Phó Chủ tịch nước đánh giá về kỳ họp Quốc hội

VOV.VN -“Đại biểu Quốc hội đã thể hiện được ý chí và nguyện vọng của toàn dân…”

Hôm nay (29/11), kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chính thức bế mạc. Đây là kỳ họp được đánh giá là dài, 40 ngày, sau khi đã rút khỏi chương trình làm việc 2 dự án Luật. Với khối lượng công việc lớn, nhiều dự án Luật được thông qua và Quốc hội đã tiến hành công tác nhân sự cho Chính phủ và một số Ủy ban của Quốc hội.

Đánh giá về kỳ họp này, trao đổi với báo chí, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho biết: Không khí dân chủ cởi mở đã được thể hiện trong kỳ họp. Đại biểu Quốc hội đã thể hiện được ý chí và nguyện vọng của toàn dân, thông qua việc góp ý vào những báo cáo của Chính phủ, tham gia vào các dự án Luật.

PV: Thưa Phó Chủ tịch nước, bà đánh giá thế nào về nội dung, kết quả kỳ họp này?

Bà Nguyễn Thị Doan: Theo tôi, những nội dung của kỳ họp được hoàn thành tốt đẹp. Chúng ta rất phấn khởi vì những vấn đề lớn, có tính chất trọng tâm của kỳ họp, ngoài những dự thảo luật, Hiến pháp được thông qua trong một không khí hết sức dân chủ và công khai. Với tỷ lệ thông qua đạt 97,39% chứng tỏ Hiến pháp đã được chuẩn bị rất công phu và tập trung được trí tuệ của toàn thể nhân dân.

Còn các Đại biểu Quốc hội thì hết sức có trách nhiệm trong việc tham gia vào dự thảo Hiến pháp và trong việc ấn nút để thông qua toàn văn Hiến pháp . Vì thế, bản Hiến pháp này cũng sẽ đánh giá được một bước tiến mới trong việc phát triển của đất nước. Và tôi cũng rất tin tưởng rằng, sau khi HP ra đời thì đất nước Việt Nam sẽ có những đổi mới và chắc chắn đất nước sẽ có những bước tiến, đặc biệt là an ninh chính trị được giữ vững, ổn định.

Điều 4 của Hiến pháp đã được thông qua với tỷ lệ rất cao, khẳng định sự ổn định của đất nước trong điều kiện nhiều quốc gia trên thế giới có nhiều xung đột. Thứ hai là vấn đề về định hướng kinh tế thị trường, vấn đề đất đai, sở hữu cũng được thông qua với tỷ lệ rất cao. Tôi cho rằng kỳ họp đã thành công tốt đẹp.

PV: Phó Chủ tịch nước tin rằng, Hiến pháp sửa đổi sẽ tạo bước đổi mới cho đất nước, vậy thì theo bà, những quy định nào của Hiến pháp sẽ tạo sự đổi mới này?

Bà Nguyễn Thị Doan: Có rất nhiều quy định sẽ tạo sự đổi mới cho đất nước. Thứ nhất, nếu như nói về các chế độ chính trị thì khẳng định là chế độ chính trị của Việt Nam ổn định. Và với sự ổn định chế độ chính trị sẽ là tiền đề để cho các chế định về kinh tế, chế định trong đầu tư, chế định khác, sẽ được đảm bảo. Thứ hai là có những điều rất đổi mới trong vai trò của Mặt trận Tổ quốc.

Ngoài điều 4 của Hiến pháp như tôi đã nói, thì MTTQ cũng được khẳng định vai trò hơn. Và đặc biệt Công đoàn thì được ghi ở 2 điều, điều 9 và điều 10. Công đoàn không những được khẳng định là thành viên của MTTQ, nhưng Công đoàn lại có vị trí rất quan trọng. Ở đây đánh giá sự tin tưởng của nhân dân vào giai cấp công nhân, tức là vào công đoàn, vào vai trò và vị trí của công đoàn trong sự xây dựng và phát triển đất nước.

Điều thứ 3 rất quan trọng là điều 50, 51 về thành phần kinh tế, Hiến pháp khẳng định kinh tế nhà nước là chủ đạo. Chúng ta cũng xác định là nền kinh tế nước ta có rất nhiều thành phần kinh tế, khẳng định những TPKT như hiện nay, các TPKT được cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật, nhưng kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Điều này sẽ xác định được hướng đi cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Một điểm mới nữa sẽ tháo gỡ cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ tốt lên, đó là các doanh nhân, doanh nghiệp được đưa vào Hiến pháp. Và còn rất nhiều điều mới mà tôi chỉ dẫn chứng một số điều.

PV: Còn vai trò của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước thì sao, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Doan: Vai trò của quốc phòng an ninh, vai trò của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, và ở đây chế định, quan hệ giữa Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội được cụ thể hóa hơn rất nhiều. Đặc biệt là Chủ tịch nước có thêm vai trò mới trong thống lĩnh lực lượng vũ trang. Mối quan hệ giữa nhà nước chúng ta không phải là tam quyền phân lập mà ở đây là Nhà nước với sự phân công, phối hợp điều hòa và kiểm soát quyền lực lẫn nhau. Cho nên chế định giữa Chủ tịch nước, Chính phủ và Quốc hội sẽ làm cho mối quan hệ này sẽ tốt lên, kiểm soát nhau tốt hơn. Và chắc chắn sẽ thực hiện được quyền của Nhà nước, cũng như quyền của Nhân dân được quy định trong Hiến pháp. 

PV: Xin cảm ơn bà!

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (đoàn Hải Phòng): “Quốc hội đã hoàn thành nhiệm vụ cử tri giao”

Các Đại biểu đã hoàn thành trách nhiệm của đại biểu và nhiệm vụ được cử tri giao cho. Nhưng trong kỳ họp này, đến những ngày cuối cùng thì trong chương trình xây dựng luật có hai luật mà chúng ta phải rút ra khỏi chương trình là luật sửa đổi Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam và Luật CAND sửa đổi, để tiếp tục chỉnh lý và tiếp thu. Đây là chương trình xây dựng luật và pháp lệnh chỉ có 2 luật phải rút ra để làm kỹ hơn.

Trong kỳ này, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp là một đạo luật gốc được cử tri rất quan tâm, bạn bè thế giới cũng quan tâm. Luật Đất đai cũng được cử tri và nhân dân rất quan tâm. Có đến 75 – 85% đơn thư khiếu nại tố cáo do đất đai. Khi luật thông qua, chúng tôi rất hy vọng nó sẽ giải quyết được những quyền lợi của nhân dân, các đơn thư vượt cấp lên sẽ giải quyết được một cách cơ bản.

Theo tôi, kỳ tới này chúng ta sẽ thực hiện các giám sát theo chương trình của Quốc hội về những vấn đề nóng bỏng. Quan điểm của tôi là giám sát của chúng ta cần phải đổi mới. Hiện nay chúng ta mới chỉ giám sát theo cách là đến và nghe báo cáo, chứ thực sự nếu giám sát có điều kiện là phải xuống các cơ sở đó, phải tách biệt một cách rất vô tư, sau đó mới bắt đầu nghe các báo cáo để đánh giá sát tình hình. Và sau giám sát chúng ta phải có kết luận, xem kết luận, hậu giám sát xử lý những điểm bất cập mà các cuộc giám sát tổ chức. Có như vậy hiệu lực và hiệu quả của cuộc giám sát mới được nâng lên và niềm tin của nhân dân mới được tăng lên. Giờ chúng ta mới chỉ giám sát trên giấy, đến và nghe người ta báo cáo, căn cứ vào báo cáo một số vấn đề thì chưa sát. Phải nằm ở cơ sở, tách biệt ra, kể cả về tài chính, không dây dưa gì cả, phải tự túc toàn bộ tài chính, độc lập thì chất lượng giám sát sẽ được nâng cao./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội tin Hiến pháp sửa đổi sẽ được thông qua
Đại biểu Quốc hội tin Hiến pháp sửa đổi sẽ được thông qua

VOV.VN -Sáng nay (28/11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Đại biểu Quốc hội tin Hiến pháp sửa đổi sẽ được thông qua

Đại biểu Quốc hội tin Hiến pháp sửa đổi sẽ được thông qua

VOV.VN -Sáng nay (28/11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Toàn văn Hiến pháp (sửa đổi)
Toàn văn Hiến pháp (sửa đổi)

VOV.VN -Hiến pháp được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6, thông qua ngày 28/11/2013

Toàn văn Hiến pháp (sửa đổi)

Toàn văn Hiến pháp (sửa đổi)

VOV.VN -Hiến pháp được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6, thông qua ngày 28/11/2013

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao Hiến pháp (sửa đổi)
Đại biểu Quốc hội đánh giá cao Hiến pháp (sửa đổi)

VOV.VN -Việc sửa đổi, bổ sung bản Hiến pháp năm 1992 phù hợp với nguyện vọng, ý chí của nhân dân cả nước.

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao Hiến pháp (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao Hiến pháp (sửa đổi)

VOV.VN -Việc sửa đổi, bổ sung bản Hiến pháp năm 1992 phù hợp với nguyện vọng, ý chí của nhân dân cả nước.

97,59% đại biểu Quốc hội có mặt ấn nút thông qua Hiến pháp
97,59% đại biểu Quốc hội có mặt ấn nút thông qua Hiến pháp

VOV.VN -Sau “giờ phút lịch sử” – như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói, các đại biểu đồng loạt đứng lên vỗ tay chúc mừng.

97,59% đại biểu Quốc hội có mặt ấn nút thông qua Hiến pháp

97,59% đại biểu Quốc hội có mặt ấn nút thông qua Hiến pháp

VOV.VN -Sau “giờ phút lịch sử” – như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói, các đại biểu đồng loạt đứng lên vỗ tay chúc mừng.

Luật Đất đai: Vẫn cẩn trọng với việc thu hồi đất
Luật Đất đai: Vẫn cẩn trọng với việc thu hồi đất

VOV.VN -Còn nhiều điều khoản vẫn chờ hướng dẫn của Chính phủ. Quy định đó làm sao không để lợi ích nhóm lợi dụng, chi phối.

Luật Đất đai: Vẫn cẩn trọng với việc thu hồi đất

Luật Đất đai: Vẫn cẩn trọng với việc thu hồi đất

VOV.VN -Còn nhiều điều khoản vẫn chờ hướng dẫn của Chính phủ. Quy định đó làm sao không để lợi ích nhóm lợi dụng, chi phối.