“Hot girl” nhà nghèo có tài sản lớn mà không biết từ đâu ra”

VOV.VN - “Có cô gái trẻ, nhà nghèo, công tác bình thường nhưng lại có khối tài sản lớn mà không biết từ đâu ra, ai cũng thấy nhưng cơ quan chức năng bó tay”.

Có ý kiến đặt vấn đề này khi thảo luận về quy định đối tượng kê khai tài sản trong dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, diễn ra ngày 6/9 tại Hà Nội.

Theo đại biểu Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai), nếu không quy định bố, mẹ, con thành niên kê khai tài sản lần đầu thì chưa xoáy vào “tảng băng chìm” vì nhiều minh chứng thực tiễn khiến dư luận dậy sóng khi nhiều ông bố, bà mẹ bỗng dưng sở hữu nhiều tài sản, biệt phủ, xe sang. Một số vụ án cũng cho thấy tài sản bị tẩu tán cho người thân.

Cho rằng tham nhũng là để “hy sinh đời bố củng cố đời con” nên việc thiếu quy định làm cho hiệu quả thu hồi tài sản còn thấp và chỉ người có chức, thực quyền mới “nuôi gà đẻ trứng vàng”, “sân sau”, tham nhũng....

Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) có cùng quan điểm cần mở rộng đối tượng là bố, mẹ và con thành niên cần kê khai nhưng cho rằng chỉ nên áp dụng với người giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan Đảng, Nhà nước và ở cơ quan thuộc lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng.

“Thời gian qua thu hồi tài sản tham nhũng chỉ dưới 20% trong khi Nhà nước thất thoát rất lớn, thân nhân của những người đó có tài sản kếch xù mà không thu hồi được. Khi anh A, anh B bị xử lý, tù tội thì tài sản không có gì hết, hoặc có chút đỉnh” – ông Hoà nói.

Đại biểu Mai Sỹ Diến - Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Thanh Hoá

Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) cũng cho rằng, việc không quy định bố, mẹ, con thành niên phải kê khai tài sản là “lỗ hổng” trong luật hiện hành cần sửa đổi. Đây là vấn đề cử tri và đại biểu quan tâm vì nó không còn là “kẽ hở” nữa mà là “cửa” cho đối tượng tham nhũng chuyển tài sản tham nhũng vào.

“Có cô gái trẻ, nhà nghèo, công tác bình thường nhưng khi thành “hot girl” lại có khối lượng tài sản lớn mà không biết từ đâu ra, ai cũng thấy nhưng cơ quan chức năng bó tay. Lỗ hổng chỗ này” – ông Diến dẫn chứng và đề nghị quy định kê khai lần đầu áp dụng với cả bố, mẹ và con thành niên.

Đồng ý với ông Vượt là thực tế có người trẻ chưa thấy làm gì đã có khối tài sản khổng lồ khiến dư luận bàn tán nhưng đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) lại cho rằng, nếu mở rộng thì tính khả thi của luật sẽ giảm dù về mặt tâm lý người dân đồng tình.

“Nếu mở rộng cả cha, mẹ, con thành niên kê khai thì còn ông, bà và cháu đích tôn thì sao? Lại vẫn cứ lọt. Rồi nếu những người trên kê khai nhưng không giải trình được tài sản thì xử lý thế nào vì họ không thuộc đối tượng điều chỉnh trong luật. Còn nếu áp dụng biện pháp dân sự thì ai làm, ai chứng minh?” – ông Tô Văn Tám băn khoăn.

Đề nghị quy định sĩ quan quân đội và công an kê khai tài sản

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trước đó, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, nhiều ý kiến ĐBQH tán thành với việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai như quy định của dự thảo Luật; ý kiến khác đề nghị bổ sung đối tượng có nghĩa vụ kê khai là sĩ quan Quân đội nhân dân và sĩ quan Công an nhân dân.

UBTVQH nhận thấy, một trong những hạn chế, vướng mắc lớn trong kiểm soát tài sản, thu nhập thời gian qua có nguyên nhân quy định chưa thật sự hợp lý của Luật PCTN hiện hành về việc mọi đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập đều áp dụng chung một biện pháp kê khai, theo dõi biến động, xác minh tài sản, thu nhập mà không phân biệt các nhóm đối tượng cần phải có mức độ kiểm soát khác nhau trong khi số đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập là rất lớn.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, dự thảo Luật đã phân biệt rõ các nhóm đối tượng khác nhau để áp dụng phương thức kê khai, xác minh tài sản, thu nhập phù hợp.

Theo đó, người giữ chức vụ từ Giám đốc sở hoặc tương đương trở lên, người công tác tại các vị trí có nguy cơ tham nhũng cao phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm với mục đích nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn. Các đối tượng khác chỉ phải kê khai lần đầu hoặc kê khai bổ sung với mục đích chủ yếu nhằm tạo cơ sở dữ liệu để so sánh, đối chiếu khi họ được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn hoặc khi có tố cáo, có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên trong một năm.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chống tham nhũng: Phải dẹp “sân sau”, điều tra “giàu bất thường”
Chống tham nhũng: Phải dẹp “sân sau”, điều tra “giàu bất thường”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cần tiếp tục kiểm soát, điều tra xác minh những người giàu bất thường, có tài sản bất minh; rà soát và dẹp “sân sau”.

Chống tham nhũng: Phải dẹp “sân sau”, điều tra “giàu bất thường”

Chống tham nhũng: Phải dẹp “sân sau”, điều tra “giàu bất thường”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cần tiếp tục kiểm soát, điều tra xác minh những người giàu bất thường, có tài sản bất minh; rà soát và dẹp “sân sau”.

Đưa ra toà xử lý tài sản không rõ nguồn gốc của quan chức?
Đưa ra toà xử lý tài sản không rõ nguồn gốc của quan chức?

VOV.VN - Thường vụ Quốc hội thiên về phương án yêu cầu toà xem xét, quyết định với tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc.

Đưa ra toà xử lý tài sản không rõ nguồn gốc của quan chức?

Đưa ra toà xử lý tài sản không rõ nguồn gốc của quan chức?

VOV.VN - Thường vụ Quốc hội thiên về phương án yêu cầu toà xem xét, quyết định với tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc.

“Nhiều ông bố bà mẹ bỗng dưng sở hữu biệt phủ, xe sang“
“Nhiều ông bố bà mẹ bỗng dưng sở hữu biệt phủ, xe sang“

VOV.VN - “Nhân dân biết nhiều ông bố, bà mẹ bỗng dưng sở hữu nhiều tài sản, đứng tên doanh nghiệp, biệt phủ, xe sang mà được coi là của thái tử, phò mã”

“Nhiều ông bố bà mẹ bỗng dưng sở hữu biệt phủ, xe sang“

“Nhiều ông bố bà mẹ bỗng dưng sở hữu biệt phủ, xe sang“

VOV.VN - “Nhân dân biết nhiều ông bố, bà mẹ bỗng dưng sở hữu nhiều tài sản, đứng tên doanh nghiệp, biệt phủ, xe sang mà được coi là của thái tử, phò mã”

“Nhiều đoàn ra nước ngoài học tập nhưng thực chất là kết hợp du lịch”
“Nhiều đoàn ra nước ngoài học tập nhưng thực chất là kết hợp du lịch”

VOV.VN - Năm 2018 vẫn có tình trạng lãnh đạo đi công tác nước ngoài nhiều lần, nhiều đoàn đi khảo sát nhưng thực chất là để kết hợp tham quan, du lịch.

“Nhiều đoàn ra nước ngoài học tập nhưng thực chất là kết hợp du lịch”

“Nhiều đoàn ra nước ngoài học tập nhưng thực chất là kết hợp du lịch”

VOV.VN - Năm 2018 vẫn có tình trạng lãnh đạo đi công tác nước ngoài nhiều lần, nhiều đoàn đi khảo sát nhưng thực chất là để kết hợp tham quan, du lịch.