Nên triển khai không tổ chức HĐND phường, thay vì thí điểm ở Hà Nội?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, lúc này không phải là thí điểm không tổ chức HĐND nữa mà nên xin triển khai luôn vì thực tế đã có.

Sáng 29/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội.

Ông Ngọ Duy Hiểu.

Góp ý vào dự thảo Nghị quyết, Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) bày tỏ tin tưởng với quyết tâm chính trị cao, với điều kiện tổ chức thực hiện thì mô hình thí điểm không tổ chức HĐND phường tại TP Hà Nội sẽ thành công.

Từ việc thí điểm thành công ở Hà Nội sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm để triển khai trên phạm vi cả nước và không chỉ dừng lại ở HĐND phường.

Theo ông Hiểu, để thí điểm thành công HĐND cấp phường cần phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và công tác giám sát, phản biện của MTTQ. Thực tế cho thấy, ở địa phương – nơi gần dân nhất thường phát sinh rất nhiều vấn đề. Nếu thống kê số cán bộ gây khó dễ cho dân trên địa bàn cả nước thì có thể thấy số cán bộ ở cấp phường, cấp xã thường hay có hành vi phản cảm nhất.

“Nếu không có HĐND phường mà không tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và công tác giám sát, phản biện của MTTQ thì có thể việc thực thi quyền lực của nhân dân sẽ không đảm bảo” – ông Ngọ Duy Hiểu nói.

Đồng tình với việc thí điểm không tổ chức HĐND phường, song đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) cho rằng, điều quan trọng nhất là quyền và tiếng nói của cử tri, nhân dân vẫn phải được đảm bảo.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa.

Theo ông, phải tăng cường vai trò giám sát của các đại biểu HĐND quận, kể cả đại biểu HĐND cấp thành phố, ĐBQH.

Bên cạnh đó, phải thiết kế lại một số quy định về chức năng nhiệm vụ của HĐND quận, để người dân ở tất cả các phường vẫn có quyền được tiếp cận các đại biểu của địa phương mình.

Đồng ý với đề xuất thí điểm không tổ chức HĐND ở 177 phường thuộc các quận và thị xã Sơn Tây của TP Hà Nội, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TPHCM) cho rằng, lúc này không phải là thí điểm nữa mà nên xin triển khai luôn, vì thực tế trước đây chúng ta cũng đã thí điểm không tổ chức HĐND ở quận, huyện tại 10 tỉnh, thành phố.

TPHCM là 1 trong 10 địa phương đã từng thực hiện thí điểm bỏ HĐND quận, tức là tổ chức HĐND 2 cấp (cấp thành phố và cấp phường), dù có nhiều hạn chế nhưng đánh giá chung thì ưu điểm, hiệu quả là căn bản.

"Khi bỏ HĐND phường thì UBND phường sẽ là cánh tay nối dài của chính quyền quận tại cơ sở, tức hoạt động như một Ủy ban hành chính" -đại biểu nói và nhấn mạnh, bỏ HĐND phường không có nghĩa là không có người đại diện cho dân mà đại biểu HĐND thành phố, quận sẽ chính là người đại diện cho cử tri ở phường.

Theo bà, đồng thời với việc không tổ chức HĐND cấp phường thì tổ chức lại bộ máy, phân định lại nhiệm vụ chức năng cho rõ ràng, không chồng chéo, trùng lắp, đem lại hiệu quả thiết thực cho dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trường hợp nào được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ?
Trường hợp nào được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ?

VOV.VN - Dự thảo Luật đã mở rộng diện đối tượng được tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

Trường hợp nào được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ?

Trường hợp nào được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ?

VOV.VN - Dự thảo Luật đã mở rộng diện đối tượng được tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

Đề xuất nâng độ tuổi tham gia dân quân tự vệ của nữ tới 45, nam tới 50 tuổi
Đề xuất nâng độ tuổi tham gia dân quân tự vệ của nữ tới 45, nam tới 50 tuổi

VOV.VN - Theo dự thảo Luật, nếu công dân tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

Đề xuất nâng độ tuổi tham gia dân quân tự vệ của nữ tới 45, nam tới 50 tuổi

Đề xuất nâng độ tuổi tham gia dân quân tự vệ của nữ tới 45, nam tới 50 tuổi

VOV.VN - Theo dự thảo Luật, nếu công dân tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

Văn bằng, chứng chỉ đối với cán bộ công chức như một kiểu “giấy phép con”
Văn bằng, chứng chỉ đối với cán bộ công chức như một kiểu “giấy phép con”

VOV.VN - Việc yêu cầu nhiều loại văn bằng, chứng chỉ đối với công chức, viên chức trong xét tuyển, thi nâng hạng-ngạch không khác gì một kiểu "giấy phép con".

Văn bằng, chứng chỉ đối với cán bộ công chức như một kiểu “giấy phép con”

Văn bằng, chứng chỉ đối với cán bộ công chức như một kiểu “giấy phép con”

VOV.VN - Việc yêu cầu nhiều loại văn bằng, chứng chỉ đối với công chức, viên chức trong xét tuyển, thi nâng hạng-ngạch không khác gì một kiểu "giấy phép con".