“Gian lận thi cử - tôi gọi là hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ”

VOV.VN - Đại biểu Thái Trường Giang bày tỏ bức xúc trước hành vi gian lận, nâng khống điểm thi. Hành vi này cướp đi cơ hội của các em học thật, thi thật.

Dành gần như toàn bộ thời gian phát biểu của mình để nói về lĩnh vực giáo dục trên Hội trường, chiều 30/5, đại biểu Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau) nhấn mạnh, những gì đang diễn ra liên quan đến giáo dục buộc tất cả chúng ta không thể không lo lắng.

Đó là chất lượng giáo dục đào tạo không thực chất, căn bệnh thành tích không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng, vì giải pháp của ngành hiệu quả thấp, không mạnh dạn đối diện sự thật để kết quả thực chất hơn, đúng thực trạng hơn.

“Thực chất sao được khi lớp có 43 học sinh thì toàn loại giỏi và chỉ 1 học sinh khá. Còn bao nhiêu trường hợp tương tự? Theo tôi là nhiều nếu tiến hành khảo sát. Bây giờ tìm học sinh yếu kém khó như “mò kim đáy biển” – vị đại biểu đoàn Cà Mau bày tỏ.

Đại biểu Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau). Ảnh:Quochoi.vn

Cũng theo vị đại biểu này, tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018 là “giọt nước tràn ly”, buộc ngành giáo dục đào tạo phải xem xét, đánh giá về việc gộp kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ; phải xem xét phương pháp từ coi thi, chấm thi để hạn chế thấp nhất tiêu cực xảy ra.

Đại biểu Quốc hội cũng bức xúc khi trước kia tiêu cực thi cử chỉ diễn ra nhỏ lẻ thì nay thành gian lận có tổ chức, quy mô lớn hơn, tinh vi hơn, diễn ra ở nhiều địa phương, do người có chức, có quyền, có tiền thực hiện.

“Tôi gọi hành vi đó là ăn cướp, vô liêm sỉ vì đánh mất cơ hội, cướp tương lai của các cháu học thật, thi thật, làm băng hoại đạo đức xã hội” – ông Thái Trường Giang bức xúc và đề nghị nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá trúng và thực chất tồn tại để có giải pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn nữa.

Đề cập mối quan hệ thầy - trò, đại biểu Giang cho rằng ngày càng lỏng lẻo. Dẫu biết một số vụ việc xảy ra ở nơi này nơi khác là hạt sạn trong mối quan hệ cao quý từ bao đời giữa thầy và trò, nhưng cũng là hồi chuông cảnh báo. Điều đó đòi hỏi người có trách nhiệm phải suy nghĩ, hành động. Nhà trường, gia đình và xã hội phải phối kết hợp chặt chẽ, củng cố mối quan hệ thầy - trò./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo dục đi về đâu khi vẫn còn tiêu cực, sai phạm trong các kỳ thi
Giáo dục đi về đâu khi vẫn còn tiêu cực, sai phạm trong các kỳ thi

VOV.VN -ĐB Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, Bộ GDĐT đang nỗ lực cải tiến cho Kỳ thi THPT 2019 nghiêm túc, an toàn nhưng ai dám đảm bảo sai phạm sẽ không xảy ra.

Giáo dục đi về đâu khi vẫn còn tiêu cực, sai phạm trong các kỳ thi

Giáo dục đi về đâu khi vẫn còn tiêu cực, sai phạm trong các kỳ thi

VOV.VN -ĐB Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, Bộ GDĐT đang nỗ lực cải tiến cho Kỳ thi THPT 2019 nghiêm túc, an toàn nhưng ai dám đảm bảo sai phạm sẽ không xảy ra.

Nguyên PGĐ sở GDĐT Sơn La bị đề nghị truy tố vụ gian lận thi cử
Nguyên PGĐ sở GDĐT Sơn La bị đề nghị truy tố vụ gian lận thi cử

VOV.VN - Ông Trần Xuân Yến, nguyên Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Sơn La phụ trách việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh đã bị đề nghị truy tố.

Nguyên PGĐ sở GDĐT Sơn La bị đề nghị truy tố vụ gian lận thi cử

Nguyên PGĐ sở GDĐT Sơn La bị đề nghị truy tố vụ gian lận thi cử

VOV.VN - Ông Trần Xuân Yến, nguyên Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Sơn La phụ trách việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh đã bị đề nghị truy tố.

Sau gian lận thi cử, Sở GD-ĐT Sơn La có tân Phó giám đốc
Sau gian lận thi cử, Sở GD-ĐT Sơn La có tân Phó giám đốc

VOV.VN -Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Châu được điều động về Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La giữ chức vụ Phó Giám đốc.

Sau gian lận thi cử, Sở GD-ĐT Sơn La có tân Phó giám đốc

Sau gian lận thi cử, Sở GD-ĐT Sơn La có tân Phó giám đốc

VOV.VN -Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Châu được điều động về Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La giữ chức vụ Phó Giám đốc.