"Đi giám sát đất nông-lâm trường, chúng tôi về cứ buồn mãi"

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh cho biết, qua giám sát đất nông, lâm trường cho thấy tình trạng thất thoát quỹ đất và tài sản khá nghiêm trọng.

Công ty không làm gì cũng thu tiền của người dân?

Đặt câu hỏi tại phiên giải trình về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường do Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức sáng 27/8, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình bày tỏ: “Tham gia đoàn giám sát chúng tôi thấy rất thấm thía về thực trạng hoạt động của các nông, lâm trường. Việc thực hiện Nghị định 170 và Nghị định 200 khá tốt nhưng nhiều tồn tại khá lớn tới nay chưa khắc phục được”.

Đại biểu Sinh cho biết, sau khi rà soát đánh giá thấy tình trạng thất thoát quỹ đất và tài sản của Nhà nước khá nghiêm trọng, kể cả với cơ quan chuyển đổi: “Chúng tôi đến một công ty chè ở Mộc Châu - Sơn La đang quản lý 4.800ha. Công ty này sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, lên sàn thì thành sở hữu của cổ đông, người ta chi phối hàng ngàn ha. Trong báo cáo huyện Mộc Châu rất bức xúc”.

Thực tế diễn ra tình trạng tranh chấp, chiếm dụng, thâu tóm đất đai, sử dụng trái mục đích sử dụng đất tràn lan, nhà nước không thu được tiền thuê đất. Theo đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, việc chỉ giao sơ bộ, không có đo thửa, khoảnh, chưa đo đếm dẫn đến không biết tính thế nào để thu tiền.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình

Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình cũng cho rằng hiệu quả kinh tế không rõ nét, phát sinh nợ do dự án vẫn tiếp tục “hà hơi thổi ngạt” cho doanh nghiệp, công ty nông, lâm trường này sống nhưng thực ra không sống được.

“Chúng tôi đến công ty Mường La hiện nay không sống được mà nợ các dự án thêm vài tỷ đồng. Lâm trường Văn Chấn (Yên Bái) 10 năm nay không có giám đốc mà có một phó giám đốc phụ trách, mấy năm nay họ sống lay lắt bằng tiền dịch vụ nuôi trồng rừng, 3 tháng qua chả có đồng nào trả cho người lao động. Đoàn đến giám sát chẳng biết nói gì vì có gì đâu mà nói. Đây là câu chuyện rất đáng quan tâm”, đại biểu Sinh dẫn chứng.

Từ hoạt động sản xuất không hiệu quả dẫn đến quyền lợi chính đáng của người lao động ở một số nông, lâm trường không đảm bảo. Ví dụ một công ty chè của Mộc Châu, trước đây nông trường viên nhận khoán của nông trường- một doanh nghiệp của Nhà nước thì giờ chuyển đổi mô hình phải thuê đất từ tư nhân.

“Doanh nghiệp không làm gì nhưng hàng năm thu 2,8 triệu đồng/ha. Thanh tra của tỉnh cho thấy doanh nghiệp này thu của người dân không có quy định gì trên 5 tỷ đồng, mà họ chẳng làm gì cả. Vậy sau khi chuyển đổi Nhà nước được gì, người dân được gì? Chúng tôi về cứ buồn mãi”, đại biểu Sinh bày tỏ.

Tư lệnh ngành thừa nhận nhiều nông lâm trường gặp khó khăn

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát thừa nhận mặc dù quản lý đất, rừng lớn nhưng nhiều nông, lâm trường rất khó khăn. Như lâm trường Văn Chấn (Yên Bái) quản lý rừng nghèo, đất trồng rừng ít nên ít nguồn thu, chủ yếu nhận hỗ trợ từ các dự án của Nhà nước. Nghị quyết 30 nêu rõ nơi nào hoạt động không hiệu quả thì tuỳ theo vị trí, đặc điểm của nông lâm trường mà xử lý, trong đó có giải thể, giao đất cho hộ gia đình, tổ chức khác quản lý.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát 

Về lo ngại thất thoát đất, tài sản của Nhà nước vào tay tư nhân như ý kiến của đại biểu Nguyễn Tiến Sinh nêu, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, khi chuyển đổi chỉ cổ phần hoá tài sản trên đất còn đất đai vẫn do nhà nước quản lý. Ai sở hữu tài sản trên đất vẫn phải thuê đất. Người dân nhận khoán thì người mua cổ phần có quyền nhất định tuỳ theo cổ phần.

“Còn đời sống công nhân có giảm hay không chắc phải tuỳ thuộc vào tình hình trường hợp, chúng tôi sẽ kiểm tra cụ thể. Theo báo cáo từ thí điểm thời gian qua thì tình hình khả quan hơn”, ông Cao Đức Phát nói.

Báo cáo giải trình với Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho biết các nông, lâm trường sau khi được sắp xếp, chuyển đổi, hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số công ty nông, lâm nghiệp được nâng lên, thu nhập, đời sống của người lao động được cải thiện góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Tuy vậy, Tư lệnh ngành Nông nghiệp cũng thừa nhận sau sắp xếp còn một số công ty nông, lâm nghiệp không khắc phục được tồn tại cũ, kết quả sản xuất kinh doanh thấp hoặc tiếp tục lỗ. Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của nhiều doanh nghiệp chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới. Quản trị doanh nghiệp tuy có tiến bộ, nhưng chưa đồng bộ, việc quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn nhiều lúng túng, xúc tiến thương mại phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu còn hạn chế.

Liên quan quản lý sử dụng đất, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, việc rà soát đất đai chưa được thực hiện trên thực địa; chưa hoàn thành việc xác định ranh giới, cắm mốc, chưa hoàn chỉnh được hồ sơ để làm thủ tục giao đất, thuê đất, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

Thực hiện giao, khoán rừng, đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, có biểu hiện vi phạm pháp luật. Tình trạng hộ nhận khoán đất của các công ty nông, lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán; tự ý xây dựng nhà kiên cố trên đất nhận khoán khá phổ biến đối với vùng đất ven đô thị..../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Còn 245 công ty nông, lâm nghiệp không phải trả tiền thuê đất
Còn 245 công ty nông, lâm nghiệp không phải trả tiền thuê đất

VOV.VN - Các công ty này cần đổi mới căn bản cơ chế quản lý đất đai, tài nguyên rừng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Còn 245 công ty nông, lâm nghiệp không phải trả tiền thuê đất

Còn 245 công ty nông, lâm nghiệp không phải trả tiền thuê đất

VOV.VN - Các công ty này cần đổi mới căn bản cơ chế quản lý đất đai, tài nguyên rừng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Phát hiện hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại TPHCM
Phát hiện hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại TPHCM

VOV.VN -Thanh tra Chính phủ vừa công bố hàng loạt sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai tại TPHCM.

Phát hiện hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại TPHCM

Phát hiện hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại TPHCM

VOV.VN -Thanh tra Chính phủ vừa công bố hàng loạt sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai tại TPHCM.

Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp tập trung 4 nhiệm vụ trọng tâm
Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp tập trung 4 nhiệm vụ trọng tâm

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu lồng ghép Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với các chương trình, dự án khác trên địa bàn...

Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp tập trung 4 nhiệm vụ trọng tâm

Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp tập trung 4 nhiệm vụ trọng tâm

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu lồng ghép Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với các chương trình, dự án khác trên địa bàn...

Quảng Ngãi: Đất lâm nghiệp bỏ hoang, dân lại thiếu đất sản xuất
Quảng Ngãi: Đất lâm nghiệp bỏ hoang, dân lại thiếu đất sản xuất

VOV.VN-Các lâm trường tại Quảng Ngãi quản lý hàng ngàn hec-ta đất lâm nghiệp nhưng sử dụng rất ít, số còn lại bỏ hoang, còn người dân lại thiếu đất sản xuất.

Quảng Ngãi: Đất lâm nghiệp bỏ hoang, dân lại thiếu đất sản xuất

Quảng Ngãi: Đất lâm nghiệp bỏ hoang, dân lại thiếu đất sản xuất

VOV.VN-Các lâm trường tại Quảng Ngãi quản lý hàng ngàn hec-ta đất lâm nghiệp nhưng sử dụng rất ít, số còn lại bỏ hoang, còn người dân lại thiếu đất sản xuất.

Sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp
Sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp

Sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.