Dành thời gian thoả đáng hơn cho Thủ tướng trả lời chất vấn

VOV.VN -Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng cần quy định dành cho Thủ tướng ít nhất một buổi tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Phải tranh luận để đại biểu thể hiện chính kiến và bản lĩnh

Thảo luận về dự thảo Nội quy kỳ họp Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm- (đoàn TPHCM) đề nghị bổ sung nội dung về thời gian dành cho tranh luận trong các phiên thảo luận toàn thể tại hội trường.

Những phiên thảo luận về nội dung KT-XH, một số dự án luật và nội dung quan trọng khác cần bố trí 1/3 thời gian để tranh luận.

“Tham luận cũng rất tốt và nhiều tham luận tôi rất tâm đắc nhưng dẫn đến trùng lắp do chuẩn bị sẵn. Đề nghị ghi hẳn trong nội quy dành 1/3 thời gian tranh luận và tranh luận hết thời gian thì thôi. Qua đó giúp cho đại biểu khác biết thêm thông tin vì không phải ai cũng biết được hết các vấn đề. Điều hành của chủ toạ vừa rồi có không gian để tranh luận nhưng còn thiếu”, bà Tâm nêu ý kiến.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm

Liên quan quy định về chất vấn, theo bà Tâm, câu hỏi và phần trả lời phải đúng trọng tâm, tránh trường hợp đại biểu hỏi một chuyện lại tranh thủ báo cáo hoạt động của đơn vị mình.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng đề nghị dành thời gian thoả đáng cho Thủ tướng trả lời chất vấn. Vì cử tri rất muốn được nghe trả lời của Chính phủ về trách nhiệm cũng như giải pháp của lãnh đạo nền hành chính quốc gia. Theo đó, nên dành cho Thủ tướng ít nhất 1 buổi vì vừa qua chưa thoả đáng, Thủ tướng chuẩn bị nhưng không đủ thời gian đưa ra thông điệp quan trọng.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cũng cho rằng các phiên thảo luận toàn thể hiện cơ bản vẫn là tham luận mà chưa chuyển sang tranh luận là vấn đề lớn nhất trong hoạt động Quốc hội hiện nay. Do đó nội quy cần quy định để khắc phục chuyện này, trong đó có vai trò của người điều hành để đại biểu thể hiện quan điểm, chính kiến của mình.

“Lâu nay thấy điều hành tốt rồi, nhưng vẫn băn khăn về tính không thống nhất của việc điều hành. Cần phải có điều quy định về điều hành phiên họp để khắc phục tính tham luận, đứng lên đọc một bài chuẩn bị sẵn. Có hàng chục bài chuẩn bị sẵn tương đối trùng nhau”, đại biểu Quyền nói.

Đồng quan điểm, Đại biểu Nguyễn Văn Phúc - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị tăng tính tranh luận. Tuy nhiên, với hệ thống đăng ký điện tử hiện nay thì rất khó vì xếp theo thứ tự đăng ký. Do đó cần thiết kế hệ thống ưu tiên đăng ký để tranh luận ngay.

Còn đại biểu Trần Du Lịch thì bày tỏ: “So với Kỳ họp thứ 9, tôi cho rằng hiện nay thụt lùi về tranh luận. Cứ quy định bao nhiêu phút rồi xếp hàng để thảo luận thì khó giải quyết được gì. Phải tranh luận đến cùng mới ra kết luận, còn cứ để Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu như thế này tôi rất tâm tư”.

Biểu quyết công khai phải hiện danh tính đại biểu

Về hình thức biểu quyết công khai, đại biểu Nguyễn Đình Quyền đề nghị công bố công khai danh tính các đại biểu Quốc hội biểu quyết hay không biểu quyết, để họ thể hiện rõ quan điểm, bản lĩnh của mình và trách nhiệm trước nhân dân.

“Điều này các nước làm lâu rồi. Nên quy định để nhân dân biết được vì biểu quyết là một trong những hoạt động quan trọng nhất của đại biểu Quốc hội trong thể hiện quan điểm, chính kiến của mình”, ông Quyền nói. 

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền

Đại biểu Chu Sơn Hà- Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TP Hà Nội cũng đồng tình cho rằng biểu quyết công khai gồm giơ tay và bảng điện tử hiện rõ danh tính, đồng ý hay không.

Còn hình thức không công khai vẫn thông qua bỏ phiếu và bảng điện tử không hiện rõ danh tính như hiện nay.

Đại biểu Trần Du Lịch cũng nhấn mạnh, biểu quyết chỉ có hai hình thức bỏ phiếu kín và công khai (bao gồm nhấn nút và giơ tay). Khi Luật tiếp cận thông tin quy định rõ ấn nút là công khai thì khi cử tri muốn biết đại biểu nào đó biểu quyết thế nào thì trung tâm thông tin của Quốc hội phải cung cấp để người dân biết chính kiến của đại biểu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn các Bộ trưởng về việc thực hiện lời hứa
Đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn các Bộ trưởng về việc thực hiện lời hứa

VOV.VN-Theo Đại biểu Quốc hội, phiên chất vấn gần cuối khoá nên cần rà lại lời hứa của các Bộ trưởng trong nhiệm kỳ để xem vấn đề gì làm được và chưa làm được.

Đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn các Bộ trưởng về việc thực hiện lời hứa

Đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn các Bộ trưởng về việc thực hiện lời hứa

VOV.VN-Theo Đại biểu Quốc hội, phiên chất vấn gần cuối khoá nên cần rà lại lời hứa của các Bộ trưởng trong nhiệm kỳ để xem vấn đề gì làm được và chưa làm được.

Quốc hội sẽ chất vấn tổng thể để thấy rõ kết quả thực hiện các cam kết
Quốc hội sẽ chất vấn tổng thể để thấy rõ kết quả thực hiện các cam kết

VOV.VN - Quốc hội sẽ chất vấn tổng thể việc thực hiện các nghị quyết chất vấn từ đầu nhiệm kỳ để thấy rõ các cam kết của Chính phủ và các thành viên Chính phủ được thực hiện như thế nào.

Quốc hội sẽ chất vấn tổng thể để thấy rõ kết quả thực hiện các cam kết

Quốc hội sẽ chất vấn tổng thể để thấy rõ kết quả thực hiện các cam kết

VOV.VN - Quốc hội sẽ chất vấn tổng thể việc thực hiện các nghị quyết chất vấn từ đầu nhiệm kỳ để thấy rõ các cam kết của Chính phủ và các thành viên Chính phủ được thực hiện như thế nào.

Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội
Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội

VOV.VN -Quốc hội sẽ dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 75 phút để làm rõ thêm một số nội dung liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn ý kiến đại biểu.

Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội

Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội

VOV.VN -Quốc hội sẽ dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 75 phút để làm rõ thêm một số nội dung liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn ý kiến đại biểu.

“Cấp trưởng có mặt mà uỷ quyền cấp phó trả lời chất vấn là vô lý”
“Cấp trưởng có mặt mà uỷ quyền cấp phó trả lời chất vấn là vô lý”

VOV.VN - Ý kiến đại biểu Quốc đề nghị Luật quy định cấp trưởng không được uỷ quyền cấp phó trả lời chất vấn, trừ trường hợp vắng mặt.

“Cấp trưởng có mặt mà uỷ quyền cấp phó trả lời chất vấn là vô lý”

“Cấp trưởng có mặt mà uỷ quyền cấp phó trả lời chất vấn là vô lý”

VOV.VN - Ý kiến đại biểu Quốc đề nghị Luật quy định cấp trưởng không được uỷ quyền cấp phó trả lời chất vấn, trừ trường hợp vắng mặt.