Phó Thủ tướng: Trung Quốc xả nước ở Mekong là động thái tích cực

VOV.VN - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá, việc Trung Quốc, Lào xả nước trên dòng Mekong khi hạn hán, xâm nhập mặn là động thái tích cực.

Sáng 28/3, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, Liên Hợp Quốc sẽ có dự kiến vận động đưa các nước bị hạn hán, ngập mặn vào để hỗ trợ.

PV: Nếu được LHQ hỗ trợ thì Việt Nam sẽ được hưởng chế độ chính sách như thế nào, thưa Phó Thủ tướng?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Bây giờ mới đang vận động, mỗi đợt như thế Liên Hợp Quốc phải đứng ra và các nước vận động hỗ trợ cho các nước bị hạn hán và xâm nhập mặn.

Ví dụ vừa qua chúng ta có tình hình hạn hán, xâm ngập mặn nên đã yêu cầu các nước trên dòng Mekong sử dụng bền vững dòng nước. Vừa qua việc Trung Quốc xả lũ là động thái tích cực. Sau Trung Quốc là Lào cũng xả nước nguồn nước ở các đập thủy điện trên các dòng sông nhánh của sông Mekong, nên lượng nước được tăng lên.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 28/3

Hy vọng đây không phải là một lần, mà sau này còn rất nhiều năm. Vấn đề là cần sử dụng làm sao cho hiệu quả nguồn nước sông Mekong. Hiện nay chúng ta đã có cơ chế ủy ban quốc tế về sông Mekong gồm 4 nước và bây giờ với cơ chế hợp tác sông Mekong -  Lan Thương có thêm hai nước Trung Quốc và Myanmar ở thượng nguồn.

PV: Dự kiến Việt Nam sẽ đề nghị những chính sách hỗ trợ thế nào, thưa Phó Thủ tướng?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đây là dự kiến, thời gian tới Liên Hợp Quốc sẽ có đợt vận động hỗ trợ, vì năm nay vấn đề biến đổi khí hậu, Enino tác động ở rất nhiều nơi trên thế giới và khu vực. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề.

Liên Hợp Quốc sẽ có dự kiến vận động đưa các nước bị hạn hán, ngập mặn vào để hỗ trợ nhưng hiện nay thì chưa thể nói rõ hỗ trợ đó như thế nào.

PV: Cam kết của Trung Quốc với hợp tác Mekong-Lan Thương như thế nào, thưa Phó Thủ tướng?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đây là một cơ chế mới trên sông Mekong. Sông Lan Thương thực tế cũng là sông Mekong và Uỷ hội sông Mekong quốc tế đã có từ năm 1995 và hiện nay có 4 nước ở hạ lưu Mekong là Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia.

Trong Ủy hội sông Mekong có một cơ chế quan trọng trong đó sử dụng bền vững nguồn nước vì sông Mekong có tác động trực tiếp đến tất cả các nước.

Myanmarvà Trung Quốc chưa là thành viên của Ủy hội sông Mekong quốc tế và với việc thành lập cơ chế hợp tác giữa sông Lan Thương- Mekong thì trên thực tế 6 nước trên dòng sông Mekong cùng bắt tay hợp tác.

Trong đó có 5 lĩnh vực ưu tiên như phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, quản lý bền vững nguồn nước… Đây là cơ chế hợp tác mới và các nước đang đưa ra các dự án cụ thể để cho hợp tác của cơ chế này.

Việt Nam đề nghị rất tích cực về việc cần phải có quản lý sử dụng bền vững nguồn nước Mekong vì đó là vấn đề quan trọng để tác động đến toàn bộ các nước trong khu vực sông Mekong. Đây là cơ chế mới trển khai nên chưa có thể nói được gì nhưng có 5 ưu tiên.

PV: Trung Quốc đón nhận vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đây cũng là sáng kiến chung của Trung Quốc với các nước hạ nguồn sông Mekong. Trung Quốc bước đầu cũng có một số cam kết cụ thể như dành một nguồn tài trợ trong một số quỹ, trên cơ sở nguồn tài trợ đó các nước trao đổi với nhau. Tất nhiên không phải là tài trợ cho không. Đây là quỹ, mà đã là quỹ phải có cơ chế hợp tác làm sao phục vụ cho việc phát triển trên 5 mục tiêu của cơ chế hợp tác này.

PV: Hiện Trung Quốc xây nhiều đập trên sông Mekong, nếu giờ họ vẫn xây tiếp thì sao, thư ông?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Ủy hội có quy định việc phát triển các đập thủy điện hoặc việc sử dụng nguồn nước trên Mekong giữa 4 nước với nhau phải có sự thông báo và chấp thuận của 4 nước. Hiện nay các nước tôn trọng vấn đề này; còn chúng ta không có cơ chế như Ủy hội sông Mekong với Trung Quốc và Myanmar. Do đó không có cơ chế nào để kiểm soát các nước thượng nguồn.

Ngoài 4 nước hạ nguồn, các nước thượng nguồn cũng phát tiển thuỷ điện. Hiện nay cơ chế này như tôi nói là cơ chế hợp tác Mekong- Lan Thương trên cơ sở bước đầu có đưa vấn đề phát triển bền vững nguồn nước là có hàm ý đó.

Còn Trung Quốc phát triển trên dòng Lan Thương là ở phía trên của Trung Quốc. Trung Quốc đã phát triển các đập thuỷ điện rồi vấn đề bây giờ là làm sao quản lý việc xả nước, sử dụng nước như thế nào. Tôi nói lại là không có cơ chế với các nước trên thượng nguồn mà mới có cơ chế của 4 nước.

PV: Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!././.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Thông tin mật mà có người vẫn biết nên giàu lên sau một đêm”
“Thông tin mật mà có người vẫn biết nên giàu lên sau một đêm”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ về thông tin mật, vì chỉ cần biết thông tin về quy hoạch mở đường hay dự án là có thể giàu lên sau một đêm.

“Thông tin mật mà có người vẫn biết nên giàu lên sau một đêm”

“Thông tin mật mà có người vẫn biết nên giàu lên sau một đêm”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ về thông tin mật, vì chỉ cần biết thông tin về quy hoạch mở đường hay dự án là có thể giàu lên sau một đêm.

Nhân dân ủng hộ Bí thư Đinh La Thăng vì cần lãnh đạo lăn vào cuộc sống
Nhân dân ủng hộ Bí thư Đinh La Thăng vì cần lãnh đạo lăn vào cuộc sống

VOV.VN -Theo Đại biểu Quốc hội Lê Nam, người dân theo dõi, ủng hộ việc làm của Bí thư Thành uỷ TPHCM Đinh La Thăng vì cần những Bí thư lăn vào cuộc sống.

Nhân dân ủng hộ Bí thư Đinh La Thăng vì cần lãnh đạo lăn vào cuộc sống

Nhân dân ủng hộ Bí thư Đinh La Thăng vì cần lãnh đạo lăn vào cuộc sống

VOV.VN -Theo Đại biểu Quốc hội Lê Nam, người dân theo dõi, ủng hộ việc làm của Bí thư Thành uỷ TPHCM Đinh La Thăng vì cần những Bí thư lăn vào cuộc sống.

Mất toi 6 tháng chỉ do ghi “tinh bột bắp” thay vì “tinh bột ngô“
Mất toi 6 tháng chỉ do ghi “tinh bột bắp” thay vì “tinh bột ngô“

VOV.VN - "Hồ sơ đầy đủ hết, chỉ một chi tiết phải làm lại là thay “tinh bột bắp” là tá dược bằng “tinh bột ngô” cho đúng chuẩn khiến DN mất toi 6 tháng".

Mất toi 6 tháng chỉ do ghi “tinh bột bắp” thay vì “tinh bột ngô“

Mất toi 6 tháng chỉ do ghi “tinh bột bắp” thay vì “tinh bột ngô“

VOV.VN - "Hồ sơ đầy đủ hết, chỉ một chi tiết phải làm lại là thay “tinh bột bắp” là tá dược bằng “tinh bột ngô” cho đúng chuẩn khiến DN mất toi 6 tháng".

'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt
'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt

Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt, cây cà phê và tiêu chết khô, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng… là thực trạng do hạn hán gây ra tại Tây Nguyên

'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt

'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt

Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt, cây cà phê và tiêu chết khô, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng… là thực trạng do hạn hán gây ra tại Tây Nguyên

“Thiếu bản lĩnh, sợ va chạm thì sao xứng đáng đại biểu của dân”
“Thiếu bản lĩnh, sợ va chạm thì sao xứng đáng đại biểu của dân”

VOV.VN - Đại biểu Huỳnh Nghĩa bày tỏ khi báo cáo nhiệm kỳ Quốc hội đánh giá còn đại biểu ít tham gia ý kiến, thiếu kỹ năng hoạt động, vi phạm pháp luật...

“Thiếu bản lĩnh, sợ va chạm thì sao xứng đáng đại biểu của dân”

“Thiếu bản lĩnh, sợ va chạm thì sao xứng đáng đại biểu của dân”

VOV.VN - Đại biểu Huỳnh Nghĩa bày tỏ khi báo cáo nhiệm kỳ Quốc hội đánh giá còn đại biểu ít tham gia ý kiến, thiếu kỹ năng hoạt động, vi phạm pháp luật...