Dự án đường Hồ Chí Minh: Cần cân đối vốn, tránh đầu tư dở dang, dàn trải

VOV.VN - Tiếp tục kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, chiều nay 24/5, các đại biểu thảo luận về Tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) đồng tình cao với nội dung Chính phủ trình tại kỳ họp này. Dự án đường Hồ Chí Minh là dự án hết sức quan trọng, mang ý nghĩa chính trị, lịch sử, an ninh quốc phòng. Đường Hồ Chí Minh khi đưa vào sử dụng kết nối từ Bắc vào Nam sẽ tạo đà phát triển kinh tế; đồng thời là con đường mang tên Bác giáo dục thế hệ trẻ, là đường kết nối đoàn kết dân tộc từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ chỉ ra quá trình thực hiện gặp khó khăn, còn 171 km chưa hoàn thành. Đại biểu Bé cho rằng, có nhiều lý do khiến dự án chậm tiến độ, nhưng cần phân tích rõ thêm nguyên nhân.

“Vai trò trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội theo dõi giám sát triển khai thế nào? Mười mấy năm, ý thức trách nhiệm hoàn thành con đường này, bên cạnh cơ quan thực thi thì vai trò Quốc hội cũng có một phần. Với trách nhiệm của mình ta cần nhìn nhận trách nhiệm của chúng ta”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé trăn trở.

Dự án nào cũng cần thiết nhưng phải lưu ý tới việc cân đối vốn

Để hoàn thành mục tiêu hoàn thành dự án đường Hồ Chí Minh, đại biểu Nguyễn Đình Việt (đoàn Cao Bằng) cho rằng, cần tiếp tục triển khai dự án và đề xuất đưa nội dung về dự án này vào Nghị quyết chung của kỳ họp. Song “Cần làm rõ có tiếp tục đầu tư đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến (thuộc đoạn Đoan Hùng - Chợ Bến) không? Hình thức đầu tư thế nào?”, đại biểu Việt đặt câu hỏi.

Theo ông Việt, trong báo cáo và tờ trình của Chính phủ, trong 3 dự án thành phần còn lại chưa được bố trí vốn, đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến, tại Nghị quyết 66 xác định đầu tư theo hình thức BOT nhưng đoạn này lại song song với tuyến quốc lộ 32 và quốc lộ 21 hiện hữu, nên không hiệu quả, không hấp dẫn nhà đầu tư và 2 tuyến này đến nay vẫn cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải, vì vậy trước mắt ưu tiên cân đối bố trí vốn cho đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn và đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận.

Còn theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn TP.HCM, việc bố trí 4.450 tỷ đồng kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 triển khai 2 dự án thành phần đoạn Chợ Chu - Ngã Ba Trung Sơn và đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận khả năng cân đối được. Tuy nhiên, trong kỳ họp bất thường đầu năm đã phê duyệt rất nhiều dự án đầu tư công, trong đó có các tuyến đường cao tốc, tới đây sẽ có đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, đường vành đai 3 TP.HCM, điều đó đặt ra nguồn vốn giải ngân rất lớn và khả năng cân đối ngân sách, cân đối vốn là vấn đề Chính phủ phải đặc biệt lưu ý, tránh trường hợp đầu tư dở dang,

“Trong bối cảnh hiện nay, giá cả vật tư nguyên liệu, sắt thép xây dựng, chi phí lao động… đều tăng. Bộ Giao thông vận tải cần có báo cáo bổ sung về yếu tố giá cả thi công các dự án này. Dự án nào cũng cần thiết nhưng phải lưu ý tới việc cân đối vốn và nên ưu tiên cho các dự án cấp bách và đang đầu tư, tránh việc đầu tư dở dang, dàn trải, dẫn tới lãng phí”, đại biểu Trần Hoàng Ngân lưu ý.

Chừng nào không giải quyết được bài toán huy động nguồn lực, chừng đó giao thông còn tụt hậu

Đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, giao thông đường bộ tại nước đang hiện nay đang là điểm nghẽn, dù được đầu tư khá nhiều nhưng Việt Nam vẫn tụt hậu so với các nước trên thế giới về giao thông đường bộ. Theo diễn đàn kinh tế Thế giới, Việt Nam được xếp vào thứ hạng 104 về kết nối giao thông đường bộ, chất lượng giao thông đường bộ tại nước ta thuộc nhóm 1/3 nền kinh tế có chất lượng thấp nhất thế giới. Điều này khiến cho năng lực cạnh tranh của Việt Nam kém hơn, chi phí logistic tăng cao.

Theo ông Lộc, đường Hồ Chí Minh là trục giao thông rất quan trọng của đất nước, không phải chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt chính trị xã hội, an ninh quốc phòng, là biểu tượng tinh thần dân tộc của đất nước này, ý chí của dân tộc này.

“Việc Đảng, Nhà nước quyết tâm để xây dựng hoàn chỉnh được tuyến đường này, kết nối được các địa phương trong cả nước là quyết tâm chính trị rất cao”, ông Lộc bày tỏ.

Tuy nhiên, đại biểu này cho rằng, kế hoạch đã đề ra nhưng thực hiện có nhiều khó khăn, đến nay vẫn chưa hoàn thành được kế hoạch đã đề ra.

Nguyên nhân được ông Lộc đưa ra là do dịch bệnh Covid-19, ngân sách nhà nước khó khăn… Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa đó là thể chế chính sách trong phát triển giao thông, đặc biệt là thể chế, chính sách về huy động nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông.

Đại biểu Lộc cho rằng, một điều rất quan trọng nếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước thì không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.

“Làm sao huy động được nguồn lực của xã hội, nguồn lực tư nhân vào phát triển hạ tầng giao thông là vấn đề cốt lõi, là chìa khóa để giải quyết vấn đề này. Không chỉ huy động ở trong nước mà còn huy động nguồn vốn quốc tế, của các nhà đầu tư nước ngoài. Chừng nào chúng ta không giải quyết được bài toán này thì chừng đó giao thông vẫn tiếp tục tụt hậu”, ông Lộc nói.

Bên cạnh đó, đại biểu Lộc nhắc Quốc hội đã thông qua luật về PPP, nhưng sau khi Quốc hội thông qua thì một loạt các dự án đang làm PPP lại rút về, lại thực hiện đầu tư công, đây là điều cực chẳng đã và vướng mắc trong hệ thống thể chế về PPP.

“Nếu luật cho rằng PPP đưa ra những ràng buộc phức tạp hơn luật truyền thống thì cần tìm giải pháp làm sao cho luật PPP trở nên thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi, ít nhất là thuận lợi ngang bằng với đầu tư truyền thống. Lẽ ra đầu tư công thủ tục phải phiền hà hơn, vì nhà nước kiểm soát nguồn vốn chặt chẽ hơn, nhưng đây là vốn đầu tư tư nhân, nếu thủ tục phức tạp hơn cả đầu tư nhà nước thì cần sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháo luật. Điều quan trọng là cần có sự hài hoàn về luật pháp, chia sẻ rủi ro giữa khu vực tư nhân và nhà nước. Chừng nào tạo ra được sự hài hòa đó thì luật PPP sẽ vận hành’, đại biểu Vũ Tiến Lộc nêu ý kiến.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, với những tuyến đường có ý nghĩa quan trọng như các tuyến dẫn lên khu vực vùng sâu vùng xa, nhưng lại không thể thu phí, thì sẽ có 2 hướng đầu tư: một là nhà nước đầu tư, hai là tư nhân đầu tư nhưng nhà nước phải bù lỗ. Hiện nay, chúng ta đang cần một công thức sao cho tư nhân có thể tham gia đầu tư. Việc huy động đầu tư PPP không chỉ là huy động vốn, tài chính mà còn là huy động về quản trị tư nhân.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, trong trường hợp luật có những nội dung chưa thực sự phù hợp, thì Quốc hội hoàn toàn có thể điều chỉnh luật cho phù hợp với thực tế, kéo dài thời gian thu hồi vốn của các dự án đầu tư giao thông để tạo điều kiện thuận lợi, thu hút vốn đầu tư tư nhân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự án đường Hồ Chí Minh chậm tiến độ, 171 km chưa được bố trí vốn
Dự án đường Hồ Chí Minh chậm tiến độ, 171 km chưa được bố trí vốn

VOV.VN - Theo tờ trình của Chính phủ, đến năm 2021, dự án đường Hồ Chí Minh triển khai được khoảng 2.362 km/2.744km, đạt 86,1% và khoảng 258km tuyến nhánh; đang thực hiện 211km; chưa bố trí vốn để triển khai thực hiện 171km còn lại để nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh.

Dự án đường Hồ Chí Minh chậm tiến độ, 171 km chưa được bố trí vốn

Dự án đường Hồ Chí Minh chậm tiến độ, 171 km chưa được bố trí vốn

VOV.VN - Theo tờ trình của Chính phủ, đến năm 2021, dự án đường Hồ Chí Minh triển khai được khoảng 2.362 km/2.744km, đạt 86,1% và khoảng 258km tuyến nhánh; đang thực hiện 211km; chưa bố trí vốn để triển khai thực hiện 171km còn lại để nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh.

Đường Hồ Chí Minh chậm tiến độ, cần 10.770 tỷ đồng để đầu tư thông toàn tuyến
Đường Hồ Chí Minh chậm tiến độ, cần 10.770 tỷ đồng để đầu tư thông toàn tuyến

VOV.VN - Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu thông tuyến toàn tuyến đường Hồ Chí Minh vào 2020, tuy nhiên, hiện còn một số đoạn tuyến vẫn chưa được bố trí vốn đầu tư.

Đường Hồ Chí Minh chậm tiến độ, cần 10.770 tỷ đồng để đầu tư thông toàn tuyến

Đường Hồ Chí Minh chậm tiến độ, cần 10.770 tỷ đồng để đầu tư thông toàn tuyến

VOV.VN - Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu thông tuyến toàn tuyến đường Hồ Chí Minh vào 2020, tuy nhiên, hiện còn một số đoạn tuyến vẫn chưa được bố trí vốn đầu tư.

Triển khai các dự án đường vành đai 3 và 4 tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
Triển khai các dự án đường vành đai 3 và 4 tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

VOV.VN - Lãnh đạo các bộ ngành, địa phương liên quan làm thành viên hai tổ công tác để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành.

Triển khai các dự án đường vành đai 3 và 4 tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Triển khai các dự án đường vành đai 3 và 4 tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

VOV.VN - Lãnh đạo các bộ ngành, địa phương liên quan làm thành viên hai tổ công tác để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành.