Những Bộ trưởng nào sẽ trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7?

VOV.VN - 5 Bộ trưởng, trưởng ngành trong danh sách dự kiến gồm các ông: Tô Lâm, Nguyễn Ngọc Thiện, Phạm Hồng Hà, Nguyễn Văn Thể, Lê Minh Khái.

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ bắt đầu từ ngày 4/6 và diễn ra trong hai ngày rưỡi. 

Sáng 27/5 Tổng thư ký Quốc hội đã gửi 5 nhóm vấn đề và danh sách 5 Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời chất vấn để đại biểu lựa chọn 4 người đăng đàn tại kỳ họp Quốc hội thứ 7

Nhóm vấn đề dự kiến sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm là công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép chất ma tuý.

Nằm trong nhóm vấn đề thứ nhất còn có công tác đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen, băng nhóm hoạt động theo kiểu "xã hội đen", tổ chức đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia, xâm hại phụ nữ, trẻ em.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm là một trong 5 Bộ trưởng, trưởng ngành dự kiến trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7

Công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm an toàn giao thông, nhất là đối tượng tham gia giao thông sử dụng rượu bia vượt quá mức quy định, sử dụng ma tuý hoặc chất kích thích gây hậu quả nghiêm trọng.

Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trong danh sách với nhóm vấn đề về quản lý, bảo tồn và phát triển di sản văn hoá, quản lý nguồn thu từ các khu di tích, danh lam thắng cảnh.

Công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, phòng ngừa mê tín dị đoan, việc đầu tư xây dựng và quản lý các công trình tâm linh, quản lý nguồn thu từ hoạt động tín ngưỡng, du lịch tâm linh, công tác quản lý và phát triển du lịch cũng nằm trong nhóm vấn đề thứ hai.

Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái có trách nhiệm trả lời về việc chấp hành quy định của pháp luật trong công tác thanh tra, nhất là công tác thanh tra để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng. Trách nhiệm của ngành Thanh tra trong việc nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng. Công tác chấp hành pháp luật trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà dự kiến sẽ trả lời về quản lý thị trường bất động sản, xử lý bất cập trong quản lý nhà chung cư, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp cư trú; Công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị, việc di dời trụ sở bộ ngành ra khỏi nội đô thành phố Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Văn Thể cũng nằm trong danh sách dự kiến trả lời về lĩnh vực giao thông vận tải gồm xử lý những vướng mắc về kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, đội vốn lớn, chậm tiến độ, chất lượng kém.

Ngoài ra còn có quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện, quản lý xe hợp đồng điện tử, đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới. Thực hiện, quản lý giám sát thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí hoàn vốn dự án đầu tư trên quốc lộ, đường bộ cao tốc. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Ngoài những người được lựa chọn sẽ có trách nhiệm trả lời chính, các Phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực và các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan sẽ tham gia trả lời./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, huyện?
Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, huyện?

VOV.VN - Chính phủ đề nghị giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng cần đánh giá kỹ tác động.

Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, huyện?

Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, huyện?

VOV.VN - Chính phủ đề nghị giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng cần đánh giá kỹ tác động.

Xử lý cán bộ nghỉ hưu: Nếu luật hoá cần làm rõ tính pháp lý
Xử lý cán bộ nghỉ hưu: Nếu luật hoá cần làm rõ tính pháp lý

VOV.VN - Việc xử lý nghiêm một số lãnh đạo nghỉ hưu có vi phạm vừa qua được nhân dân đồng tình. Nhưng luật hoá cũng cần nghiên cứu sao cho phù hợp.

Xử lý cán bộ nghỉ hưu: Nếu luật hoá cần làm rõ tính pháp lý

Xử lý cán bộ nghỉ hưu: Nếu luật hoá cần làm rõ tính pháp lý

VOV.VN - Việc xử lý nghiêm một số lãnh đạo nghỉ hưu có vi phạm vừa qua được nhân dân đồng tình. Nhưng luật hoá cũng cần nghiên cứu sao cho phù hợp.

“Giáng chức” là hình thức kỷ luật kiểu nể nang hay răn đe?
“Giáng chức” là hình thức kỷ luật kiểu nể nang hay răn đe?

VOV.VN - Chính phủ đề nghị bỏ quy định hình thức kỷ luật này vì dễ né "cách chức", tuy nhiên nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng giữ lại "cách chức" là cần thiết.

“Giáng chức” là hình thức kỷ luật kiểu nể nang hay răn đe?

“Giáng chức” là hình thức kỷ luật kiểu nể nang hay răn đe?

VOV.VN - Chính phủ đề nghị bỏ quy định hình thức kỷ luật này vì dễ né "cách chức", tuy nhiên nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng giữ lại "cách chức" là cần thiết.

Tuần làm việc thứ 2, Quốc hội sẽ thảo luận nhiều dự án Luật quan trọng
Tuần làm việc thứ 2, Quốc hội sẽ thảo luận nhiều dự án Luật quan trọng

VOV.VN - Trong các dự án luật được QH thảo luận có Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Tuần làm việc thứ 2, Quốc hội sẽ thảo luận nhiều dự án Luật quan trọng

Tuần làm việc thứ 2, Quốc hội sẽ thảo luận nhiều dự án Luật quan trọng

VOV.VN - Trong các dự án luật được QH thảo luận có Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.