Kết quả trưng cầu ý dân phải cao hơn nghị quyết của Quốc hội?

VOV.VN - Đại biểu Bùi Mạnh Hùng nhấn mạnh, Nghị quyết xác định kết quả trưng cầu ý dân phải có giá trị đặc biệt, cao hơn các Nghị quyết khác của Quốc hội.

Giá trị trưng cầu ý dân như các Nghị quyết khác là không được

Thảo luận về dự thảo Luật Trưng cầu ý dân, sáng 12/11, Đại biểu Bùi Mạnh Hùng - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Bình Phước đề nghị trong hồ sơ trình Quốc hội quyết định vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân phải có báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động của từng phương án đến tình hình đất nước khi cử tri lựa chọn để Quốc hội xem xét có đưa ra trưng cầu hay không.

Đồng thời phải thông tin, tuyên truyền chính thức tới người dân đầy đủ về các phương án về vấn đề trưng cầu để người dân hiểu và chủ động lựa chọn. Cung cấp thông tin tốt thì tăng chất lượng cử tri tham gia quyết định vấn đề hệ trọng của đất nước.

Đại biểu Bùi Mạnh Hùng

Về hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân, đại biểu Hùng đề nghị ghi rõ Nghị quyết xác định kết quả trưng cầu ý dân có giá trị pháp lý đặc biệt, vì đây là việc nhân dân quyết định, cao hơn các quyết định của Quốc hội. Tuy thể hiện trong một Nghị quyết của Quốc hội nhưng giá trị của kết quả trưng cầu chỉ như một nghị quyết là không được.

Một vấn đề khác cũng được đại biểu Bùi Mạnh Hùng đặt ra là Quốc hội không đủ thẩm quyền thay đổi quyết định này của dân, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện vấn đề dân đã quyết, do tình hình khách quan thay đổi có thể dẫn tới việc xem lại, sửa đổi thì phải trưng cầu ý dân để sửa. Do đó Luật cần lưu ý quy định thêm để thực tế có xảy ra sẽ có hướng thực hiện.

Thế nào là “vấn đề đặc biệt quan trọng”?

Điều 6 dự thảo luật quy định theo hướng Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề: Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của quốc gia; Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến quốc kế dân sinh;Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước. 

Đại biểu Trần Ngọc Vinh – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng nhấn mạnh, việc quy định rõ những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân sẽ làm cơ sở pháp lý cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, xét dưới góc độ kỹ thuật lập pháp thì thuật ngữ “quan trọng”“vấn đề đặc biệt quan trọng” ở các khoản của Điều 6 rất chung chung, không thể định tính, định lượng được rõ ràng.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh

“Khi nảy sinh vấn đề cần xem xét, Quốc hội và đại biểu Quốc hội phải thêm một bước trước khi quyết định trưng cầu ý dân, đó là xác định vấn đề có thực sự là “đặc biệt quan trọng” hay không, việc trình Quốc hội xem xét, thủ tục trình và xem xét như thế nào?”, đại biểu Vinh đặt vấn đề.

Theo đại biểu, từ đó cũng sẽ dẫn đến tình huống là vấn đề có thể đưa ra hoặc không đưa ra trưng cầu ý dân đều được, vì nó có thể được xác định là “vấn đề đặc biệt quan trọng” hoặc không phải là “vấn đề đặc biệt quan trọng”. Điều này có nguy cơ làm cho qui định mang tính hình thức, mất đi ý nghĩa hết sức to lớn của Điều 6 nói riêng và cả đạo luật nói chung, dễ bị các thế lực phản động, thù định lợi dụng xuyên tạc.

Từ quan điểm trên, đại biểu kiến nghị thiết kế Điều 6 theo hướng thật cụ thể, rành mạch về từng vấn đề, hoặc bổ sung thêm khoản 5 để thi hành Điều này, với những hướng dẫn cụ thể về các “vấn đề đặc biệt quan trọng”.

Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (đoàn Bình Phước) cũng băn khoăn “vấn đề dặc biệt quan trọng” trong luật sẽ được xác định như thế nào và từ “đặc biệt” được hiểu ra sao?

“Tôi cho rằng phải là vấn đề tác động rộng lớn, ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước, dư luận cả nước quan tâm, là vấn đề khách quan đòi khỏi phát huy cao nhất khối đại đoàn kết toàn dân và ý chí toàn dân để giải quyết”, đại biểu nêu quan điểm.

Trong tình huống đột xuất thì trưng cầu ý dân thế nào?

Dự thảo luật quy định không tổ chức trưng cầu ý dân trong thời gian ban bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước. 

Đại biểu Vũ Xuân Trường (đoàn Nam Định) cho rằng quy định này chỉ phù hợp trong điều kiện bình thường, đất nước hoà bình, không bị ảnh hưởng về không gian, thời gian, điều kiện cấp thiết.

Đại biểu Vũ Xuân Trường

Thực tế của hoạt động Quốc hội nước ta, từ khi có đề nghị cho đến khi Quốc hội họp, thảo luận và ra được Nghị quyết về trưng cầu ý dân phải từ 4 đến 6 tháng hoặc lâu hơn. Do đó quy định như dự thảo thì không phù hợp với trường hợp có tình huống đột xuất cần phải trưng cầu ý dân như vấn đề về quốc phòng, an ninh chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, biên giới, biển đảo, thậm chí vấn đề trong đối ngoại quốc tế.

“Trong điều kiện đó có thể Quốc hội không họp được nhưng đòi hỏi vẫn phải có quyết sách kịp thời để đáp ứng tình hình. Với quy trình để ra Nghị quyết và tổ chức trưng cầu ý dân trong dự thảo sẽ không đáp ứng được”, đại biểu Trường phân tích và đề nghị xem xét lại quy định trên, hoặc có quy định về trường hợp đặc biệt với hoàn cảnh đột xuất để luật thích ứng với mọi tình hình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất không đưa ra trưng cầu ý dân về chủ quyền quốc gia
Đề xuất không đưa ra trưng cầu ý dân về chủ quyền quốc gia

VOV.VN - Có ý kiến Đại biểu Quốc hội đề nghị Luật Trưng cầu ý dân nên quy định không trưng cầu ý dân về thể chế chính trị, chủ quyền quốc gia.

Đề xuất không đưa ra trưng cầu ý dân về chủ quyền quốc gia

Đề xuất không đưa ra trưng cầu ý dân về chủ quyền quốc gia

VOV.VN - Có ý kiến Đại biểu Quốc hội đề nghị Luật Trưng cầu ý dân nên quy định không trưng cầu ý dân về thể chế chính trị, chủ quyền quốc gia.

"Trưng cầu ý dân thì phải trọng dân và tin dân"
"Trưng cầu ý dân thì phải trọng dân và tin dân"

VOV.VN - "Quan điểm trọng dân, tin dân phải được quán triệt xuyên suốt trong quá tình xây dựng Luật Trưng cầu ý dân".

"Trưng cầu ý dân thì phải trọng dân và tin dân"

"Trưng cầu ý dân thì phải trọng dân và tin dân"

VOV.VN - "Quan điểm trọng dân, tin dân phải được quán triệt xuyên suốt trong quá tình xây dựng Luật Trưng cầu ý dân".

Chỉ nên quy định trưng cầu ý dân về những vấn đề quốc gia đại sự?
Chỉ nên quy định trưng cầu ý dân về những vấn đề quốc gia đại sự?

VOV.VN - Về phạm vi trưng cầu ý dân, nhiều đại biểu đề nghị quy định trưng cầu ý dân phải là những vấn đề lớn liên quan đến quốc dân đại sự.

Chỉ nên quy định trưng cầu ý dân về những vấn đề quốc gia đại sự?

Chỉ nên quy định trưng cầu ý dân về những vấn đề quốc gia đại sự?

VOV.VN - Về phạm vi trưng cầu ý dân, nhiều đại biểu đề nghị quy định trưng cầu ý dân phải là những vấn đề lớn liên quan đến quốc dân đại sự.

Có nên quy định phạm vi trưng cầu ý dân?
Có nên quy định phạm vi trưng cầu ý dân?

VOV.VN - Trưng cầu ý dân là một phương thức để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước.

Có nên quy định phạm vi trưng cầu ý dân?

Có nên quy định phạm vi trưng cầu ý dân?

VOV.VN - Trưng cầu ý dân là một phương thức để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước.

Vấn đề sống còn của địa phương có trưng cầu ý dân cả nước?
Vấn đề sống còn của địa phương có trưng cầu ý dân cả nước?

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội cho rằng, có vấn đề cần trưng cầu ý dân địa phương, khu vực chứ không nhất thiết phải có ý kiến người dân toàn quốc.

Vấn đề sống còn của địa phương có trưng cầu ý dân cả nước?

Vấn đề sống còn của địa phương có trưng cầu ý dân cả nước?

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội cho rằng, có vấn đề cần trưng cầu ý dân địa phương, khu vực chứ không nhất thiết phải có ý kiến người dân toàn quốc.