“Đừng đơn giản nghĩ không phình biên chế, bài học nhiều rồi”

VOV.VN -Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nêu quan điểm khi thảo luận về quy định liên quan Hội đồng bầu cử Quốc gia.

Sáng 25/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 35. Ngay sau phần phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe tờ trình và cho ý kiến về cho ý kiến về 9 vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong đó nhiều ý kiến tập trung thảo luật về Hội đồng bầu cử Quốc gia- một thiết chế mới và đã được quy định trong Hiến pháp và cơ cấu, thành phần, tỷ lệ phân bổ đại biểu là phụ nữ, người dân tộc thiểu số…

Phiên họp thứ 35 Ủy ban thường vụ Quốc hội

Hội đồng nên kết thúc sau khi bầu cử

Về Hội đồng bầu cử Quốc gia, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển, HĐ bầu cử quốc gia nên theo phương án 1. Theo đó, Hội đồng bầu cử Quốc gia chỉ được thành lập khi công bố ngày bầu cử và kết thúc nhiệm vụ sau khi Quốc hội xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội thay vì quy định thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia được bầu, phê chuẩn theo nhiệm kỳ của phương án 2.

Theo phương án 1, các thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động kiêm nhiệm. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia về cơ bản vẫn giữ như Hội đồng bầu cử ở trung ương theo quy định của Luật bầu cử hiện hành. Ưu điểm của phương án này là bảo đảm được tính ổn định, kế thừa trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử trung ương; không làm phát sinh thêm bộ máy.

“Hội đồng thực hiện công tác chỉ đạo bầu cử, khi kết thúc bầu cử thì kết thúc hội đồng này, chứ không nên duy trì trong 5 năm, tạo thêm bộ máy cồng kềnh. Còn bầu bổ sung, thành lập Hội đồng bầu cử Quốc gia do Quốc hội quyết định”, ông Phùng Quốc Hiển nêu ý kiến.

Nêu quan điểm nghiêng về phương án 1, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng phương án 2 dù quy định đại biểu kiêm nhiệm nhưng chắc chắn sẽ phát sinh thêm bộ máy.

Về mối quan hệ giữa Hội đồng bầu cử quốc gia với các tổ chức khác, ông Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị: “Cơ quan nào chỉ đạo cho bầu cử HĐND các cấp? Đây chính là nhiệm vụ của Hội đồng bầu cử quốc gia, là ban bầu cử địa phương. Cách tổ chức bầu cử ở địa phương nên giữ nguyên, tránh xáo trộn”.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng nêu quan điểm đồng tình với phương án 1 để “tránh lãng phí nhân lực, vì tổ chức thì có bộ máy ít nhất từ 2 đến 3 người hoạt động trong năm ba năm nhưng không có mấy việc để làm. Người có vị trí quyết định lại kiêm nhiệm, những người kia nhà nước vẫn trả lương, chưa kể có ô tô riêng để chạy chỗ này chỗ nọ. Đừng đơn giản nghĩ không phình biên chế, bài học nhiều rồi”.

Về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Trước đây bầu cử HĐND và Quốc hội chia làm 2 cấp nên có câu chuyện có tồn tại hay không, bây giờ bầu cùng 1 ngày, sáng đến chiều là xong. Như vậy làm gì mà kéo dài. Bầu cử xong là kết thúc. Nên thể hiện phương án 1 chứ quay 2 phương án là không hay”. Thời gian kết thúc bầu cử cũng thống nhất cùng một giờ.

Có nên quy định cứng tỉ lệ cơ cấu trong luật?

Thường trực Ủy ban Pháp luật cho biết, qua thảo luận, nhiều ý kiến nghị quy định cụ thể về cơ cấu, thành phần và tỷ lệ phân bổ đại biểu là phụ nữ, người dân tộc thiểu số, đại biểu tái cử, người trẻ ngay trong Luật chứ không nên quy định có “số lượng thích đáng” như hiện nay.

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, nên quy định giới hạn tỉ lệ thấp nhất, như không thấp hơn 35% và điều này được thể hiện luôn khi đưa danh sách ứng cử, đề cử để đảm bảo tỉ lệ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: “Nếu quy định tối thiểu 35% nhưng chỉ đạt 30% thì vẫn nên chấp nhận, xuống thấp quá thì phải bầu lại. Quá trình hiệp thương phải nói rõ tỉ lệ nữ, tỉ lệ chuyên trách, và tỉ lệ số dư đại biểu. Về số đại biểu cũng vậy, nếu không đạt 10% thì mất đại diện của 10 triệu dân số rồi, do đó cần nghiên cứu”.

Tờ trình của Thường trực Ủy ban pháp luật cho rằng quy định cụ thể cơ cấu, thành phần, phân bố đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ngay trong Luật này lại là điều khó khả thi. Bởi lẽ, việc dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tùy theo yêu cầu của từng giai đoạn, từng địa phương nhất định và đặc biệt là phải đáp ứng được yêu cầu của công tác cán bộ.

Theo Thường trực Ủy ban Pháp luật, thực tiễn cũng cho thấy, tại mỗi nhiệm kỳ Quốc hội, Hội đồng nhân dân, nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương lại có những yêu cầu, đặc điểm khác nhau, từ đó đòi hỏi cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân của mỗi khoá cũng phải có sự đổi mới để đáp ứng tốt hơn yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Hơn nữa, việc quy định cụ thể cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng đại biểu ở trong luật sẽ gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, nếu kết quả bầu cử không bảo đảm được đúng tỉ lệ như đã quy định trong luật thì sẽ không có cơ chế để xử lý.

“Nếu ghi cứng thì phải ít nhất 50% vì thực tế tỉ lệ nữ còn cao hơn nam để đảm bảo bình đẳng giới. Nếu chỉ 30%, về nguyên tắc quy định như vậy là không đúng”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nêu quan điểm, đồng thời đề nghị vấn đề cơ cấu, thành phần, phân bổ đại biểu sẽ được hướng dẫn cụ thể trong các đề án về tổ chức bầu cử, chuẩn bị nhân sự giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức bầu cử để bảo đảm sự linh hoạt cho mỗi kỳ bầu cử./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần nghiêm trị những người vi phạm Luật Bình đẳng giới
Cần nghiêm trị những người vi phạm Luật Bình đẳng giới

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, không thể dừng lại ở việc tuyên truyền chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, mà cần biện pháp mạnh.

Cần nghiêm trị những người vi phạm Luật Bình đẳng giới

Cần nghiêm trị những người vi phạm Luật Bình đẳng giới

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, không thể dừng lại ở việc tuyên truyền chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, mà cần biện pháp mạnh.

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm bình đẳng giới tại Hội đồng nhân quyền
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm bình đẳng giới tại Hội đồng nhân quyền

VOV.VN - Tại các cuộc đối thoại và thảo luận của Khoá 26 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam cam kết thúc đẩy và chia sẻ kinh nghiệm bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ.

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm bình đẳng giới tại Hội đồng nhân quyền

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm bình đẳng giới tại Hội đồng nhân quyền

VOV.VN - Tại các cuộc đối thoại và thảo luận của Khoá 26 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam cam kết thúc đẩy và chia sẻ kinh nghiệm bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ.

Hội nghị góp ý dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
Hội nghị góp ý dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

VOV.VN - Các ý kiến tại hội thảo đều đồng tình việc gộp 2 dự án luật này rất thuận lợi cho công tác chuẩn bị bầu cử.

Hội nghị góp ý dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Hội nghị góp ý dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

VOV.VN - Các ý kiến tại hội thảo đều đồng tình việc gộp 2 dự án luật này rất thuận lợi cho công tác chuẩn bị bầu cử.

Góp ý Dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND
Góp ý Dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND

VOV.VN -Dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân có 11 chương với 99 điều.

Góp ý Dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND

Góp ý Dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND

VOV.VN -Dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân có 11 chương với 99 điều.