Hiến pháp mở ra, Luật bó chặt lại thì ai dám bỏ tiền kinh doanh?

VOV.VN - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh ủng hộ bỏ dần những điều luật chung chung, cần cụ thể hóa để tạo động lực trong đầu tư, kinh doanh.

Hiến pháp mở thì luật đừng đóng lại

Dự thảo Bộ luật hình sự dự kiến sẽ bỏ 8 tội danh không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Trong đó có Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165), để đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bảo đảm sự minh bạch và an toàn của môi trường sản xuất, kinh doanh.

Có ý kiến cho rằng cần rà soát để bỏ thêm các tội danh có cấu thành không xác định hành vi phạm tội cụ thể, mà qua thực tế áp dụng đã bộc lộ bất cập như Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 BLHS hiện hành).

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, Bộ luật Hình sự cần quy định hết sức chặt chẽ, rõ ràng vì luật ảnh hưởng sâu rộng, chi phối mạnh mẽ, định hướng hành động phát triển kinh tế đất nước và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Tránh tình trạng Hiến pháp mở ra còn các bộ luật, điều luật đóng lại.

Hiến pháp quy định mọi người được tự do kinh doanh và nguyên tắc thông lệ quốc tế là không hình sự hóa quan hệ kinh tế và dân sự. Đây là vấn đề không mới, nhưng nếu không làm rõ lại là rào cản công cuộc đổi mới, sáng tạo, làm nản lòng nhiều doanh nhân.

"Tôi chắc chắn trong gần 41 doanh nghiệp có mặt trong Quốc hội cũng như mấy trăm nghìn các doanh nghiệp khác đều phản ánh và rất lo lắng. Bộ luật khái niệm không minh bạch, rõ ràng thì chắc chắn tạo rào cản rất lớn, khi đầu tư kinh doanh chỉ sơ xảy là có thể bị quy tội hình sự”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.

Trong lĩnh vực kinh tế, những sai phạm chủ yếu nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn, không đúng các nguyên tắc quy định, mục tiêu là tiền. Do đó, trừ việc gây ra nguy hiểm cho xã hội, còn lại nên xử bằng biện pháp kinh tế để thu hồi khoản tiền họ mong muốn đạt được, có thể phạt nặng hơn để chống tái diễn. Hình sự hóa chưa chắc giải quyết được vì nhiều vụ xử rồi thì không thu hồi được tài sản, trong khi nếu để người vi phạm đền bù sẽ tốt hơn. Và thực tế có người sau này còn có đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của đất nước.

Luật không làm rõ sẽ khó động viên mọi người đầu tư, đóng góp, sáng tạo, đổi mới. Có nhiều đổi mới đi trước và có thể không đúng luật pháp nên quy vào những tội không rõ ràng sẽ rất nguy hiểm cho đất nước.

Từ quan điểm trên, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh ủng hộ hướng bỏ tội Kinh doanh trái phép và tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Việc này không đồng nghĩa chúng ta không xử lý những hành động sai phạm mà cần được quy định rất cụ thể ở từng lĩnh vực một.

”Chúng ta cần phải thảo luận kỹ, các doanh nghiệp, cơ quan chức năng quản lý kinh tế cùng tham gia với Ban soạn thảo đóng góp cho từng điều luật để đảm bảo được theo tinh thần Hiến pháp, tạo ra động lực cho đất nước phát triển. Vì những luật về kinh tế có thoáng bao nhiêu chăng nữa mà Luật Hình sự bó chặt lại, không rõ ràng, không minh bạch thì không ai dám bỏ tiền làm ăn. Tôi chắc chắn như vậy và đây là vận mệnh của đất nước”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.

“Tội Cố ý làm trái như một cái túi”

Đại biểu Nguyễn Công Hồng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, pháp luật cần cụ thể, rõ ràng để đảm bảo sự an toàn pháp lý. Luật không minh bạch thì người dân sẽ không biết cách để xử sự. Đặc biệt luật hình sự liên quan đến sinh mạng của một con người nên càng phải cụ thể, rõ ràng, không thể quy định tạo ra cách hiểu khác nhau khi áp dụng luật.

“Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng giống như một cái túi, khi tất cả các điều khoản khác không vận dụng được thì đưa về đây, hình phạt vừa phải, chừng mực. Quy định như vậy là không an toàn vì trên thực tế không biết thế nào có thể gọi là làm trái quy định nên mới có ý kiến đề xuất bỏ tội này để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh”, đại biểu Hồng cho biết.

Đại biểu Nguyễn Công Hồng

Đại biểu ủng hộ dự luật quy định rõ ràng, cụ thể thành tội để công dân, doanh nghiệp biết mà hành xử. Người nào biết mà vẫn vi phạm thì khi ấy quy tội người ta sẽ tâm phục, khẩu phục.

Về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo ông Nguyễn Công Hồng, cũng tương tự như điều luật Cố ý làm trái và thiếu sự rõ ràng, cụ thể.

“Trong thực tế cuộc sống có nhiều thứ để nói là thiếu tinh thần trách nhiệm, vì rất nhiều lý do, nhiều nguồn cơn để quy về tội này nên không đảm bảo an toàn”, đại biểu nêu ý kiến.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, quy định như hai tội như luật hiện hành vừa không cụ thể, rõ ràng để đảm bảo quyền con người, quyền công dân cũng như quyền tự do kinh doanh, sản xuất.

Bên cạnh đó, luật chung chung sẽ dễ bị lợi dụng, đưa tội này vào để làm giảm nhẹ tội khác.

“Đáng lẽ anh có thể chứng minh đó là tội tham ô hay nhận hối lộ, nhưng vì lý do nào đó lại cố tình chuyển sang tội Cố ý làm trái. Tôi ủng hộ hướng luật quy định hành vi được xác định cụ thể, không thể coi điều luật là cái túi như thế nữa”, đại biểu Nguyễn Công Hồng đề nghị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Cho nộp tiền để thoát án tử hình là dung túng tham nhũng”
“Cho nộp tiền để thoát án tử hình là dung túng tham nhũng”

VOV.VN - Bộ luật Hình sự (sửa đổi) nếu không làm rõ và quy định chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng, tùy tiện trong áp dụng pháp luật.

“Cho nộp tiền để thoát án tử hình là dung túng tham nhũng”

“Cho nộp tiền để thoát án tử hình là dung túng tham nhũng”

VOV.VN - Bộ luật Hình sự (sửa đổi) nếu không làm rõ và quy định chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng, tùy tiện trong áp dụng pháp luật.

Đau lòng sự việc bà Châu Thị Thu Nga bị xem xét bãi nhiệm
Đau lòng sự việc bà Châu Thị Thu Nga bị xem xét bãi nhiệm

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội là người tham gia ấn nút thông qua các dự án luật mà lại vi phạm pháp luật thì không thể chấp nhận được.

Đau lòng sự việc bà Châu Thị Thu Nga bị xem xét bãi nhiệm

Đau lòng sự việc bà Châu Thị Thu Nga bị xem xét bãi nhiệm

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội là người tham gia ấn nút thông qua các dự án luật mà lại vi phạm pháp luật thì không thể chấp nhận được.

Dân tìm đến tòa, tòa không xử thì dân biết kêu ai?
Dân tìm đến tòa, tòa không xử thì dân biết kêu ai?

VOV.VN -Đây là ý của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thái Học khi góp ý Điều 4, dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi).

Dân tìm đến tòa, tòa không xử thì dân biết kêu ai?

Dân tìm đến tòa, tòa không xử thì dân biết kêu ai?

VOV.VN -Đây là ý của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thái Học khi góp ý Điều 4, dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi).

Nên tha chết cho tội phạm tham nhũng đã nộp tiền khắc phục hậu quả?
Nên tha chết cho tội phạm tham nhũng đã nộp tiền khắc phục hậu quả?

VOV.VN - Theo đại biểu Nguyễn Công Hồng, người phạm tội khi đã khắc phục thì nên xem xét cho họ con đường sống, vì thoát án tử vẫn lĩnh tù chung thân.

Nên tha chết cho tội phạm tham nhũng đã nộp tiền khắc phục hậu quả?

Nên tha chết cho tội phạm tham nhũng đã nộp tiền khắc phục hậu quả?

VOV.VN - Theo đại biểu Nguyễn Công Hồng, người phạm tội khi đã khắc phục thì nên xem xét cho họ con đường sống, vì thoát án tử vẫn lĩnh tù chung thân.

Tranh cãi đề xuất không tử hình tội phạm từ 70 tuổi trở lên
Tranh cãi đề xuất không tử hình tội phạm từ 70 tuổi trở lên

VOV.VN - Theo nhiều đại biểu Quốc hội, người từ 70 tuổi trở lên vẫn phạm tội rất nghiêm trọng nên quy định không áp dụng tử hình là không hợp lý.

Tranh cãi đề xuất không tử hình tội phạm từ 70 tuổi trở lên

Tranh cãi đề xuất không tử hình tội phạm từ 70 tuổi trở lên

VOV.VN - Theo nhiều đại biểu Quốc hội, người từ 70 tuổi trở lên vẫn phạm tội rất nghiêm trọng nên quy định không áp dụng tử hình là không hợp lý.