Nhiều vụ án lớn do Trung ương điều tra cũng phải trả hồ sơ nhiều lần

VOV.VN - Khẳng định với đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga rằng việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung không phải vì thiếu trách nhiệm mà đó là một biện pháp tố tụng được phép, Viện trưởng Viện KSNDTC còn tiết lộ, nhiều vụ án lớn do trung ương điều tra thời gian qua cũng phải trả hồ sơ nhiều lần để bổ sung, làm rõ.

Quy định của Luật cho rằng, kiểm sát viên kiểm sát ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự xuyên suốt giai đoạn điều tra và trực tiếp kiểm sát hoạt động điều tra, tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung khi cơ quan điều tra chuyển hồ sơ đề nghị truy tố…. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Trao đổi lại với đại biểu đoàn Hải Dương, Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết, trả hồ sơ để điều tra bổ sung là chế định tố tụng được quy định tại Luật Tố tụng hình sự, bản thân nó không mang yếu tố tích cực hay hạn chế, mà đó chính là biện pháp để bảo đảm cho việc kiểm soát oan sai và bỏ lọt tội phạm. Theo đó, các cơ quan chức năng trong quá trình thu thập chứng cứ, xác minh điều tra, thấy có yếu tố về bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan sai, thì trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm làm rõ xem có căn cứ oan sai hay căn cứ lọt hay không, đấy không phải là một khuyết điểm, đó là một biện pháp tố tụng được cho phép.

Tuy nhiên, ông Lê Minh Trí cũng cho rằng, biện pháp này có thể bị lạm dụng nếu không kiểm soát. Vì vậy, thời gian qua, ngành kiểm sát đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ trả điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng là không quá 5% trong tổng số vụ án giải quyết và giao cho một đơn vị thuộc Viện Kiểm sát tối cao theo dõi định kỳ báo cáo.

"Nếu nói đây là khuyết điểm cần phải khắc phục là không phải. Nhân đây tôi xin chia sẻ thông tin, các vụ án lớn do trung ương điều tra thời gian qua, vừa rồi đã đưa ra truy tố xét xử, đều phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trong vụ án có nhiều vấn đề phức tạp phải trả đi trả lại để làm cho rõ, chứng minh được bản chất tội phạm, chứ không phải trả vì thiếu trách nhiệm. Không đủ thời hạn để làm, mà luật cho phép trả thì phải trả để có thêm thời hạn làm rõ. Đó là biện pháp kỹ thuật trong điều tra truy tố, xét xử. Không nên quá lo với việc trả hồ sơ. Tất nhiên khi đánh giá, kiểm tra, có dấu hiệu của việc lạm dụng, chúng tôi có xử lý kỷ luật. Tinh thần là không nên coi biện pháp này là một hạn chế ngay từ đầu", ông Trí khẳng định.

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) cho rằng, chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên ở một số phiên toà, nhất là cấp huyện có mặt còn hạn chế. "Một số bản luận tội có nội dung không chặt chẽ, không phân tích, đánh giá đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm mà nặng về nêu diễn biến vụ án theo nội dung cáo trạng. Nội dung tranh luận còn chung chung, phương pháp tranh luận còn hạn chế, phong cách, thái độ khi tranh luận còn thiếu bình tĩnh, tự tin", đại biểu Thắng nêu thêm.

Làm rõ hơn chất vấn này, ông Trí khẳng định, việc nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên ở phiên tòa nằm trong chỉ thị của Viện trưởng trong chỉ đạo công tác nghiệp vụ của ngành; thường xuyên chỉ đạo tổ chức rút kinh nghiệm qua các bản án, từ các phiên tòa rút ra được khiếm khuyết trong quá trình tham gia tranh tụng của kiểm sát viên.

Tuy nhiên, theo Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, với số lượng vụ án trên 100.000 vụ án hình sự và 600.000 án dân sự, hành chính mỗi năm hiện nay, mà đội ngũ kiểm sát viên có người có kinh nghiệm, học hành bài bản, người gần tuổi hưu không còn năng nổ, sức khỏe yếu; có người mới vào nghề… nên có thể có trường hợp như đại biểu phản ánh. 

"Nhưng ở cấp trung ương, cấp cao, tôi tin rằng những năm gần đây, tranh tụng của kiểm sát viên có chuyển biến tích cực và rõ nét. Còn ở huyện, chắc chắn các huyện ở Hà Nội và TPHCM cũng không kém. Có những nơi án không nhiều, anh em không có thực tiễn va chạm nhiều".

Ông Trí khẳng định, đồng thời cho biết nhân sự được phân công về cấp huyện thường là những người đã tốt nghiệp đại học kiểm sát, thi công chức rồi có chức danh kiểm sát, hoặc người đã tốt nghiệp được tuyển công chức cũng được đưa về để vừa tiếp cận thực tế đồng thời cũng là học việc. 

Theo Viện trưởng Lê Minh Trí, đối với những vấn đề khó khăn thuộc về chuyên đề, sẽ tổ chức đào tạo trực tuyến toàn ngành, tất cả kiểm sát viên đều được tham gia vào những chuyên đề nghiệp vụ để nâng cao kiến thức mặt bằng chung của 4 cấp (huyện, tỉnh, cấp cao và tối cao) đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Sắp tới, ngành kiểm sát sẽ thực hiện lộ trình này để nâng cao năng lực của cấp cơ sở, cấp huyện./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Viện trưởng Lê Minh Trí: Cán bộ vi phạm không vụ lợi thì cần “xử lý nhân văn”
Viện trưởng Lê Minh Trí: Cán bộ vi phạm không vụ lợi thì cần “xử lý nhân văn”

VOV.VN - “Tôi muốn cái nào nghiêm thì phải xử nghiêm để răn đe, giáo dục, nhưng cũng có cái phải nhân văn” – Viện trưởng VKSND Tối cao nêu quan điểm khi trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 20/3, liên quan xử lý cán bộ vi phạm.

Viện trưởng Lê Minh Trí: Cán bộ vi phạm không vụ lợi thì cần “xử lý nhân văn”

Viện trưởng Lê Minh Trí: Cán bộ vi phạm không vụ lợi thì cần “xử lý nhân văn”

VOV.VN - “Tôi muốn cái nào nghiêm thì phải xử nghiêm để răn đe, giáo dục, nhưng cũng có cái phải nhân văn” – Viện trưởng VKSND Tối cao nêu quan điểm khi trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 20/3, liên quan xử lý cán bộ vi phạm.

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí trả lời chất vấn
Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí trả lời chất vấn

VOV.VN - Nội dung xoay quanh giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết các vụ án hình sự, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng.

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí trả lời chất vấn

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí trả lời chất vấn

VOV.VN - Nội dung xoay quanh giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết các vụ án hình sự, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng.

Thu hồi tài sản tham nhũng, giải pháp căn cơ là phải thay đổi luật
Thu hồi tài sản tham nhũng, giải pháp căn cơ là phải thay đổi luật

VOV.VN - Theo Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, nếu chúng ta có được cơ chế thu hồi tài sản như nhiều nước áp dụng, cơ chế phi hình sự, tăng nghĩa vụ giải trình, khi đó 1 thậm chí 2, 3, 4 căn nhà của đối tượng tham nhũng mà không giải trình được nó đã hình thành như thế nào, tính hợp lý của nó không được pháp luật công nhận, sẽ bị tịch thu.

Thu hồi tài sản tham nhũng, giải pháp căn cơ là phải thay đổi luật

Thu hồi tài sản tham nhũng, giải pháp căn cơ là phải thay đổi luật

VOV.VN - Theo Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, nếu chúng ta có được cơ chế thu hồi tài sản như nhiều nước áp dụng, cơ chế phi hình sự, tăng nghĩa vụ giải trình, khi đó 1 thậm chí 2, 3, 4 căn nhà của đối tượng tham nhũng mà không giải trình được nó đã hình thành như thế nào, tính hợp lý của nó không được pháp luật công nhận, sẽ bị tịch thu.