Những phát ngôn ấn tượng làm “nóng” nghị trường năm 2017

VOV.VN - Hoạt động nghị trường năm 2017 để lại ấn tượng về một Quốc hội tranh luận với các phát ngôn về nhiều vấn đề "nóng". 

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình nhấn mạnh điều này trước ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng tư duy nhiệm kỳ tồn tại ở các ngành, các cấp, dẫn tới sự cắt khúc trong thực hiện và phân tán trong đầu tư gây lãng phí nguồn lực. Theo Phó Thủ tướng, tư duy nhiệm kỳ cũng rất tinh vi, có thể vì lợi ích nhóm, có thể muốn thể hiện mình được phiếu cho nhiệm kỳ tới, có thể thấy hết nhiệm kỳ rồi thì thôi, không có quyết tâm nỗ lực. Điều này đòi hỏi xây dựng thể chế, quy chế.

Hiện tượng bổ nhiệm người nhà, người thân không đúng quy định đã gây phản ứng xấu trong dư luận. Chính phủ giao Bộ Nội vụ kiểm tra 11 địa phương, đã phát hiện một số sai phạm. Thủ tướng yêu cầu thu hồi các quyết định bổ nhiệm trái pháp luật” – Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình khẳng định tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.

“Việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017 tuy cao hơn cùng kỳ, nhưng còn chậm, không phân bổ hết dự toán. Chúng ta có tiền mà không tiêu hết được, ở đây có phần trách nhiệm của Chính phủ” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thẳng thắn trước chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc chậm giải ngân, ách tắc vốn có thể kéo tụt đà tăng trưởng kinh tế... trong phiên họp ngày 15/6/2017.

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, trả lời chất vấn của đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) về việc ngành văn hóa đã làm những việc không cần thiết: Cấm các bài hát quen thuộc như Nối vòng tay lớn, Con đường xưa em đi…hay cho phổ biến hơn 300 bài hát cách mạng, có cả Quốc ca, Bộ trưởng VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện thừa nhận: “Trong việc cấp phép vừa rồi, có những cái sai nghiệp vụ rất sơ đẳng, không đáng có”.

 

“Câu chuyện khủng hoảng thừa lợn, bức bách nhất hiện nay là mở thị trường. Không phải ông Công Thương mà đây là phạm trù của ông Nông nghiệp. Cái này cũng không phải tại dân” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thẳng thắn khi thừa nhận thực tế nông sản khủng hoảng thừa đã diễn ra từ lâu. Theo Bộ trưởng, sự việc khủng hoảng thừa đối với ngành chăn nuôi lợn sẽ được giải quyết khi Việt Nam xây dựng được cơ chế xuất khẩu chính ngạch thịt lợn sang thị trường lớn, thay vì xuất khẩu tiểu ngạch mang tính rủi ro của hiện tại.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khi trả lời chất vấn của đại biểu về thái độ phục vụ chưa tốt, lời lẽ khiếm nhã, thiếu tôn trọng, thậm chí xúc phạm bệnh nhân đã thừa nhận: "Chúng ta cũng đã biết rằng "con sâu làm rầu nồi canh" và ở đâu đó vẫn còn hiện tượng cán bộ y tế có thái độ không tốt". Tuy nhiên thời gian qua, ngành y tế đã đưa ra một chương trình đổi mới toàn diện thái độ, phong cách phục vụ cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Khi chất vấn thành viên Chính phủ tại kỳ họp thứ 3, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đặt vấn đề: Trước đây, nếu nói DNNN và các dự án kinh tế từ nguồn đầu tư công là “nắm đấm thép” thì nay sự đắp chiếu của các dự án này và nợ công tăng cao trở thành nắm đấm thép hướng tới sự lo lắng, bất an của người dân. Một đứa trẻ sinh ra cũng không tránh khỏi nắm đấm này.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) tranh luận tại Kỳ họp thứ 3 đã nói: Bán đảo Sơn Trà không phải của riêng Đà Nẵng. Yêu mến Sơn Trà không chỉ riêng người dân Đà Nẵng mà là người dân cả nước, cũng giống như với Hạ Long, Sơn Đoòng… Do đó, không thể giao cho UBND Đà Nẵng muốn quyết thế nào cũng được! Giải đáp băn khoăn của đại biểu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Chính phủ không để Đà Nẵng muốn quyết Sơn Trà thế nào cũng được.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4. Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, Chính phủ kiến tạo là Chính phủ hành động, nói đi đôi với làm, đề cao trách nhiệm cá nhân, kỷ luật kỷ cương. Hơn thế, phải chủ động trong hoàn thiện thể chế chứ không thụ động chỉ điều hành theo những gì có sẵn.

Trả lời chất vấn của đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau), chiều 18/11/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Đảng, Nhà nước không cho phép “chìm xuồng” các vụ án tham nhũng, không có vùng cấm trong việc xử lý tham nhũng.

Sáng 16/11, tại Kỳ họp cuối năm, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thông tin thêm cho đại biểu liên quan đến vấn đề nợ công. Theo đó, Chính phủ và Thủ tướng đã tính toán rất kỹ trần nợ công chỉ là 1 yếu tố. Quan trọng là khả năng trả nợ, tổng trả nợ của chúng ta đã quá 25% so với tổng thu ngân sách.Vì vậy, Chính phủ nói KHÔNG với việc tăng trần nợ công.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu quan điểm không thể không ứng dụng công nghệ thông tin, nhưng nếu không đảm bảo an toàn thông tin thì nguy hại vô cùng khi làm rõ thêm một số vấn đề về an toàn mạng tại Kỳ họp thứ 4. Phó Thủ tướng chia sẻ, khi hỏi các chuyên gia nước ngoài, họ dùng từ “dễ dãi” để nói về ý thức an toàn an ninh thông tin của người dân Việt Nam.  Chỉ cần một tin nhắn trên máy tính, điện thoại đều bấm 'ok' ngay mà không biết các thông tin cá nhân đã được thu thập, có thể bị sử dụng cho mục đích xấu.

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình), tại Kỳ họp thứ 4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng dẫn một khảo sát cho thấy năm 2015 có đến 63% hộ kinh doanh “đi đêm” với cán bộ thuế. Năm 2016 vừa qua đánh giá lại thêm bước nữa còn 31%. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị làm rõ cơ sở của con số này.

Trước nhiều ý kiến đại biểu liên quan đến quản lý thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, tại Kỳ họp cuối năm, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho rằng, giới trẻ Việt Nam ứng dụng CNTT và sử dụng mạng xã hội rất nhanh. Tuy nhiên, việc “ném đá”, nói xấu,... trên mạng là thực trạng. Thậm chí nhiều người tự tử vì nội dung bôi xấu trên mạng xã hội. Bộ TT&TT đã làm việc với nhiều cơ quan liên quan, phối hợp xử lý nhằm tăng cường “năng lượng tốt”, giảm “năng lượng xấu” trên mạng xã hội.

Cũng tại Kỳ họp cuối năm, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết đã chỉ đạo kiểm tra ngay sau khi có thông tin cựu đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga muốn khai "chạy" vào đại biểu Quốc hội nhưng không được. Chánh án khẳng định không giấu giếm gì, chủ toạ phiên toà dừng việc không cho khai tiếp vì vụ án đã được tách ra, luật cho phép việc này. Bị cáo Nga khai có chi tiền cho hội đồng bầu cử địa phương.

Là một trong hai thành viên Chính phủ được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm tại Kỳ họp thứ 4, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trả lời báo chí sau khi nhậm chức liên quan đến vấn đề BOT đang thu hút sự quan tâm của dư luận cả nước, đã thẳng thắn: "Có làm thì có đúng, có sai. Tuy nhiên, cái tâm của ngành giao thông là vì sự nghiệp chung, không vì lợi ích nhóm, lợi ích tư túi. Những cá nhân nào có vấn đề này thì chắc chắn pháp luật sẽ xử lý".

Chia sẻ với báo chí sau khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm tại Kỳ họp thứ 4, ngày 26/10, tân Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái khẳng định, nhiệm vụ trọng tâm của ngành thời gian tới là tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ theo yêu cầu của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; nhất là thanh tra làm rõ để xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có sai phạm gây thất thoát, thua lỗ lớn trong các dự án đang được dư luận xã hội quan tâm. Ngành sẽ tập trung thanh tra các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước.

Thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2016 tại Kỳ họp thứ 4, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) nêu quan điểm: Nếu lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm còn quá lớn, lấn át cả nhận thức và tư duy cũ kỹ, lạc hậu thì cần thiết đòi hỏi phải có một "bàn tay sắt", đủ cứng rắn. Chỉ khi nào chúng ta coi việc tăng biên chế, phình bộ máy là một dạng tham nhũng thì đến lúc đó chúng ta mới có đủ quyết tâm xử lý và thực hiện hiệu quả công cuộc này.

Là đại biểu có nhiều phát ngôn liên quan đến phòng chống tham nhũng được báo chí chú ý tại kỳ họp thứ 4, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò – Phó Tư lệnh Quân khu 2 đặt vấn đề "tài sản tham nhũng không lẽ có cánh mà bay" trước tỷ lệ thu hồi tài sản còn thấp cũng như việc khó xử lý tài sản bất minh của cán bộ. Phát biểu trên Hội trường, đại biểu cũng nhấn mạnh: “Tài sản lớn nhất của Đảng, Nhà nước là lòng dân”, do đó cần giải pháp phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn.

Thảo luận về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016, tại Kỳ họp thứ 4, đại biểu Nguyễn Minh Sơn ví ngân sách nhà nước như cái bánh. Tuy nhiên, bánh chia kiểu nào cũng không đủ nên cứ co kéo mãi. Cái bánh ngân sách dù có trở thành nồi cơm của Thạch Sanh cũng khó bao bọc nổi nền hành chính cồng kềnh như hiện nay. Cũng tại Kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết với yêu cầu cụ thể về tỷ lệ và lộ trình tinh giản biên chế.

Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 30/10, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) phân tích một trong những hạn chế trong cải cách bộ máy hành chính giai đoạn 2011-2015 là việc phân cấp chưa được tích cực thực hiện, biểu hiện là tình trạng cấp trên ôm đồm, bao biện còn cấp dưới đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên. Do đó, mỗi khi đổ vỡ, hỏng việc, cấp dưới có "lá bùa hộ mệnh" là phê duyệt của cấp trên, cấp trên có căn cứ là đề nghị của cấp dưới, khó quy kết trách nhiệm.

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 4, Đại biểu Trần Thị Dung - Ủy viên thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội lưu ý, tuy là “tham nhũng vặt” nhưng tác hại khôn lường, làm hư hỏng nền công vụ, làm cải cách hành chính trì trệ ngay từ cơ sở, làm mất lòng tin của người dân. Nếu quan điểm nhà dột từ nóc là nguy hiểm thì lũ lụt thấm vào nền móng còn nguy hại hơn rất nhiều, vì nền móng mà lún sụt thì không nhà cửa nào đứng nổi.

"Cử tri mong các bộ trưởng, thủ trưởng các địa phương sáng suốt đặt lợi ích của đất nước, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, quyết tâm cải tạo bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả" - Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) nhấn mạnh điều này tại Kỳ họp thứ 4 và đề nghị cần mạnh tay đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những người mất đạo đức, hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan và tổ chức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Biệt phủ vẫn sừng sững, nhiều “củi tươi” vẫn an toàn sau những bức xúc”
“Biệt phủ vẫn sừng sững, nhiều “củi tươi” vẫn an toàn sau những bức xúc”

VOV.VN - Nữ đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền bày tỏ khi phát biểu về báo cáo công tác phòng chống tội phạm, thi hành án, phòng chống tham nhũng.

“Biệt phủ vẫn sừng sững, nhiều “củi tươi” vẫn an toàn sau những bức xúc”

“Biệt phủ vẫn sừng sững, nhiều “củi tươi” vẫn an toàn sau những bức xúc”

VOV.VN - Nữ đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền bày tỏ khi phát biểu về báo cáo công tác phòng chống tội phạm, thi hành án, phòng chống tham nhũng.

“Sửa Luật phòng chống tham nhũng phải đảm bảo củi to, củi ướt đều cháy”
“Sửa Luật phòng chống tham nhũng phải đảm bảo củi to, củi ướt đều cháy”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, sửa Luật Phòng chống tham nhũng phải sửa chữa, gia cố để đảm bảo các loại "củi" đều phải cháy.

“Sửa Luật phòng chống tham nhũng phải đảm bảo củi to, củi ướt đều cháy”

“Sửa Luật phòng chống tham nhũng phải đảm bảo củi to, củi ướt đều cháy”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, sửa Luật Phòng chống tham nhũng phải sửa chữa, gia cố để đảm bảo các loại "củi" đều phải cháy.

“Rất khó xử lý tài sản bất minh của cán bộ”
“Rất khó xử lý tài sản bất minh của cán bộ”

VOV.VN - Dù dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi bổ sung quy định về giải trình nguồn gốc tài sản, nhưng với tài sản bất minh vẫn rất khó xử lý.

“Rất khó xử lý tài sản bất minh của cán bộ”

“Rất khó xử lý tài sản bất minh của cán bộ”

VOV.VN - Dù dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi bổ sung quy định về giải trình nguồn gốc tài sản, nhưng với tài sản bất minh vẫn rất khó xử lý.

Đại biểu Quốc hội: Không đụng được khối tài sản bất minh của cán bộ
Đại biểu Quốc hội: Không đụng được khối tài sản bất minh của cán bộ

VOV.VN - Luật hiện hành chưa có cơ chế xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp nên cán bộ chỉ bị kỷ luật còn khối tài sản không ai đụng được vào

Đại biểu Quốc hội: Không đụng được khối tài sản bất minh của cán bộ

Đại biểu Quốc hội: Không đụng được khối tài sản bất minh của cán bộ

VOV.VN - Luật hiện hành chưa có cơ chế xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp nên cán bộ chỉ bị kỷ luật còn khối tài sản không ai đụng được vào

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thành công ở nhiều phương diện  ​
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thành công ở nhiều phương diện ​

VOV.VN -Nhiều đại biểu nhận xét, kỳ họp Quốc hội đã thành công ở nhiều phương diện, đặc biệt là tính dân chủ của nghị trường ngày càng được phát huy.

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thành công ở nhiều phương diện  ​

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thành công ở nhiều phương diện ​

VOV.VN -Nhiều đại biểu nhận xét, kỳ họp Quốc hội đã thành công ở nhiều phương diện, đặc biệt là tính dân chủ của nghị trường ngày càng được phát huy.

Thiếu tướng Sùng Thìn Cò: “Thăm dò biết ai tham nhũng thì nên cho nghỉ đi"
Thiếu tướng Sùng Thìn Cò: “Thăm dò biết ai tham nhũng thì nên cho nghỉ đi"

VOV.VN - Vị Phó Tư lệnh Quân khu 2 đề nghị, có thể làm phiếu thăm dò và nếu ai bị “chứng nhận” tham nhũng nhiều nhất thì cho nghỉ.

Thiếu tướng Sùng Thìn Cò: “Thăm dò biết ai tham nhũng thì nên cho nghỉ đi"

Thiếu tướng Sùng Thìn Cò: “Thăm dò biết ai tham nhũng thì nên cho nghỉ đi"

VOV.VN - Vị Phó Tư lệnh Quân khu 2 đề nghị, có thể làm phiếu thăm dò và nếu ai bị “chứng nhận” tham nhũng nhiều nhất thì cho nghỉ.