“Không nên đổ lỗi cho các DN sản xuất rượu bia, coi họ như tội đồ“

VOV.VN -Tranh luận tại hội trường sáng 23/5, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình)  cho rằng không nên đổ lỗi cho các DN sản xuất rượu bia, coi họ như tội đồ.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) đồng tình với việc ban hành luật này và cho rằng, không nên đổ lỗi cho ngành suất rượu bia, coi ngành sản xuất như tội đồ. " Hàng chục nghìn tỷ hằng năm, hàng trăm nghìn lao động đang kiếm sống hàng ngày, đóng góp cho ngân sách nhà nước, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bác Hồ năm 1960 khi thăm nhà máy bia Trúc Bạch, Bác đã khuyến khích ngành sản xuất. Nói đi cũng phải nói lại, vì sức khoẻ của người dân thì đúng rồi, trong từng giai đoạn, mỗi một giai đoạn có sự phát triển khác nhau và có điều chỉnh khác nhau"- Đại biểu Xuyền cho biết.

Theo đại biểu Xuyền, chúng ta phải xem xét cả hai mặt, không thể vì một việc này, việc kia mà chúng ta bỏ hoàn toàn công lao của một ngành sản xuất. Chúng ta phải tính toán đến vấn đề xã hội, phát triển kinh tế - xã hội và có lộ trình, có thực tiễn, không phải bỏ toàn bộ bộ, ngành, cấm đoán hoàn toàn. Hai doanh nghiệp lớn nhất của nhà nước là Sabeco và Habeco vừa cổ phần hóa, rất nhiều vấn đề đầu tư nước ngoài.

Đại biểu Xuyền đồng tình với dự thảo luật đã cho ý kiến tiếp thu là có lộ trình, có thực tiễn. Tuy nhiên, đại biểu này cũng không đồng tình với một số đại biểu cho rằng dự thảo luật không đảm bảo yêu cầu, không phù hợp thực tiễn. "Chúng ta không phủ công lao của ngành sản xuất rượu bia, không phải xổ toẹt công lao của họ, cấm đoán hoàn toàn. Tuy nhiên dự thảo luật cũng cần có nhiều điểm cần lưu ý thêm, vì đã có các luật chuyên ngành rồi, dự thảo luật nên tập trung vào ttuyên truyền, vận đông, quan trọng nhất là văn hóa, vì ứng xử cũng có văn hóa"- đại biểu Xuyền cho biết.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình).

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP HCM) cho rằng, cần thiết phải hạn chế quảng cáo rượu bia nhất là hoạt động trong giới trẻ, các hoạt động tuyên truyền về phòng chống tác hại rượu bia có thể được xã hội hóa kể các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu bia. Chúng ta nghe thấy buồn cười nhưng đây là cách thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, phải khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất uống rượu bia thực hiện các chương trình uống rượu bia không lái xe. Đây là cách để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Đồng thời có lộ trình ghi nhãn phụ hoặc các logo đặt ngay trên sản phẩm của rượu bia, như uống rượu bia có hại cho sức khỏe... thể hiện bằng những hình ảnh.

Không nên bóp nghẹt sản xuất rượu bia chính thống

Ngoài ra, cũng theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nên thiết kế nội dung tuyên truyền tác hại rượu bia trong chương trình, những chuyên đề của học sinh phổ thông, như không uống rượu bia khi lái xe. Về hạn chế tiếp cận, giảm tác hại rượu bia, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, giá rượu bia ở Việt Nam vẫn rẻ hơn nhiều nước, chưa kể giá rượu thủ công rất rẻ. Vì vậy, nên tăng thuế rượu bia để hạn chế tiêu thụ nhưng cần đồng bộ kiểm soát nghiêm ngặt, ngăn chặn sản xuất kinh doanh tiêu thụ rượu thủ công, rượu giả rượu lậu.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan. 

Đại biểu Lan cũng đồng tình ủng hộ bản Dự thảo của Luật này, dự thảo đã căn cứ vào thực tiễn và có điều chính. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, điều cốt lõi là thay đổi văn hóa chứ không phải bóp nghẹt sản xuất chính thống, bởi nếu làm như vậy vô hình chung sẽ khuyến khích hàng giả, hàng lậu còn thiệt hại hơn, trong khi văn hóa chúng ta chưa thay đổi. Việc thay đổi nhận thức đòi hỏi phải có thời gian và nên chăng cần có chủ trương cho cán bộ, đảng viên, công chức viên chức hạn chế rượu bia và phải xử lý nghiêm nếu vi phạm.

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai).

Tranh luận tại hội trường, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã dẫn chứng câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trong tù ko rượu cũng ko hoa”. Vị đại biểu này cũng cho biết, trong di sản các bài thơ của Bác Hồ nói rất hay về rượu và văn hóa uống rượu của chúng ta đã tồn tại bao năm. Đại biểu Quốc cũng hoàn toàn tán thành ý kiến cần coi đây là luật, đồng thời cần nhận thức được tất cả các tác hại và mặt trái của rượu bia, thậm chí chế tài nặng hơn.

Tuy nhiên, đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh, nên coi năng lực quản lý lên hàng đầu. Bởi hiện nay vấn đề yếu nhất của chúng ta là năng lực quản lý, năng lực kiểm soát. “Kiểm soát của nhà nước, mỗi 1 con người nên kiểm soát mình, từ vấn đề sản xuất, tiêu thụ, sử dụng nếu làm như thế sẽ bền vững và tác động được mặt tích cực của bia rượu trên thị trường cũng như trên đời sống. Chúng ta hết sức tỉnh táo, đặt vấn đề đúng đắn, lộ trình có thể ban đầu hiệu ứng còn hạn chế và ta cần nâng dần lên. Chúng ta nên nhìn nhận khách quan, phù hợp với xu thế, đừng cực đoan, đừng cục bộ thì sẽ không có tiêu cực xã hội”- Đại biểu Dương Trung Quốc cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề nghị thu hồi GPLX vĩnh viễn nếu uống rượu, bia khi lái xe
Đề nghị thu hồi GPLX vĩnh viễn nếu uống rượu, bia khi lái xe

VOV.VN -“Nếu lái xe uống rượu bia gây tai nạn chết người, phải thu hồi giấy phép lái xe vĩnh viễn. Có như vậy mới nghiêm minh”.

Đề nghị thu hồi GPLX vĩnh viễn nếu uống rượu, bia khi lái xe

Đề nghị thu hồi GPLX vĩnh viễn nếu uống rượu, bia khi lái xe

VOV.VN -“Nếu lái xe uống rượu bia gây tai nạn chết người, phải thu hồi giấy phép lái xe vĩnh viễn. Có như vậy mới nghiêm minh”.

“Đừng để luật thành công cụ đảm bảo “ngôi vương” tiêu thụ rượu, bia”
“Đừng để luật thành công cụ đảm bảo “ngôi vương” tiêu thụ rượu, bia”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh điều này khi cho rằng dự Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia còn bỏ ngỏ những điểm rất quan trọng.

“Đừng để luật thành công cụ đảm bảo “ngôi vương” tiêu thụ rượu, bia”

“Đừng để luật thành công cụ đảm bảo “ngôi vương” tiêu thụ rượu, bia”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh điều này khi cho rằng dự Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia còn bỏ ngỏ những điểm rất quan trọng.