhưng việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử đều giảm; thu hồi tài sản vẫn thấp.

Phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu kéo dài

Phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu kéo dài

VOV.VN -Năm 2015, tình hình tham nhũng vẫn phức tạp, nghiêm trọng nhưng việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử đều giảm; thu hồi tài sản vẫn thấp.

Quan liêu, tham nhũng làm méo mó chính sách, giảm lòng tin
Quan liêu, tham nhũng làm méo mó chính sách, giảm lòng tin

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh, nạn tham nhũng làm suy yếu lực lượng của đất nước, ảnh hưởng trầm trọng đến nguy cơ khác.

Quan liêu, tham nhũng làm méo mó chính sách, giảm lòng tin

Quan liêu, tham nhũng làm méo mó chính sách, giảm lòng tin

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh, nạn tham nhũng làm suy yếu lực lượng của đất nước, ảnh hưởng trầm trọng đến nguy cơ khác.

Đại biểu Đỗ Văn Đương: “Phải có người biết cách chống tham nhũng”
Đại biểu Đỗ Văn Đương: “Phải có người biết cách chống tham nhũng”

VOV.VN -Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Đỗ Văn Đương cho rằng, phải thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập.

Đại biểu Đỗ Văn Đương: “Phải có người biết cách chống tham nhũng”

Đại biểu Đỗ Văn Đương: “Phải có người biết cách chống tham nhũng”

VOV.VN -Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Đỗ Văn Đương cho rằng, phải thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập.