“Một chữ thay đổi trong luật quyết định an sinh cả đời người lao động”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, chỉ cần một chữ thay đổi trong luật sẽ quyết định an sinh cả đời người lao động, vì vậy đối với Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cần lắng nghe, sẻ chia những khó khăn, nguyện vọng của người lao động.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, sáng nay (27/5), Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đang đưa ra 2 phương án về rút BHXH một lần:

Phương án 1: Người lao động sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu được rút BHXH một lần.

Phương án 2: Người lao động chỉ được rút BHXH không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Xem xét cách tính lương hưu cho nhóm lương hưu quá thấp

Đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) đánh giá nội dung dự thảo Luật phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

"Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, dựa trên những căn cứ khoa học, tính thực tiễn, đánh giá kỹ lưỡng, tính toán cụ thể, tính dự báo cao và pháp điển hóa những quy định về chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH)", đại biểu Thu nói.

Về điều kiện hưởng BHXH một lần, bà Thu cho rằng, hai phương án được đưa ra trong dự thảo Luật đều chưa phải là những phương án tối ưu, vì chưa giải quyết triệt để tình trạng hưởng BHXH một lần và tạo được sự đồng thuận cao. Trong đó, phương án 1 có nhiều ưu điểm hơn.

Để đảm bảo hướng đến thực hiện đúng nguyên lý của BHXH và đảm bảo an sinh tuổi già cho người lao động, hạn chế phát sinh phức tạp trong tổ chức thực hiện, phương án 1 cơ bản bảo đảm kế thừa quy định hiện hành, không gây sự xáo trộn trong xã hội, hạn chế được tình trạng một người tham gia BHXH có nhiều lần hưởng BHXH một lần thời gian qua.

Về lâu dài, người tham gia mới sẽ không còn được hưởng BHXH một lần nên góp phần gia tăng số người ở lại hệ thống để được thụ hưởng các chế độ của BHXH từ chính quá trình tích lũy khi tham gia BHXH của mình và giảm gánh nặng cho cả xã hội.

Hướng tới nguyên tắc phổ quát của BHXH là khi có việc làm và thu nhập thì sẽ phải tham gia BHXH để tích lũy cho tương lai khi về già trong bối cảnh già hóa ngày càng gia tăng, nước ta đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số.

Đại biểu Thu cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới, cần có định hướng truyền thông tham gia BHXH để hướng đến có chế độ an sinh bền vững cho người lao động khi ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, lương hưu khi về già.

Việc khuyến khích tham gia và không hưởng BHXH một lần còn phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lao động - việc làm.

"Đồng thời cần nghiên cứu để có chính sách hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi với người lao động mất việc làm, bệnh tật... để vượt qua khó khăn trước mắt", bà Thu nói.

Đại biểu Trần Thị Thu Phước (đoàn Kon Tum) cho rằng dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại kỳ họp lần này đã được đã tiếp thu, chỉnh lý, đảm bảo đáp ứng cả về cơ sở lý luận và thực tiễn.

Điều này có ý nghĩa to lớn trong điều kiện nền kinh tế trong nước, khu vực và thế giới đang gặp nhiều khó khăn do những hậu quả của dịch bệnh Covid-19 cũng như những xung đột chính trị thế giới tác động rất lớn đến thu nhập, việc làm của người lao động.

Do đó, đại biểu Thu Phước cho rằng, cần phải làm rõ mọi khía cạnh, nhất là những tác động, ảnh hưởng của những chính sách mới được đưa ra trong dự thảo Luật, đồng thời phát huy tinh thần dân chủ, lắng nghe với tinh thần cầu thị, sẻ chia những khó khăn, nguyện vọng của người lao động.

"Vì đối với họ, chỉ cần một câu, một chữ thay đổi trong văn bản luật được ban hành sẽ quyết định đến cả vấn đề an sinh của cả cuộc đời", đại biểu Phước nói.

Đại biểu Vương Thị Hương, đoàn Hà Giang đề xuất, về giảm điều kiện số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để người tham gia được hưởng lương hưu từ 25 xuống 15 năm quy định tại Điều 68 của dự thảo Luật.

"Do cách tính mức lương hưu hàng tháng dựa trên thời gian đóng góp vào mức tiền lương, thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nên việc giảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ làm xuất hiện thêm nhiều trường hợp người lao động nghỉ hưu với mức lương hưu rất thấp, lao động nam chỉ hưởng mức 33,75%. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét thiết kế cách tính lương hưu có tính chia sẻ để hỗ trợ cho những người có tiền lương hưu quá thấp để các đối tượng này có thể đảm bảo cuộc sống", bà Hương nêu kiến nghị.

Hàng triệu người có thể ảnh hưởng, cần đánh giá kỹ tác động

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, còn nhiều ý kiến khác nhau về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần đối với trường hợp người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng BHXH, chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nhận định đây là vấn đề khó, còn nhiều ý kiến khác nhau và liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhiều người lao động trong thời điểm hiện tại và khi hết tuổi lao động.

Một vấn đề khác rất quan trọng, ảnh hưởng tới nhiều lao động nhưng còn nhiều ý kiến khác nhau là việc Chính phủ đề xuất thay "mức lương cơ sở" bằng "mức tham chiếu" trong dự thảo luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, phương án một chia người lao động thành hai nhóm. Với nhóm một, người lao động tham gia BHXH trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 01/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm.

Ở nhóm hai, người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng BHXH một lần.

Còn ở phương án 2, người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành phương án một. Đây cũng là ý kiến của đa số người lao động tại một số địa phương được cơ quan chủ trì thẩm tra lấy ý kiến.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm có đề án hỗ trợ và ban hành quy định phù hợp, đẩy mạnh công tác truyền thông để người lao động hiểu được lợi ích của việc hưởng lương hưu hằng tháng thay vì lựa chọn hưởng BHXH một lần.

Theo dự thảo, mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quy định để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ BHXH. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước, quỹ BHXH.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết đây là nội dung mới được đặt ra và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm đánh giá tác động và nghiên cứu bổ sung nội dung như nguyên tắc xác định mức tham chiếu.

Đánh giá cụ thể quy định Chính phủ hằng năm báo cáo Quốc hội về việc xây dựng và tổ chức thực hiện mức tham chiếu này đối với các chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Cùng đó là quy định căn cứ đóng BHXH của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động để hài hòa với khu vực Nhà nước sau cải cách tiền lương, bảo đảm mọi người lao động khi về già có mức lương hưu đủ sống, không thấp hơn mức sống tối thiểu.

Chính phủ cũng được đề nghị chỉ đạo rà soát bổ sung đầy đủ quy định điều khoản chuyển tiếp trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến "mức lương cơ sở" để ban hành hoặc trình ban hành quy định mới.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đề nghị các đại biểu thảo luận kỹ, tập trung vào những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau.

Vấn đề khác là mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.

Đánh giá đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến hàng triệu người đã, đang và sẽ hưởng lương hưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị: "Cần xem xét toàn diện, thấu đáo trong bối cảnh cải cách tiền lương và cần đánh giá kỹ tác động đối với người hưởng lương hưu ở các thời điểm khác nhau, trong các khu vực, lĩnh vực khác nhau".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội đề xuất phương án mới rút bảo hiểm xã hội 1 lần
Đại biểu Quốc hội đề xuất phương án mới rút bảo hiểm xã hội 1 lần

VOV.VN - Cho rằng 2 phương án về rút BHXH 1 lần vừa được trình Quốc hội chưa tối ưu, nhiều ý kiến đại biểu đề xuất tích hợp 2 phương án để hình thành phương án mới khả thi và phù hợp hơn.

Đại biểu Quốc hội đề xuất phương án mới rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Đại biểu Quốc hội đề xuất phương án mới rút bảo hiểm xã hội 1 lần

VOV.VN - Cho rằng 2 phương án về rút BHXH 1 lần vừa được trình Quốc hội chưa tối ưu, nhiều ý kiến đại biểu đề xuất tích hợp 2 phương án để hình thành phương án mới khả thi và phù hợp hơn.

77 đại biểu Quốc hội xin tham gia phát biểu về Luật Bảo hiểm xã hội
77 đại biểu Quốc hội xin tham gia phát biểu về Luật Bảo hiểm xã hội

VOV.VN - Quốc hội dành cả ngày 27/5 thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Nội dung luật này nhận được 77 ý kiến xin tham gia phát biểu, chưa kể đến ý kiến tranh luận.

77 đại biểu Quốc hội xin tham gia phát biểu về Luật Bảo hiểm xã hội

77 đại biểu Quốc hội xin tham gia phát biểu về Luật Bảo hiểm xã hội

VOV.VN - Quốc hội dành cả ngày 27/5 thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Nội dung luật này nhận được 77 ý kiến xin tham gia phát biểu, chưa kể đến ý kiến tranh luận.

Quốc hội tiếp tục thảo luận Dự án luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Quốc hội tiếp tục thảo luận Dự án luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

VOV.VN - Hôm nay (27/5), tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quốc hội tiếp tục thảo luận Dự án luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội tiếp tục thảo luận Dự án luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

VOV.VN - Hôm nay (27/5), tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 38/QĐ-TTg ngày 11/1/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2030.

Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 38/QĐ-TTg ngày 11/1/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2030.