Đề xuất dành 5% tỷ lệ ĐBQH chuyên trách để thu hút lãnh đạo Bộ, ngành về hưu

VOV.VN - Nhiều ý kiến đề nghị dành tỷ lệ khoảng 5% để thu hút những người từng là lãnh đạo Bộ ngành, địa phương, chuyên gia làm đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Chiều nay (11/2), trước khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên họp 42, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về các nội dung dự kiến tiếp thu, chỉnh lý trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Vấn đề nâng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách nhận được sự đồng thuận cao.

Quốc hội chuyên nghiệp phải đảm bảo đủ chuyên trách

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ quan tiếp thu giải trình dự án luật thể hiện thành hai phương án để xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Theo đó, Phương án 1 giữ quy định về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội (tương đương khoảng 175 đại biểu) như trong Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành. Phương án 2 quy định tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 40% (tương đương khoảng 200 đại biểu).

Ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng bày tỏ quan điểm rằng để đảm bảo khối lượng công việc của Quốc hội thì cần nâng đại biểu hoạt động chuyên trách lên 40%.

Ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD-TN-TN-NĐ của Quốc hội

Lý do là dù đạt 35%, tức trên 170 đại biểu thì đến 60 người ở địa phương, hơn 100 người ở Trung ương trong khi gánh phần việc lập pháp, giám sát rất nặng nề.

“Tôi đề nghị nâng lên tỷ lệ 40% tổng số đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Còn vấn đề chính sách thế nào thì Quốc hội cần tính toán” – ông Phan Thanh Bình nêu ý kiến.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính-Ngân sách (TC-NS) Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh việc nâng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách cũng chính là hướng đến một Quốc hội chuyên nghiệp vì khi đó, người dành 100% thời gian làm công tác chuyên môn ở Quốc hội cao hơn.

Dẫn thực tế ở Uỷ ban TC-NS, ông Nguyễn Đức Hải cho biết có 10 thành viên nhưng phải chia thành 4 tiểu ban để phụ trách các phần việc chuyên sâu là rất mỏng. Do đó, ông ủng hộ tăng lên tỷ lệ 40% để có nhiều hơn đại biểu dành thời gian cho hoạt động chuyên môn của Quốc hội, qua đó nâng cao được chất lượng làm luật, thẩm tra, giám sát...

Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc thì cho rằng, luật hiện hành ghi “ít nhất 35%”, tức là tối thiểu nhưng qua 14 khoá Quốc hội chưa bao giờ đạt tỷ lệ này, cao nhất mới chỉ đạt 34%, nhưng cũng giảm dần do một số người bị xử lý kỷ luật. Do đó mức 35% đã tốt rồi, giờ ghi cao hơn nữa thì cũng khó đạt được.

Dành tỷ lệ thu hút chuyên gia làm đại biểu chuyên trách

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, vấn đề nâng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được đặt ra từ lâu nên cần quan tâm. Với hướng phấn đấu ít nhất đạt từ 37-40% thì có thể tính đến thu hút các chuyên gia từng công tác tại các cơ quan Quốc hội, các Bộ ngành.

“Nếu được thì những người này không giữ chức vụ gì cả mà chỉ làm đại biểu Quốc hội. Qua đó thu hút chất xám và kinh nghiệm công tác, trí tuệ, uy tín của họ đóng góp cho hoạt động của Quốc hội” – bà Tòng Thị Phóng nói và đề xuất hướng dành 3-5% tổng số đại biểu chuyên trách để thu hút đối tượng này.

Nêu ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần nâng lên tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên 40% tổng số đại biểu Quốc hội để phấn đấu. Trong đó, dành khoảng 5% để thu hút những người từng giữ chức vụ lãnh đạo Bộ ban ngành ở Trung ương và địa phương còn đủ sức khoẻ, uy tín, có bản lĩnh, kinh nghiệm, kiến thức. Trong trường hợp bầu không đạt tỷ lệ thì quá trình hoạt động Quốc hội có thể cơ cấu để tăng cường đại biểu hoạt động chuyên trách.

“Những người được thu hút vào hoạt động Quốc hội không cần giữ chức vụ gì. Thượng viện, Hạ viện của Nhật Bản có cả Ngoại trưởng tham gia khi thôi nhiệm vụ và nhiều nước làm như thế” – bà Nguyễn Thị Kim Ngân phân tích.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại phiên họp 42 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, vẫn trình 2 phương án để Quốc hội xem xét quyết định nhưng chuyển phương án tăng tỷ lệ lên 40% thành phương án 1. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề nhân sự nên cũng phải báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền.

Cũng theo ông Uông Chu Lưu, hướng tới đây khi chuẩn bị đề án bầu cử dự kiến dành tỷ lệ 5% để thu hút những cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu, tới tuổi nghỉ hưu nhưng đảm bảo sức khoẻ, uy tín, trí tuệ và các chuyên gia, nhà khoa học... đưa ra bầu làm đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách mà không giữ chức vụ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ quan chức năng xử lý nghiêm thì đâu có HH Linh Đàm, 8B Lê Trực
Cơ quan chức năng xử lý nghiêm thì đâu có HH Linh Đàm, 8B Lê Trực

VOV.VN - “Chính quyền, cơ quan chức năng sử dụng hết các mức xử lý theo luật định thì đâu có các công trình vi phạm như HH Linh Đàm hay 8B Lê Trực”.

Cơ quan chức năng xử lý nghiêm thì đâu có HH Linh Đàm, 8B Lê Trực

Cơ quan chức năng xử lý nghiêm thì đâu có HH Linh Đàm, 8B Lê Trực

VOV.VN - “Chính quyền, cơ quan chức năng sử dụng hết các mức xử lý theo luật định thì đâu có các công trình vi phạm như HH Linh Đàm hay 8B Lê Trực”.

Tách nhập xã, huyện liên quan đến “xếp ghế” nên tâm tư là đương nhiên
Tách nhập xã, huyện liên quan đến “xếp ghế” nên tâm tư là đương nhiên

VOV.VN - “Tách ra thì có thêm ghế, nhập vào thì người thế này, người thế khác nên tâm tư là lẽ đương nhiên” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Tách nhập xã, huyện liên quan đến “xếp ghế” nên tâm tư là đương nhiên

Tách nhập xã, huyện liên quan đến “xếp ghế” nên tâm tư là đương nhiên

VOV.VN - “Tách ra thì có thêm ghế, nhập vào thì người thế này, người thế khác nên tâm tư là lẽ đương nhiên” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Xem xét sắp xếp huyện xã ở 6 tỉnh thành, giảm 46 đơn vị
Xem xét sắp xếp huyện xã ở 6 tỉnh thành, giảm 46 đơn vị

VOV.VN -Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tại Thái Bình, Lào Cai, Hà Nội, Cần Thơ, Khánh Hòa, Cao Bằng vừa được trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Xem xét sắp xếp huyện xã ở 6 tỉnh thành, giảm 46 đơn vị

Xem xét sắp xếp huyện xã ở 6 tỉnh thành, giảm 46 đơn vị

VOV.VN -Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tại Thái Bình, Lào Cai, Hà Nội, Cần Thơ, Khánh Hòa, Cao Bằng vừa được trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.