ĐBQH đề nghị thực hiện chuyển tiếp một số quy định tại Nghị quyết 30 về chống dịch

VOV.VN - Nhận định dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, biến thể mới tiếp tục phát sinh, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị Quốc hội cho phép thực hiện chuyển tiếp một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 30 liên quan các hoạt động phòng chống dịch.

Thảo luận việc đánh giá thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn ĐBQH TP.HCM đã nhắc lại bối cảnh ra đời của Nghị quyết 30/2021/QH15 khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội trong cả nước, với số ca nhiễm tăng nhanh mỗi ngày, từ 100 ca/ngày lên tới 1.000-5.000 ca/ngày; trong bối cảnh thuốc điều trị, phát đồ điều trị chưa có; vật tư y tế, máy móc, thiết bị, giường bệnh không đáp ứng đủ, nhân lực y tế quá tải…

Trong bối cảnh đó, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, việc Quốc hội phối hợp với Ủy ban TVQH và Chính phủ, làm việc ngày đêm để đưa vào Nghị quyết cuối kỳ họp thứ nhất khóa XV những nội dung quan trọng giúp Chính phủ có thể chủ động linh hoạt áp dụng các giải pháp phòng chống, ứng phó Covid-19 trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan, là rất sáng suốt.

Cùng với Nghị quyết 30/2021/QH15, Quốc hội cũng ban hành 6 Nghị quyết và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 10 Nghị quyết, đại biểu Trần Hoàng Ngân khẳng định đây là sáng kiến lập pháp chưa có tiền lệ, đã tạo điều kiện cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, ban hành các quyết định quan trọng, giải pháp sáng tạo, giúp công tác kiểm soát dịch bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Huy động được nhiều lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch tại giai đoạn cao điểm. 

Cho rằng trong tình hình hiện nay, dịch vẫn còn đang diễn biến phức tạp, biến thể mới lại tiếp tục phát sinh, đại biểu Trần Hoàng Ngân bày tỏ thống nhất hoàn toàn với tất cả các kiến nghị của Chính phủ, đồng thời đề nghị Quốc hội cho phép thực hiện chuyển tiếp một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15, các hoạt động phòng chống dịch của cơ sở y tế và chế độ chính sách đối với người được điều động tham gia phòng chống dịch. 

Trong đó, đối với việc thanh toán chi phí phòng chống dịch Covid-19 cho cơ sở y tế và chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh Covid-19, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị quy định trong dự thảo Nghị quyết yêu cầu các thủ tục phải đơn giản, rút gọn. Đại biểu đoàn TP.HCM, cũng cho rằng nên áp dụng thêm cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách đối với việc mua sắm vật tư y tế, đầu tư cơ sở, trang thiết bị hóa chất trong bối cảnh dịch bệnh; phải tăng cường công tác phân tích, dự báo; tăng thêm chi phí cho ngành y tế để tăng cường công tác phân tích, dự báo phòng chống các dịch bệnh.

Cùng quan điểm với nhiều ý kiến, đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cũng cho rằng Nghị quyết số 30/2021/QH15 đã góp phần quan trọng vào công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam.

Liên quan đến việc thanh toán cho việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đại biểu Nguyễn Anh Trí băn khoăn tại sao việc thanh toán lại chậm, đề nghi có quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân triển khai chậm…

Về vấn đề sản xuất vaccine phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đại biểu Nguyễn Anh Trí đánh giá cao vai trò của Quốc hội, Chính phủ trong ngoại giao vaccine nên dịch bệnh sớm được dập tắt. Tuy nhiên, đại biểu vẫn cho rằng Việt Nam cần phải tự sản xuất vaccine riêng. 

“Để có thể sản xuất vaccine, chúng ta phải hội đủ tri thức của các nhà khoa học ở các đơn vị sản xuất vaccine có thời gian thành lập và phát triển từ 15 - 40 năm và tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm trên thế giới”, đại biểu nhấn mạnh và cho rằng không thể chỉ trông chờ vào việc sản xuất vaccine của các công ty tư nhân, mặc dù các công ty tư nhân có kinh phí nhưng lại chưa hội đủ đội ngũ nhân lực có tri thức, trí tuệ cao và trình độ khoa học.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo để sớm tổ chức một hệ thống sản xuất vaccine một cách bài bản, quy củ, đúng cách để phục vụ đất nước trong những đợt dịch khác.

Làm rõ các băn khoăn của đại biểu Quốc hội về việc chậm chi trả, thanh toán cho các chiến sĩ, cho các lực lượng tuyến đầu tham gia chống dịch, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, thực tế đây là dịch bệnh lần đầu tiên xuất hiện cho nên chúng ta phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Đây chính là nguyên nhân cơ bản trong việc chậm chi trả. Trong khi đó, trong thời điểm biến chủng thay đổi, nhiều phát sinh khó dự đoán, phác đồ điều trị cũng phải thay đổi liên tục, nhân lực y tế thiếu phải huy động nhiều đối tượng cùng tham gia chăm sóc cho người bệnh, vì thế việc lập giấy tờ, thủ tục hành chính gặp nhiều khó khăn, mà dịch bệnh cấp bách đòi hỏi công tác phòng chống dịch phải khẩn trương, nhanh chóng trong điều kiện không bình thường.

“Chính vì vậy, thời gian Quốc hội cho phép kéo dài đến ngày 31/12/2023 sẽ giúp cho các cơ quan rà soát hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo quyền lợi, chế độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác y tế cũng như chế độ đối với các lực lượng tham gia phòng chống dịch”, Bộ trưởng Y tế khẳng định.

Bộ trưởng cũng cho biết, thời gian qua, tập trung cho nhiệm vụ này, Bộ Y tế đã rà soát, ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư 56 về thủ tục giải quyết chế độ nghỉ việc hưởng BHXH, là một trong các giải pháp để tháo gỡ khó khăn về mặt thủ tục, quy trình, thực tiễn để các địa phương triển khai thực hiện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không bó hẹp vùng động lực trong Quy hoạch tổng thể quốc gia
Không bó hẹp vùng động lực trong Quy hoạch tổng thể quốc gia

VOV.VN - Làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan tới Quy hoạch tổng thể quốc gia, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cho biết trong quá trình phát triển, nếu thấy đủ điều kiện sẽ điều chỉnh và bổ sung các vùng động lực mới để phát huy được tối đa tất cả các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của các vùng, các địa phương chứ không bó hẹp...

Không bó hẹp vùng động lực trong Quy hoạch tổng thể quốc gia

Không bó hẹp vùng động lực trong Quy hoạch tổng thể quốc gia

VOV.VN - Làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan tới Quy hoạch tổng thể quốc gia, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cho biết trong quá trình phát triển, nếu thấy đủ điều kiện sẽ điều chỉnh và bổ sung các vùng động lực mới để phát huy được tối đa tất cả các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của các vùng, các địa phương chứ không bó hẹp...

ĐBQH: Nên đầu tư cho báo chí theo hướng đặt hàng các tác phẩm chất lượng cao
ĐBQH: Nên đầu tư cho báo chí theo hướng đặt hàng các tác phẩm chất lượng cao

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa, bên cạnh việc đầu tư vào các cơ quan báo chí trực tiếp với tinh thần cần tinh chứ không nhất thiết phải đông, nên đầu tư theo hướng đặt hàng các tác phẩm chất lượng cao.

ĐBQH: Nên đầu tư cho báo chí theo hướng đặt hàng các tác phẩm chất lượng cao

ĐBQH: Nên đầu tư cho báo chí theo hướng đặt hàng các tác phẩm chất lượng cao

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa, bên cạnh việc đầu tư vào các cơ quan báo chí trực tiếp với tinh thần cần tinh chứ không nhất thiết phải đông, nên đầu tư theo hướng đặt hàng các tác phẩm chất lượng cao.

Quy hoạch tổng thể quốc gia phải tính toán chứ không nên ôm đồm
Quy hoạch tổng thể quốc gia phải tính toán chứ không nên ôm đồm

VOV.VN - Đây là quan điểm chung của nhiều đại biểu Quốc hội khi thảo luận về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sáng nay (7/1).

Quy hoạch tổng thể quốc gia phải tính toán chứ không nên ôm đồm

Quy hoạch tổng thể quốc gia phải tính toán chứ không nên ôm đồm

VOV.VN - Đây là quan điểm chung của nhiều đại biểu Quốc hội khi thảo luận về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sáng nay (7/1).