Một số văn bản quy phạm pháp luật chưa bảo đảm tính hợp pháp, thống nhất

VOV.VN - Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2021 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại hạn chế.

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình giám sát văn bản quy phạm pháp luật năm 2021, trên cơ sở kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, so với kỳ giám sát trước đây, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2021 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhất là trong bối cảnh có nhiều khó khăn do tác động bởi dịch COVID-19.

Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Cường, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc nợ đọng văn bản của giai đoạn trước còn kéo dài; vẫn còn tình trạng áp dụng các quy định đã ban hành trước khi luật, nghị quyết có hiệu lực mà không ban hành văn bản mới; vẫn phát hiện một số văn bản có dấu hiệu chưa bảo đảm tính hợp pháp, tính thống nhất, bao gồm cả về thẩm quyền ban hành và nội dung văn bản…

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, trong những tồn tại, hạn chế, đáng chú ý là số lượng các nội dung luật giao quy định chi tiết còn nhiều; sự chủ động trong việc chuẩn bị và xây dựng dự thảo văn bản quy định chi tiết còn hạn chế; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật trong một số trường hợp chưa nghiêm; trong đó việc xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc để xảy ra tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết, ban hành văn bản có nội dung vượt, trái phạm vi được giao, chưa phù hợp với quy định của luật chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng dự thảo văn bản quy định chi tiết trình đồng thời trong hồ sơ một số dự án luật còn hạn chế, còn mang tính hình thức, đối phó; một số nội dung được giao quy định chi tiết trong luật là những vấn đề khó, phức tạp, chưa được nghiên cứu sâu, chưa đủ rõ, không lường trước được những khó khăn, vướng mắc...

Báo cáo của Tổng Thư ký Quốc hội cũng cho biết, qua thống kê, các luật có nội dung ban hành chậm hơn 2 năm, gồm có: Luật Công an nhân dân, Luật Cạnh tranh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch. Đặc biệt, có một số nội dung sau 3-4 năm luật có hiệu lực thi hành nhưng vẫn chưa có văn bản quy định chi tiết như: Luật An ninh mạng (8 nội dung); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (2 nội dung); Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (1 nội dung).

Các cơ quan còn nợ nhiều nội dung được giao quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, gồm: Chính phủ (59 nội dung), Thủ tướng Chính phủ (4 nội dung), Bộ Y tế (9 nội dung); các cơ quan còn nợ 2-3 nội dung gồm có: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao…

Qua giám sát, các Ủy ban cũng phát hiện nội dung một số văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu chưa bảo đảm tính hợp pháp, tính thống nhất, chưa phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Cụ thể, Ủy ban Tư pháp đã đề nghị sửa đổi, bổ sung 5 nghị định chứa nội dung có dấu hiệu trái với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, thay thế hoặc bãi bỏ 12 thông tư liên tịch. Ủy ban Pháp luật đã phát hiện một số văn bản có nội dung có dấu hiệu chưa bảo đảm tính hợp pháp, thống nhất như: Thông tư số 55/2021/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Thông tư số 04/2020/TT-BNV ngày 13/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Nêu ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh yêu cầu cần phải cụ thể hóa, cá thể hóa trách nhiệm qua giám sát. Bên cạnh đó, cần kiến nghị Chính phủ căn cứ vào kết quả giám sát để khắc phục những hạn chế, xem xét trách nhiệm của tổ chức cá nhân có liên quan để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

“Bộ Tư pháp phát hiện 69 văn bản trái với pháp luật; Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện nhiều văn bản không phù hợp cần sửa đổi, vậy những trường hợp đó đã khắc phục như thế nào, xử lý ra sao? Lý do có phải do thể chế không?” Chủ tịch Quốc hội nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thường vụ Quốc hội nhất trí bổ sung 1 dự án luật vào Chương trình làm luật năm 2022
Thường vụ Quốc hội nhất trí bổ sung 1 dự án luật vào Chương trình làm luật năm 2022

VOV.VN - Theo đó, UBTVQH thống nhất bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022

Thường vụ Quốc hội nhất trí bổ sung 1 dự án luật vào Chương trình làm luật năm 2022

Thường vụ Quốc hội nhất trí bổ sung 1 dự án luật vào Chương trình làm luật năm 2022

VOV.VN - Theo đó, UBTVQH thống nhất bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022

Thường vụ Quốc hội giải thích luật về hành vi vi phạm bí mật kinh doanh
Thường vụ Quốc hội giải thích luật về hành vi vi phạm bí mật kinh doanh

VOV.VN - Việc giải thích quy định tại khoản 1 Điều 289 BLHS năm 2015 có liên quan đến hành vi vi phạm bí mật kinh doanh để phù hợp với yêu cầu thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Thường vụ Quốc hội giải thích luật về hành vi vi phạm bí mật kinh doanh

Thường vụ Quốc hội giải thích luật về hành vi vi phạm bí mật kinh doanh

VOV.VN - Việc giải thích quy định tại khoản 1 Điều 289 BLHS năm 2015 có liên quan đến hành vi vi phạm bí mật kinh doanh để phù hợp với yêu cầu thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Quốc hội dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường vào cuối tháng 12 hoặc đầu năm 2022
Quốc hội dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường vào cuối tháng 12 hoặc đầu năm 2022

VOV.VN - Kỳ họp bất thường của Quốc hội dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 12/2021 hoặc đầu tháng 1/2022. Kỳ họp sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến, đại biểu Quốc hội biểu quyết qua phần mềm cài đặt trên iPad.

Quốc hội dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường vào cuối tháng 12 hoặc đầu năm 2022

Quốc hội dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường vào cuối tháng 12 hoặc đầu năm 2022

VOV.VN - Kỳ họp bất thường của Quốc hội dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 12/2021 hoặc đầu tháng 1/2022. Kỳ họp sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến, đại biểu Quốc hội biểu quyết qua phần mềm cài đặt trên iPad.