Kinh tế Mỹ đón nhận nhiều tín hiệu tích cực

VOV.VN - Cựu Phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Lael Brainard, hiện đang là Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng nhận định, quỹ đạo lạm phát tiếp tục đi xuống trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn cũng thúc đẩy niềm tin rằng nền kinh tế Mỹ có thể “hạ cánh mềm” để kiềm chế lạm phát đồng thời không gây ra suy thoái

Bộ Thương mại Mỹ ngày 22/12 công bố báo cáo cho biết, giá cả tại nước này trong tháng 11 đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020 tính theo tháng. Việc giá cả giảm ngoài những gì các nhà kinh tế mong đợi và đẩy mức lạm phát hàng năm xuống dưới 3% có thể là động lực cho Cục Dự trữ liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất vào tháng 3 năm tới.

Theo báo cáo, Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát tính theo tháng của Cục Dự trữ liên bang Mỹ, đã giảm 0,1% trong tháng 11/2023, mức giảm lần đầu tiên trong hơn 3 năm qua. Chi tiêu tiêu dùng, chiếm hơn 66% hoạt động kinh tế của Mỹ, đã tăng 0,2% trong tháng 11. Số liệu của tháng 10 cũng được điều chỉnh với mức tăng 0,1%, thay cho mức tăng 0,2% được báo cáo trước đó. Sau khi điều chỉnh theo lạm phát, chi tiêu tiêu dùng thực tế tăng 0,3% trong tháng 11, cho thấy nền kinh tế Mỹ đang phần nào lấy lại đà tăng trưởng sau khi dường như chững lại vào đầu quý IV.

Cựu Phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Lael Brainard, hiện đang là Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng nhận định, lạm phát đã giảm nhanh hơn cả những dự báo lạc quan hơn và diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng vững chắc và việc làm dồi dào. Quỹ đạo lạm phát tiếp tục đi xuống trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn cũng thúc đẩy niềm tin rằng nền kinh tế Mỹ có thể “hạ cánh mềm” để kiềm chế lạm phát đồng thời không gây ra suy thoái. Đây cũng được xem là tín hiệu tích cực cho Tổng thống Biden khi chuẩn bị bước vào năm tranh cử quyết liệt sắp tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Mỹ nỗ lực mở ra kỷ nguyên “học thuyết kinh tế Biden”
Tổng thống Mỹ nỗ lực mở ra kỷ nguyên “học thuyết kinh tế Biden”

VOV.VN - Trước các nghi ngờ của cử tri về cách thức điều hành kinh tế, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 28/6 đã có bài phát biểu quan trọng, khẳng định sự thành công của “học thuyết kinh tế Biden” - Bidennomics hay nói cách khác là “khôi phục giấc mơ Mỹ”.

Tổng thống Mỹ nỗ lực mở ra kỷ nguyên “học thuyết kinh tế Biden”

Tổng thống Mỹ nỗ lực mở ra kỷ nguyên “học thuyết kinh tế Biden”

VOV.VN - Trước các nghi ngờ của cử tri về cách thức điều hành kinh tế, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 28/6 đã có bài phát biểu quan trọng, khẳng định sự thành công của “học thuyết kinh tế Biden” - Bidennomics hay nói cách khác là “khôi phục giấc mơ Mỹ”.

“Cuộc chiến” trần nợ công khiến Mỹ đứng trên bờ vực thảm họa kinh tế chưa từng có
“Cuộc chiến” trần nợ công khiến Mỹ đứng trên bờ vực thảm họa kinh tế chưa từng có

VOV.VN - Nước Mỹ đang đứng trên bờ vực của một thảm họa kinh tế nghiêm trọng chưa từng có và điều này đang tạo ra nhiều áp lực đối với nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden.

“Cuộc chiến” trần nợ công khiến Mỹ đứng trên bờ vực thảm họa kinh tế chưa từng có

“Cuộc chiến” trần nợ công khiến Mỹ đứng trên bờ vực thảm họa kinh tế chưa từng có

VOV.VN - Nước Mỹ đang đứng trên bờ vực của một thảm họa kinh tế nghiêm trọng chưa từng có và điều này đang tạo ra nhiều áp lực đối với nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden.

Kinh tế Mỹ tăng trưởng trong quý I thấp hơn dự kiến
Kinh tế Mỹ tăng trưởng trong quý I thấp hơn dự kiến

VOV.VN - Theo số liệu mới mới được công bố, trong 3 tháng đầu năm, nền kinh tế Mỹ chỉ đạt được mức tăng trưởng 1,1%, thấp hơn so với mức dự kiến trước đó là 2%. Tốc độ tăng trưởng chậm lại rõ rệt là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phải gánh chịu hậu quả từ lạm phát dai dẳng ở mức cao và các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ vừa qua của Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED).

Kinh tế Mỹ tăng trưởng trong quý I thấp hơn dự kiến

Kinh tế Mỹ tăng trưởng trong quý I thấp hơn dự kiến

VOV.VN - Theo số liệu mới mới được công bố, trong 3 tháng đầu năm, nền kinh tế Mỹ chỉ đạt được mức tăng trưởng 1,1%, thấp hơn so với mức dự kiến trước đó là 2%. Tốc độ tăng trưởng chậm lại rõ rệt là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phải gánh chịu hậu quả từ lạm phát dai dẳng ở mức cao và các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ vừa qua của Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED).