“Địa phương nào quan tâm đến kết nối giao thông thì sẽ phát triển“

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, địa phương nào quan tâm đến quy hoạch và kết nối giao thông thì địa phương đó sẽ phát triển. 

Trả lời câu hỏi của đại biểu việc hiện nay giao thông vùng núi khó khăn, giao thông nông thôn cũng khó khăn, hướng giải quyết thế nào, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải Nguyễn Văn Thể cho biết, theo nguồn ngân sách hiện nay và theo phân cấp quản lý thì Bộ GTVT chịu trách nhiệm trước T.Ư và được sử dụng ngân sách T.Ư để tiến hành đầu tư nâng cấp, mở rộng, sửa chữa quốc lộ.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể.
Hệ thống đường cấp tỉnh, cấp huyện và đường giao thông nông thôn là trách nhiệm chính thuộc về chính quyền các địa phương. Thực hiện chủ trương của T.Ư, cách đây 5 năm, T.Ư đã ban hành một Đề án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, đó là xây dựng đường đến trung tâm các xã chưa có đường nông thôn. Và Bộ GTVT cũng thực hiện một số chương trình từ thiện để hỗ trợ đường giao thông cho các địa phương, trong đó có Dự án 186 cầu treo dân sinh cho các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Bộ GTVT cũng tranh thủ các nguồn vốn ODA của các ngân hàng như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Châu Á…để thực hiện các dự án hỗ trợ giao thông nông thôn cho các tỉnh có đông đồng bào dân tộc và những tỉnh khó khăn. Nhưng trách nhiệm chính của đầu tư hệ thống giao thông nông thôn vẫn là của chính quyền địa phương. Nếu ngân sách địa phương khó khăn thì các địa phương có thể xây dựng các Đề án của địa phương để báo cáo với T.Ư xin hỗ trợ.
Vừa qua, để thực hiện xã hội hoá tốt, Bộ GTVT phối hợp cùng các địa phương thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn theo hình thức kết hợp giữa vốn Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hiện nay, phong trào làm đường ở các thông, các cấp ở các xã, liên xã thực hiện rất tốt.
Hiện đã có 95% các địa phương trên cả nước có đường đến trung tâm xã. Đặc biệt, với các tỉnh gần khu kinh tế lớn, các TP lớn và vùng đồng bằng, tỷ lệ đường phủ kín tốt hơn, còn các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa và vùng có nhiều sông nước thì tỷ lệ thấp hơn, nhưng bình quân cả nước là 95%.
Giao thông phải đi trước một bước, nhưng trách nhiệm hiện nay gắn liền với địa phương rất nhiều. Bộ rất mong các tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc và những tỉnh còn nhiều khó khăn, nhiều xã mới chia tách chưa có đường liên xã, nhưng Bộ không có đề án sơ bộ cho từng nơi nên mong địa phương tập hợp, có thể đề xuất cùng với Bộ để nếu cần thiết thì có chương trình mới để Bộ GTVT làm chủ đầu tư cho tất cả các tỉnh.
Nếu không, từng địa phương phải có kiến nghị để Chính phủ xem xét thực hiện cho các tỉnh mà hiện nay giao thông còn nhiều khó khăn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, vừa qua, ngoài hỗ trợ các chương trình, Bộ đã triển khai các chương trình hỗ trợ cho nơi có đông đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn. Các hỗ trợ này mang tính tiếp sức cho địa phương, cái chính vẫn là chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Các địa phương phải xuất ngân sách, cùng với nhân dân xây dựng hệ thống đường giao thông.
Địa phương nào làm tốt giao thông nông thôn thì các chắn công tác xoá đói giảm nghèo ở địa phương đó sẽ có nhiều cơ hội thực hiện hơn. Bộ trưởng mong các địa phương quan tâm, còn Bộ GTVT sẽ hỗ trợ trong khả năng cho phép.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Bộ trưởng nói thêm về vấn đề kết nối các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, xã lộ với quốc lộ, nhất là các tuyến đường mới nào để giải quyết ách tắc giao thông ở các tỉnh miền núi, cùng với đó là tiến độ của dự án xây dựng cầu treo dân sinh. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, đến nay đã hoàn chỉnh dự án cầu treo dân sinh với 186 cầu treo.
Còn chương trình đường đến trung tâm xã, ngay thời điểm kết thúc đề án đã có kết nối. Vừa qua có chia tách nhiều xã ở các vùng đặc thù, có đường đã được làm ở miền núi, nhưng sau mỗi trận mưa lũ lại bị sạt lở. Việc xây dựng này chỉ đầu tư một lần, còn địa phương phải có trách nhiệm duy tu.
Về kết nối, Bộ GTVT khoảng 5 năm điều chỉnh quy hoạch giao thông T.Ư một lần. Khi làm việc, Bộ cũng yêu cầu địa phương cứ 5 năm điều chỉnh 1 lần hệ thống đường tỉnh. Hệ thống này phải kết nối tốt với hệ thống đường quốc lộ thì hiệu quả mới có thể phát huy. Còn đường huyện lộ thì trách nhiệm của tỉnh là chỉ đạo các huyện cứ 5 năm rà soát, điều chỉnh. Dưới cấp huyện thì cấp xã, đường liên thông, liên xã cũng cần có chủ trương.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết. về mặt chủ trương đã có chỉ đạo rõ, đường quốc lộ đã cố định nhưng đối với quy hoạch ở cấp địa phương thì mong chính quyền địa phương quan tâm đặc biệt, vì nếu đường địa phương không kết nối thì sẽ khó khăn. Còn trong quá trình làm việc với các địa phương, những đường kết nối nào ở đường tỉnh khó khăn, Bộ ủng hộ về mặt chủ trương cùng tỉnh báo cáo Chính phủ, xin ngân sách T.Ư hỗ trợ.
"Địa phương nào quan tâm đến quy hoạch và kết nối giao thông thì địa phương đó sẽ phát triển. Có một số vùng có thể kêu gọi Nhà nước và nhân dân cùng làm khi đời sống bà con có điều kiện tương đối ổn, còn những vùng đặc biệt khó khăn thì chính quyền địa phương phải trích ngân sách. Nếu thực hiện chính sách Nhà nước và nhân dân cùng làm thì khó mà thực hiện được. Những vùng này, hy vọng Ủy ban Dân tộc cùng với Bộ sẽ nghiên cứu những đề án đặc thù để hỗ trợ cho những vùng đặc biệt khó khăn, tính kết nối chưa tốt, mục đích làm sao để bà con được sử dụng hệ thống đường giao thông tốt hơn" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ai dám lên tiếng khi người đứng đầu lạm quyền, lộng hành?
Ai dám lên tiếng khi người đứng đầu lạm quyền, lộng hành?

VOV.VN -Cơ quan tổ chức, đoàn thể, người dân có quyền giám sát, kiểm soát quyền lực của người đứng đầu. Nhưng giám sát, kiểm soát như thế nào, bằng cách nào? 

Ai dám lên tiếng khi người đứng đầu lạm quyền, lộng hành?

Ai dám lên tiếng khi người đứng đầu lạm quyền, lộng hành?

VOV.VN -Cơ quan tổ chức, đoàn thể, người dân có quyền giám sát, kiểm soát quyền lực của người đứng đầu. Nhưng giám sát, kiểm soát như thế nào, bằng cách nào? 

“Mấy đại gia xây nhà xù xà xù xì, không hiểu kiểu gì!”
“Mấy đại gia xây nhà xù xà xù xì, không hiểu kiểu gì!”

VOV.VN - Ủng hộ việc có chế tài quản lý kiến trúc, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh “không phải anh có tiền thì làm gì cũng được”.

“Mấy đại gia xây nhà xù xà xù xì, không hiểu kiểu gì!”

“Mấy đại gia xây nhà xù xà xù xì, không hiểu kiểu gì!”

VOV.VN - Ủng hộ việc có chế tài quản lý kiến trúc, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh “không phải anh có tiền thì làm gì cũng được”.

Inforgraphics: Đề án tổng thể sáp nhập 637 xã, 16 huyện
Inforgraphics: Đề án tổng thể sáp nhập 637 xã, 16 huyện

VOV.VN - Theo Dự thảo đề án tổng thể của Bộ Nội vụ, có 16 huyện và 637 xã không đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và dân số cần phải xem xét sáp nhập. 

Inforgraphics: Đề án tổng thể sáp nhập 637 xã, 16 huyện

Inforgraphics: Đề án tổng thể sáp nhập 637 xã, 16 huyện

VOV.VN - Theo Dự thảo đề án tổng thể của Bộ Nội vụ, có 16 huyện và 637 xã không đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và dân số cần phải xem xét sáp nhập. 

Bộ trưởng Tô Lâm trả lời chất vấn nhiều vấn đề “nóng“
Bộ trưởng Tô Lâm trả lời chất vấn nhiều vấn đề “nóng“

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn về vấn đề tội phạm kinh tế; tội phạm về chức vụ; tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm ma túy....

Bộ trưởng Tô Lâm trả lời chất vấn nhiều vấn đề “nóng“

Bộ trưởng Tô Lâm trả lời chất vấn nhiều vấn đề “nóng“

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn về vấn đề tội phạm kinh tế; tội phạm về chức vụ; tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm ma túy....

Quy định cấp quân hàm sĩ quan cấp tướng ở đơn vị mới của Bộ Quốc phòng
Quy định cấp quân hàm sĩ quan cấp tướng ở đơn vị mới của Bộ Quốc phòng

VOV.VN - Thường vụ Quốc hội sẽ bàn về cấp quân hàm cao nhất với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị mới thành lập thuộc Bộ Quốc phòng.

Quy định cấp quân hàm sĩ quan cấp tướng ở đơn vị mới của Bộ Quốc phòng

Quy định cấp quân hàm sĩ quan cấp tướng ở đơn vị mới của Bộ Quốc phòng

VOV.VN - Thường vụ Quốc hội sẽ bàn về cấp quân hàm cao nhất với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị mới thành lập thuộc Bộ Quốc phòng.

Bộ trưởng GD-ĐT thừa nhận chính sách cử tuyển hiện không hiệu quả
Bộ trưởng GD-ĐT thừa nhận chính sách cử tuyển hiện không hiệu quả

VOV.VN - Về chính sách cử tuyển, theo ông Phùng Xuân Nhạ, giai đoạn trước phát huy cao, cử được người rất tốt, nhưng gần đây xem ra không hiệu quả.

Bộ trưởng GD-ĐT thừa nhận chính sách cử tuyển hiện không hiệu quả

Bộ trưởng GD-ĐT thừa nhận chính sách cử tuyển hiện không hiệu quả

VOV.VN - Về chính sách cử tuyển, theo ông Phùng Xuân Nhạ, giai đoạn trước phát huy cao, cử được người rất tốt, nhưng gần đây xem ra không hiệu quả.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn về vấn đề gì?
Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn về vấn đề gì?

VOV.VN -Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn về công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn về vấn đề gì?

Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn về vấn đề gì?

VOV.VN -Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn về công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Tiêu cực thi THPT để lại dư âm, Luật Giáo dục phải lấy ý kiến nhân dân
Tiêu cực thi THPT để lại dư âm, Luật Giáo dục phải lấy ý kiến nhân dân

VOV.VN - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và cho lùi thời gian thông qua dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Tiêu cực thi THPT để lại dư âm, Luật Giáo dục phải lấy ý kiến nhân dân

Tiêu cực thi THPT để lại dư âm, Luật Giáo dục phải lấy ý kiến nhân dân

VOV.VN - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và cho lùi thời gian thông qua dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Tài sản không giải trình hợp lý nguồn gốc: Đưa ra tòa để giải quyết?
Tài sản không giải trình hợp lý nguồn gốc: Đưa ra tòa để giải quyết?

VOV.VN - Nhiều ý kiến đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản không giải trình hợp lý về nguồn gốc theo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án.

Tài sản không giải trình hợp lý nguồn gốc: Đưa ra tòa để giải quyết?

Tài sản không giải trình hợp lý nguồn gốc: Đưa ra tòa để giải quyết?

VOV.VN - Nhiều ý kiến đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản không giải trình hợp lý về nguồn gốc theo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án.