Đề nghị chính sách đặc thù tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng cho Buôn Mê Thuột

VOV.VN - Nhấn mạnh Buôn Mê Thuột có vị trí chiến lược quốc phòng an ninh của đất nước, đại biểu Lê Tấn Tới đề nghị cần có cơ chế đặc thù vì giữ được ổn định an ninh quốc phòng mới có thể phát triển kinh tế.

Thảo luận tại tổ sáng nay (26/10) về Dự thảo Nghị quyết cơ chế thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, nhiều ý kiến đại biểu cơ bản bày tỏ sự đồng tình bởi Buôn Mê Thuột là thành phố đã được Bộ Chính trị có kết luận ban hành cách đây 10 năm, tổng kết lại trong Nghị quyết 67 năm 2019 cho đến nay đã 4 năm nhưng vẫn chưa xây dựng được một cơ chế chính sách đặc thù nào.

Với 4 nhóm cơ chế chính sách Chính phủ trình Quốc hội để đặc thù cho thành phố Buôn Mê Thuột tuy không nhiều nhưng đã thể hiện sự quan tâm, cụ thể hóa các nhiệm vụ chính trị nhằm mục tiêu phát triển thành phố Buôn Mê Thuột trở thành trung tâm của khu vực Tây Nguyên.

Các ý kiến cho rằng, các nội dung liên quan đến các chính sách đặc thù về tài chính, tài khóa, đầu tư cần được cân nhắc cẩn trọng, bởi có một số nội dung chưa phù hợp với chính sách chung. Như về ưu đãi thuế, hiện đang ưu đãi thuế với cả doanh nghiệp và cá nhân đối với vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, nhưng khi áp dụng chính sách ở Dự thảo Nghị quyết này thì xét trong nội bộ tỉnh Đắk Lắk lại ưu đãi cho nơi phát triển nhất, các địa phương khác không được ưu đãi. Vì vậy cần có sự cân nhắc để đảm bảo tính hài hòa, đồng bộ trong việc triển khai bộ luật do Quốc hội ban hành.

Nhấn mạnh, với 4 nhóm chính sách được đưa ra trong Dự thảo Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho thành phố Buôn Mê Thuột, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Long An) cho rằng, nếu Nghị quyết này được Quốc hội thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên Quốc hội quyết định cơ chế chính sách đặc thù cho một thành phố là đơn vị hành chính cấp huyện, vì thế đại biểu mong muốn những đề nghị, kiến nghị của đại biểu Quốc hội cũng như cử tri sẽ được nghiên cứu, xem xét, bổ sung để có thể xây dựng thành một mô hình điểm có thể phát triển cho các địa phương khác.

Ngoài 4 nhóm cơ chế chính sách đã được đưa ra trong Dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc thêm một số kiến nghị của cử tri thành phố. Cụ thể, giao HĐND thành phố được quyền quyết định bố trí ngân sách thành phố để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do thành phố quản lý theo hiệu quả công việc ngoài được chi trả thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ chế này cũng tương tự như Quốc hội đã cho phép thực hiện tại Nghị quyết 54 năm 2014 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Cử tri thành phố cũng kiến nghị việc phân cấp quản lý Nhà nước không chỉ trong lĩnh vực quy hoạch như trong dự thảo Nghị quyết ở điều 5 mà nên mở rộng phân cấp quản lý ở lĩnh vực đất đai để tạo điều kiện cho thành phố chủ động hơn trong quản lý đất đai. Cơ chế này cũng tương tự như Quốc hội đã cho phép thực hiện tại Nghị quyết 36 và 37 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù của tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.

Cho rằng, quy định ưu đãi thuế doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Mê Thuột được quy định tại điều 4 của Dự thảo Nghị quyết chưa thể hiện đầy đủ chủ trương của Đảng trong Kết luận 76, đó là tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thu hút đa dạng và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế, cử tri thành phố Buôn Mê Thuột cũng kiến nghị nghiên cứu bổ sung chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với  hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, nguyên liệu vật tư linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thuế sử dụng đất.

Đồng tình với 4 chính sách đặc thù cho Buôn Mê Thuột, đại biểu Lê Tấn Tới (đoàn Long An), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh, cũng kiến nghị bổ sung thêm chính sách để tăng cường nguồn lực về quốc phòng an ninh cho thành phố bởi Buôn Mê Thuột ở vùng Tây Nguyên, trong khi Tây Nguyên có vị trí chiến lược về quốc phòng không chỉ ở phía Đông mà cả phía Tây của đất nước, như vậy cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế xã hội của Buôn Mê Thuột là rất quan trọng nhưng cần kết hợp phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh, bởi có giữ được ổn định được quốc phòng an ninh mới phát triển được kinh tế. Do đó, đại biểu Tới kiến nghị nên có cả chính sách đặc thù đối với lực lượng công an, quân đội, biên phòng ở khu vực đó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội xem xét cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột
Quốc hội xem xét cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột

VOV.VN - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và báo cáo thẩm tra về nội dung này.

Quốc hội xem xét cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột

Quốc hội xem xét cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột

VOV.VN - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và báo cáo thẩm tra về nội dung này.

Chưa có xe ô tô vẫn được đấu giá biển số và không giới hạn số lượng
Chưa có xe ô tô vẫn được đấu giá biển số và không giới hạn số lượng

VOV.VN - Nội dung này được thể hiện trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.

Chưa có xe ô tô vẫn được đấu giá biển số và không giới hạn số lượng

Chưa có xe ô tô vẫn được đấu giá biển số và không giới hạn số lượng

VOV.VN - Nội dung này được thể hiện trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.

Tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức: Áp dụng càng sớm càng tốt
Tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức: Áp dụng càng sớm càng tốt

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội kiến nghị nếu quyết định tăng lương, nên áp dụng càng sớm càng tốt, thời điểm có thể từ 1/1/2023, bởi từ nay đến 1/7/2023 còn rất lâu, trượt giá tăng cao.

Tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức: Áp dụng càng sớm càng tốt

Tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức: Áp dụng càng sớm càng tốt

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội kiến nghị nếu quyết định tăng lương, nên áp dụng càng sớm càng tốt, thời điểm có thể từ 1/1/2023, bởi từ nay đến 1/7/2023 còn rất lâu, trượt giá tăng cao.