Không phải cứ xử thật nặng là giảm được tội phạm

VOV.VN -“Một thời tòa cứ lựa chọn vụ án điển hình, xét xử lưu động giữa địa phương thì người chưa thành niên đó chẳng tốt lên bao giờ”.

Nhấn mạnh những quan điểm, tư tưởng về cải cách tư pháp của Trung ương, Bộ Chính trị là rất phù hợp với nhà nước pháp quyền, phù hợp Hiến pháp 2013, nhưng theo đại biểu Quốc hội Trần Văn Độ (nguyên Phó Chánh án TANDTC, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương), trên thực tế điều đó chưa được thể hiện nhiều cả trong văn bản pháp luật và thiết chế đã xây dựng.

Do đó, để đạt mục đích chiến lược cải cách đề ra đến 2020, đại biểu nhấn mạnh, lần sửa đổi các luật tố tụng và tư pháp hiện nay là cơ hội cuối cùng để thể hiện rõ tư tưởng trong Nghị quyết của Đảng.

“Đại biểu Quốc hội thảo luận kỹ, thận trọng nhưng nên ủng hộ các tư tưởng tiến bộ, đổi mới như trong dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi”, đại biểu bày tỏ quan điểm.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Độ (đoàn An Giang)

Không nên đặt nặng vấn đề giam người chưa thành niên

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Độ đồng tình với hướng quy định của dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (đủ 14 đến dưới 16) và việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, việc gọi là ”người chưa thành niên” với người phạm tội cần xem xét để thống nhất (nạn nhân dưới 16 lại gọi là trẻ em, Luật chăm sóc trẻ em sắp tới quy định trẻ em đến dưới 18 tuổi...), đảm bảo với thông lệ quốc tế (coi người dưới 18 tuổi là trẻ em phạm tội).  

Liên quan đến biện pháp xử lý hành vi phạm tội, đại biểu cho rằng phải đặt vấn đề mục đích giáo dục, phòng ngừa người chưa thành niên chứ không nên đặt vấn đề trừng trị.

”Hiện nay trong mục đích hình phạt không có yếu tố trừng trị. Cố gắng phi hình sự hóa, không giam giữ để các em trở thành người có ích cho xã hội, thể hiện sự nhân đạo của xã hội của chúng ta. Khi không được mới áp dụng biện pháp hình sự và không nên đặt nặng quá vấn đề giam giữ trẻ em. Điều này chỉ có lợi”, đại biểu nêu quan điểm.

Cũng theo nguyên Phó Chánh án TANDTC: “Đặt vấn đề xử cho nặng sẽ đạt được mục đích là không đúng. Một thời tòa cứ lựa chọn vụ án điển hình, xét xử lưu động giữa đám đông, giữa địa phương thì người chưa thành niên đó chẳng tốt lên bao giờ, vì bị xúc phạm. Người bị xử quan niệm giờ cứ ra đường người làng thấy mặt là họ quay đi, bị kỳ thị thì tốt lên sao được!”

Theo đại biểu, cũng giống đánh thật mạnh để dạy con hư thì khó đạt kết quả nếu bố mẹ không tâm sự, thủ thỉ, thương yêu. Với công dân, Nhà nước tôn trọng, thương, hy vọng và tin người ta trở thành người tốt để cải tạo, giáo dục. Chứ bằng con đường tù tội thật dài, tử hình thì không bao giờ có thể thay đổi được con người.

“Hiện nay người bị kết án tù phải chấp hành hình phạt trong trại giam nên người chưa thành niên cũng bị giam mà không có trại cải tạo, trại giáo dục- nơi mục đích giáo dục cao hơn trừng trị”, đại biểu dẫn chứng.

Đưa một người vào tù thì hậu quả sẽ rất lớn

Trung tướng Trần Văn Độ cho rằng, đã đến lúc phải nhận thức lại vai trò của luật hình sự nói chung và hình phạt nói riêng trong phòng ngừa tội phạm. Việc cho rằng xử thật nặng sẽ giảm được tội phạm là không đúng.

“Cách đây mấy năm người hưởng án treo khoảng 25-28% nhưng giờ chỉ khoảng 15%, còn lại là tù giam hết.  Thẩm phán cho tù treo là bị nghi ngờ nên có người nói rằng học sinh, sinh viên đang đi học thì giam sẽ khổ nó, có khi mất cuộc đời nhưng cứ phải phạt tù cho lành. Hiện Ninh Bình chỉ có 9,8% án treo, Cần Thơ còn 12%. Tôi đã phát biểu tôi rất buồn”, đại biểu chia sẻ.

Cũng theo ông Trần Văn Độ, việc đưa một người vào tù thì ngoài hậu quả xảy ra đối với đối tượng thì hậu quả xã hội, gia đình là rất lớn. Một em học sinh lớp 11, 12 phạm tội rồi bị bắt thì sẽ bỏ học, mất học. Người bố trong gia đình là người lao động chính, liên quan gây tai nạn giao thông cũng phải ngồi tù thì gia đình chẳng ai nuôi. Vợ đau, con đi học bị bạn bè kỳ thị vì bố ngồi tù, cộng với quan niệm con cái sau này khó phát triển vì lý lịch xấu càng làm cho các em chẳng muốn học hành.

“Con không được nuôi, không được dưỡng, không được chăm sóc nên các em chán đời bỏ học. Bố không đáng vào tù nhưng cho bố vào tù thì không khéo dăm ba năm sau kéo 2 đứa con tiếp tục vào tù”, đại biểu lo ngại.

Hiện nay luật đã có sự phân hóa trong việc xử lý những người phạm tội nguy hiểm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội chuyên nghiệp và người nhất thời phạm tội hay do vô ý… Đại biểu Trần Văn Độ ủng hộ phạt tiền có thể áp dụng đối với tội rất nghiêm trọng do vô ý, tội vô ý có thể không coi là án tích…

“Tôi đi dạy hay nói với học sinh: Nếu hình phạt nghiêm khắc chống được tội phạm thì có lẽ thời nô lệ, phong kiến không có tội phạm vì thời đó tru di tam tộc, cửu tộc, voi dày, ngựa xé, lưu đày… Nhưng tội phạm vẫn nghiêm trọng. Còn xã hội văn minh hiện nay ở nước có hình phạt càng thấp, càng nhẹ, càng đa dạng thì tội phạm càng ít đi. Bởi vì tội phạm là vấn đề xã hội chứ không phải đơn thuần chỉ là hình phạt”, đại biểu bày tỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ vụ Vedan, Nicotex Thanh Thái cho thấy cần xử lý hình sự pháp nhân
Từ vụ Vedan, Nicotex Thanh Thái cho thấy cần xử lý hình sự pháp nhân

VOV.VN - Nhiều đại biểu quy định trách nhiệm hình sự pháp nhân là điểm mới, tiến bộ trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Từ vụ Vedan, Nicotex Thanh Thái cho thấy cần xử lý hình sự pháp nhân

Từ vụ Vedan, Nicotex Thanh Thái cho thấy cần xử lý hình sự pháp nhân

VOV.VN - Nhiều đại biểu quy định trách nhiệm hình sự pháp nhân là điểm mới, tiến bộ trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội tranh luận về đề xuất bỏ án tử hình với 7 tội danh
Đại biểu Quốc hội tranh luận về đề xuất bỏ án tử hình với 7 tội danh

VOV.VN -“Không phải cứ phạt thật nặng là nghiêm minh, mà nghiêm minh là quy định thế nào áp dụng trên thực tế như thế”, đại biểu Quốc hội bày tỏ.

Đại biểu Quốc hội tranh luận về đề xuất bỏ án tử hình với 7 tội danh

Đại biểu Quốc hội tranh luận về đề xuất bỏ án tử hình với 7 tội danh

VOV.VN -“Không phải cứ phạt thật nặng là nghiêm minh, mà nghiêm minh là quy định thế nào áp dụng trên thực tế như thế”, đại biểu Quốc hội bày tỏ.

Cần phải trưng cầu ý dân để thực hiện quyền dân chủ
Cần phải trưng cầu ý dân để thực hiện quyền dân chủ

VOV.VN - Công dân có quyền được thể hiện tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của mình trước chính sách của Đảng, Nhà nước.

Cần phải trưng cầu ý dân để thực hiện quyền dân chủ

Cần phải trưng cầu ý dân để thực hiện quyền dân chủ

VOV.VN - Công dân có quyền được thể hiện tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của mình trước chính sách của Đảng, Nhà nước.

Cần phải dự báo tình hình Biển Đông để chủ động ứng phó
Cần phải dự báo tình hình Biển Đông để chủ động ứng phó

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị cần đánh giá sát sao, dự báo, phân tích tình hình phức tạp ở Biển Đông để chủ động ứng phó.

Cần phải dự báo tình hình Biển Đông để chủ động ứng phó

Cần phải dự báo tình hình Biển Đông để chủ động ứng phó

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị cần đánh giá sát sao, dự báo, phân tích tình hình phức tạp ở Biển Đông để chủ động ứng phó.