Nông nghiệp chưa thoát "lời nguyền" manh mún, nhỏ lẻ, tự phát

VOV.VN - Nhận trách nhiệm trong điều hành, chuẩn hóa nông sản, để xảy ra tình trạng được mùa mất giá, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, phải tổ chức lại sản xuất, thông tin minh bạch thị trường.

Giải quyết ùn ứ nông sản ở cửa khẩu

Đại biểu Hoàng Anh Công (đoàn Thái Nguyên) đặt câu hỏi, thời gian qua cử tri rất lo lắng tình trạng ùn tắc nông sản tại cửa khẩu phía Bắc. Một trong những nguyên nhân là yêu cầu về chất lượng nông sản của Trung Quốc ngày càng cao. Bộ có giải pháp gì để tăng chất lượng nông sản?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, ùn ứ nông sản tại cửa khẩu chỉ là vấn đề đột biến trong thời gian ngắn, do vấn đề kiểm soát dịch bệnh phía Trung Quốc khác với Việt Nam. Tuy nhiên, Tư lệnh ngành Nông nghiệp thừa nhận thị trường Trung Quốc ngày càng khó tính, trong khi nông dân Việt Nam đã quen đây là thị trường dễ tính. Trung Quốc đang siết chặt chất lượng nông sản, vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi nông dân chậm thay đổi, tất nhiên có trách nhiệm của các bộ ngành Trung ương.

Về giải pháp, ông Hoan cho hay, 14 triệu hộ nông dân trên cả nước khó truyền thông hết được, nên đầy rủi ro. Chỉ có cách là tổ chức lại ngành hàng sản xuất, tổ chức thị trường để thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

“Các Bộ Nông nghiệp và Ngoại giao đang xây dựng dự thảo chiến lược xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, để chuyển dần dần, rồi một ngày nào đó nông sản Việt Nam danh chính ngôn thuận nhập khẩu sâu vào nội địa, ở phân khúc thị trường cấp cao. Để làm được điều này đòi hỏi phải chuẩn hóa chất lượng sản phẩm”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững thời gian tới là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Cảm ơn 14 triệu nông dân Việt Nam đã năng động, linh hoạt góp phần vào kết quả xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD trong bối cảnh rất khó khăn, ông Hoan mong nông dân cả nước tham gia vào kinh tế tập thể, tổ chức lại sản xuất, thị trường, hiệp hội ngành hàng để thay đổi tư duy sản xuất và định vị thương hiệu nông sản trên thị trường.

“Bộ Nông nghiệp đã cùng Bộ Ngoại giao xây dựng thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc để chuyển dần xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch, theo chỉ đạo của Thủ tướng”, ông Hoan nói.

Về vấn đề thương hiệu nông sản mà đại biểu Dương Văn Phước chất vấn, lãnh đạo ngành nông nghiệp nói khác với nhãn hiệu, thương hiệu cần mất nhiều năm để có niềm tin của người tiêu dùng. "Phải bắt đầu bằng hệ sinh thái ngành hàng chứ không phải từ Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu quan điểm.

Nông nghiệp chưa thoát lời nguyền manh mún, nhỏ lẻ, tự phát

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai chất vấn, hiện nay tính an toàn của sản phẩm nông nghiệp được nhiều địa biểu và người dân quan tâm? Khi nào vấn đề này mới được giải quyết?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời, khi nào 100 triệu dân Việt Nam được an toàn khi sử dụng thực phẩm là câu hỏi được lặp lại rất nhiều từ trước đến nay, có khi từ khóa XI. Ông Hoan nói không thoái thác trách nhiệm, nhưng ngành nông nghiệp có tính liên ngành rất cao, có tính hệ thống trên dưới trong ngoài, vận hành theo kinh tế thị trường. Vì vậy, không thể bằng một mệnh lệnh hành chính là có thể thay đổi được.

“Ngay cả sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng phải an toàn, được kiểm chứng bởi hệ thống phân phối. Đáng tiếc chúng ta chưa có hệ thống để đánh giá chất lượng nông sản, dẫn đến nền nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi lời nguyền manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Vấn đề này có trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”, Tư lệnh ngành Nông nghiệp thẳng thắn.

Đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ, nhưng bây giờ kiểm đếm lại vẫn là manh mún, dẫn đến hệ lụy rất nhiều. Nếu không tổ chức được ngành hàng sản xuất thì còn rủi ro, trong đó có vai trò địa phương. Ông Hoan "tha thiết" mong muốn các địa phương cùng vào cuộc để xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao.

Giải pháp nào cho tình trạng nông sản "được mùa, mất giá"?

Đại biểu Dương Khắc Mai nhắc tới điệp khúc được mùa mất giá chưa hồi kết, sản xuất nông nghiệp vẫn theo chiều rộng, tự phát, tiêu thụ phụ thuộc số ít thị trường. "Giải pháp căn cơ nào cho vấn đề nêu trên?", ông chất vấn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói đây là quy luật kinh tế cung - cầu và phải khống chế quy luật này qua hai cách. Khi dư thừa thì phải tăng chế biến để giảm lượng đưa ra thị trường và chuẩn hóa sản phẩm nông sản để thị trường thông suốt. Do đó, giải pháp cho câu chuyện được mùa mất giá là tổ chức lại sản xuất, chuẩn hóa ngành hàng, thông tin minh bạch thị trường xuất khẩu, nội địa.

"Bộ Nông nghiệp nhận khuyết điểm trong điều hành, chuẩn hóa nông sản. Chưa tổ chức lại sản xuất thì chưa thành công và đối mặt rủi ro khi không đồng nhất nguyên liệu một loại nông sản, và khi đó chưa đồng nhất thương hiệu", ông Lê Minh Hoan nói và cho hay sẽ sớm cùng các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài giải quyết việc này.

Về câu chuyện nhiều nhà vườn phải phá bỏ vườn thanh long do bí đầu ra, chi phí vật tư đầu vào tăng cao, theo Bộ trưởng Nông nghiệp, chỉ khoảng 1/10 sản xuất theo quy trình hợp tác xã, phần lớn là bà con trồng không theo quy chuẩn. "Sự cạnh tranh giữa các nhà vườn, hợp tác xã tạo ra sự bất ổn để có danh chính ngôn thuận một vùng nguyên liệu ổn định".

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao các viện nghiên cứu chuẩn hóa lại quy trình sản xuất, trồng trọt để giảm chi phí đầu vào. "Các nước đang hướng tới nền nông nghiệp ít hơn để được nhiều hơn. Tức là tối thiểu hóa chi phí, và tối đa hóa lợi nhuận bằng khoa học nông nghiệp. Chúng ta cũng phải phấn đấu theo hướng này", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Phân bón giả tràn lan, giá cao gấp 200%, nông dân đã nghèo còn đeo cái khổ"
"Phân bón giả tràn lan, giá cao gấp 200%, nông dân đã nghèo còn đeo cái khổ"

VOV.VN - Giá vật tư nông nghiệp như phân bón ngày càng tăng cao, phân bón giả tràn lan, trong khi đó, giá nông sản rẻ, khiến đời sống người nông dân đã khó nay lại càng khó hơn.

"Phân bón giả tràn lan, giá cao gấp 200%, nông dân đã nghèo còn đeo cái khổ"

"Phân bón giả tràn lan, giá cao gấp 200%, nông dân đã nghèo còn đeo cái khổ"

VOV.VN - Giá vật tư nông nghiệp như phân bón ngày càng tăng cao, phân bón giả tràn lan, trong khi đó, giá nông sản rẻ, khiến đời sống người nông dân đã khó nay lại càng khó hơn.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan

VOV.VN - Bộ trưởng Lê Minh Hoan là thành viên Chính phủ đầu tiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sẽ đăng đàn.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan

VOV.VN - Bộ trưởng Lê Minh Hoan là thành viên Chính phủ đầu tiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sẽ đăng đàn.

Quốc hội tiến hành bãi nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
Quốc hội tiến hành bãi nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

VOV.VN - Trước khi Quốc hội tiến hành bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội và phê chuẩn cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Nguyễn Thanh Long đã bị Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng.

Quốc hội tiến hành bãi nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

Quốc hội tiến hành bãi nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

VOV.VN - Trước khi Quốc hội tiến hành bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội và phê chuẩn cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Nguyễn Thanh Long đã bị Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng.