Ông Phạm Thế Duyệt và trăn trở về việc sửa đổi Hiến pháp

(VOV) - "Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nét đổi mới phải rõ ràng, tạo được niềm tin của dân là chỉ có Đảng lãnh đạo”.

Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV online về những nội dung quan tâm trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, điều mà ông suy nghĩ nhiều là trong dự thảo Hiến pháp đề là vấn đề Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.

Ông Phạm Thế Duyệt (ảnh: Minh Hòa)

Thứ nhất, trong thực tế hệ thống chính trị nước ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, Đảng lãnh đạo thì đã rõ, ai cũng biết 80 năm nay có Đảng. “Tôi muốn đề cập là đến bây giờ sự mong muốn của dân vẫn là làm cho Đảng vững mạnh để lãnh đạo đất nước. Điều đó là rất rõ”- Ông Phạm Thế Duyệt nói.

Ông Phạm Thế Duyệt cho rằng, Đảng lãnh đạo phải cố gắng quán triệt được tư tưởng của Bác Hồ về dân chủ. Đảng lãnh đạo để phát huy dân chủ mà thông qua sự phát huy dân chủ được sự đồng tình, đồng thuận ủng hộ của dân thì tốt vô cùng. “Cho nên, tất cả các khía cạnh, tôi cho rằng phải coi phát huy dân chủ cho thật đúng mức”.

Về vấn đề Nhà nước quản lý, ông Phạm Thế Duyệt cũng cho rằng, trong thực tế  hiện nay phải đương đầu với những vấn đề lớn trong tình hình mới, quản lý của Nhà nước phải rõ ràng, mạnh dạn hơn, thể hiện quyền lực tập trung để đại diện cho dân: “Nhà nước ở đây phải hiểu cả 3 cơ quan, gồm: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điều này đã rất rõ, cố gắng làm cho tốt thôi. Trong từng giai đoạn nhiệm vụ chính trị có những yêu cầu mới, yêu cầu lớn là cần phải tập trung, cần phải có mũi nhọn đột phá. Đó là việc rất cần. Các cơ quan hoạt động trong đổi mới vừa qua có nhiều kết quả tốt về mọi mặt như đối nội, đối ngoại, quản lý đất nước. Tuy nhiên, yếu kém cũng còn nhiều. Điều này cần phải khắc phục”.

“Nói Quốc hội là đại diện cho dân thì cũng đúng, nhưng Quốc hội là đại diện quyền lực cao nhất của dân. Quốc hội cũng là của Nhà nước, vì là cơ quan lập pháp. Vậy muốn lắng nghe được các tầng lớn nhân dân chỉ có thể dựa vào mặt trận. Có thể nói, từ trước đến nay có nhiều việc Đảng và Nhà nước đã dựa vào mặt trận, ví dụ: giới thiệu đại biểu từ tỉnh đến Trung ương, số lượng bao nhiêu người vào Quốc hội đều là do mặt trận giới thiệu, kể cả từ hiệp thương khu dân cư đến hình thành danh sách. Tất nhiên, cơ quan bầu cử có quyền xem xét cuối cùng, nhưng đại diện cho dân, tiếng nói của dân, đánh giá của dân là phải thông qua mặt trận. Vì thế cần làm rõ vấn đề này ở trong Hiến pháp”- Ông Phạm Thế Duyệt trăn trở.

Giải quyết mọi việc phải dựa vào dân

Một vấn đề cũng được ông Phạm Thế Duyệt quan tâm là nội dung nhân dân làm chủ: “Nhân dân làm chủ là ai, phải quy định rõ ràng trong Hiến pháp. Không phải vì tôi làm công tác mặt trận, nhưng rõ ràng mặt trận đã được khẳng định là một liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của Đảng vì tổ chức chính trị là Đảng, các tổ chức chính trị xã hội tức là các đoàn thể chính trị xã hội. Và khi nói đến mặt trận, phải nói đến các tổ chức thành viên và cả những người tiêu biểu trong nước, ngoài nước, các tôn giáo, các dân tộc. Như thế, theo tôi hiểu, mặt trận phải là đại diện cho nhân dân làm chủ, Hiến pháp cần phải khẳng định điều này. Như thế, Đảng sẽ có chỗ dựa để thực hiện sự lãnh đạo có được sự gắn bó máu thịt với dân”.

Ông Phạm Thế Duyệt cũng cho rằng, hiện nay có những vấn đề bức xúc, không thể chỉ dùng cơ quan lãnh đạo của Đảng và cơ quan pháp luật của Nhà nước mà giải quyết, mà nhất định phải dựa vào dân, nhất là vấn đề tham nhũng, tiêu cực...  “Thế thì, nên chăng suy nghĩ vấn đề này như thế nào để đề cập cho thật đúng mức những vấn đề phải phát huy được trí tuệ của dân để hình thành những đường đường lối chính sách của Đảng; phát huy được trí tuệ của dân, để xử lý vấn đề khó khăn, bức xúc nhất.

Tôi cũng như những người dân mong rằng trong dự thảo Hiến pháp, nét đổi mới phải rõ ràng, tạo được niềm tin của dân là chỉ có Đảng lãnh đạo chứ không phải ai khác. Niềm tin của dân là Nhà nước này đã có nhiều công lao trong xây dựng chính quyền, xây dựng đất nước, nhưng vừa qua đã vấp váp nhiều khuyết điểm là phải sửa chữa cho được” – Ông Phạm Thế Duyệt nói.

Một vấn đề hiện nay cũng có nhiều ý kiến trái chiều là quy định giám sát và phản biện của MTTQ chưa được nêu trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, như vậy sẽ không phát huy được vai trò của Mặt trận, ông Phạm Thế Duyệt cho rằng, dân chủ với giám sát là một, nếu tôn trọng dân chủ thì càng phát huy được vấn đề giám sát. Nếu không coi trọng dân chủ thì giám sát và phản biện cũng không có tác dụng. “Tôi rất hoan nghênh chủ trương của Đảng và Quốc hội là lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với lãnh đạo. Đảng lãnh đạo muốn sàng lọc được cán bộ tốt thì chỉ thông qua việc này. Nhưng mà trong việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm của hội đồng nhân dân và của Quốc hội vừa qua đã tốt rồi. Cố gắng làm việc này một cách thực chất, đừng làm theo kiểu hình thức, nếu không kết quả sẽ hạn chế”- Ông Phạm Thế Duyệt nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Làm được 60% Nghị quyết Trung ương 4 đã là tốt lắm rồi!"
"Làm được 60% Nghị quyết Trung ương 4 đã là tốt lắm rồi!"

VOV Online phỏng vấn ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về Nghị quyết Trung ương 4

"Làm được 60% Nghị quyết Trung ương 4 đã là tốt lắm rồi!"

"Làm được 60% Nghị quyết Trung ương 4 đã là tốt lắm rồi!"

VOV Online phỏng vấn ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về Nghị quyết Trung ương 4

Vụ cưỡng chế đất: "Phải giải quyết mọi việc trên cơ sở lấy dân làm gốc"
Vụ cưỡng chế đất: "Phải giải quyết mọi việc trên cơ sở lấy dân làm gốc"

“Mặt trận hãy tiếp tục vào cuộc thật nhanh, thật khách quan, có chính kiến của mình và đừng lệ thuộc vào bất cứ điều gì” - Ông Phạm Thế Duyệt nói

Vụ cưỡng chế đất: "Phải giải quyết mọi việc trên cơ sở lấy dân làm gốc"

Vụ cưỡng chế đất: "Phải giải quyết mọi việc trên cơ sở lấy dân làm gốc"

“Mặt trận hãy tiếp tục vào cuộc thật nhanh, thật khách quan, có chính kiến của mình và đừng lệ thuộc vào bất cứ điều gì” - Ông Phạm Thế Duyệt nói

Ông Phạm Thế Duyệt bình luận về quyết định của lãnh đạo Hải Phòng
Ông Phạm Thế Duyệt bình luận về quyết định của lãnh đạo Hải Phòng

“Sai phạm ở mức độ nào thì xử nghiêm ở mức đó, xử một cách đúng đắn, không phải chịu sức ép dư luận nào cả”- ông Phạm Thế Duyệt nói

Ông Phạm Thế Duyệt bình luận về quyết định của lãnh đạo Hải Phòng

Ông Phạm Thế Duyệt bình luận về quyết định của lãnh đạo Hải Phòng

“Sai phạm ở mức độ nào thì xử nghiêm ở mức đó, xử một cách đúng đắn, không phải chịu sức ép dư luận nào cả”- ông Phạm Thế Duyệt nói