Quảng Ninh góp ý kiến Dự án Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt

VOV.VN - Các vấn đề như thu hồi đất, quyền hạn của Chủ tịch UBND đặc khu; HĐND đặc khu… được các đại biểu cho ý kiến và tranh luận sôi nổi.

Tiếp tục chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, sáng nay (15/5), Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh và UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp Dự án Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Các vấn đề như thu hồi đất, quyền hạn của Chủ tịch UBND đặc khu; HĐND đặc khu… được các đại biểu cho ý kiến và tranh luận sôi nổi.

Các đại biểu cho rằng, đây là những chính sách mới, nhạy cảm, vì thế mong muốn Quốc hội xem xét một cách kỹ lưỡng trước khi Dự thảo Luật được thông qua vào kỳ họp tới. 

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã tiếp thu, hoàn thiện Đề án Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết về quy hoạch, cơ sở hạ tầng, sắp xếp bộ máy, tăng cường quản lý đất đai để có thể triển khai ngay khi Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt được thông qua.

Trưởng BTC Trung ương Phạm Minh Chính đề nghị Quảng Ninh phải rà soát xây dựng đặc khu theo đúng tinh thần của Bộ Chính trị.
Theo đó, Quảng Ninh tham gia 16 ý kiến điều chỉnh các điều khoản trong dự thảo Luật, tập trung vào phương án tổ chức bộ máy và chính quyền như mở rộng thẩm quyền của Chủ tịch UBND, HĐND đặc khu. Cùng với đó là điều chỉnh các cơ chế chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư như: ưu đãi thuế, thời hạn giải ngân vốn, giảm thủ tục đăng ký kinh doanh, quyền sở hữu nhà ở… 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thành đề xuất, với những tiềm năng của mình, Vân Đồn có thể phát triển thêm logistics, dịch vụ tài chính quốc tế.

“Luật Đặc khu phải đề cập thêm giai đoạn chuyển tiếp, bởi quy hoạch của các đặc khu đều có quá trình chuẩn bị, 2 quy hoạch phải chờ tích hợp lại. Ngành nghề ưu tiên đặc biệt chưa được quy định rõ nên cần đề cập thẳng trong Luật vi đây là những dịch vụ hiện đại, phải có điều kiện cần và đủ cho sự phát triển”, ông Thành nói.

Đóng góp vào dự thảo Luật, ông Bùi Thanh Tùng, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng cho rằng, các đại biểu thống nhất quan điểm, những chính sách ưu tiên phải được quy định rõ ràng trong Luật. Đối với các ngành nghề ưu tiên, vì đây là khu vực kinh tế sẽ rất năng động để cạnh tranh quốc tế, nên những vấn đề liên quan đến tài chính ngân hàng, quản lý tài sản phải được đưa vào.

Đánh giá cao công tác chuẩn bị của Quảng Ninh, đại diện các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố cũng nêu nhiều ý kiến về vấn đề liên quan đến xây dựng bộ máy chính quyền, cơ chế quản lý đất đai...

Khẳng định đặc khu là “lò thí nghiệm thể chế”, ông Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tổ chức Trung ương đề nghị Quảng Ninh phải thống nhất nhận thức, lấy mô hình kinh tế đối ngoại làm mục tiêu phát triển.

Bên cạnh việc điều chỉnh chính sách về đất đai, nhà ở, lao động, các ngành nghề ưu tiên phải phù hợp với xu thế hiện đại của thế giới như tài chính ngân hàng; logistics; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp sạch thân thiện với môi trường; công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí,…

“Trên tinh thần rà soát theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, vấn đề nào chưa đúng tinh thần kết luận của Bộ Chính trị phải làm cho đúng. Chính sách thì phải đưa vào Luật, những chính sách ưu tiên phải đủ sức cạnh tranh quốc tế và phù hợp với tiềm năng thế mạnh của từng đặc khu", ông Chính nêu rõ.

Ông Phạm Minh Chính cũng cho rằng, Quảng Ninh cần tiếp tục chủ động cùng các cơ quan liên quan ở Trung ương và địa phương phối hợp chặt chẽ và hành động quyết liệt, quyết tâm cao hơn nữa để hoàn thành dự thảo Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 tới đây./.

Đặc khu kinh tế: Có lạc quan quá hay không?

VOV.VN -3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc nếu được Quốc hội cho thực hiện được nhiều người kỳ vọng sẽ giúp hình thành khu vực tăng trưởng cao.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm đặc khu kinh tế: Cần cả triệu tỷ đồng “làm cỗ” mời nhà đầu tư?
Làm đặc khu kinh tế: Cần cả triệu tỷ đồng “làm cỗ” mời nhà đầu tư?

VOV.VN - Hàng loạt ưu đãi chưa từng có được đề xuất để làm 3 đặc khu kinh tế, trong đó nguồn vốn huy động lên tới hơn 1 triệu tỷ đồng.

Làm đặc khu kinh tế: Cần cả triệu tỷ đồng “làm cỗ” mời nhà đầu tư?

Làm đặc khu kinh tế: Cần cả triệu tỷ đồng “làm cỗ” mời nhà đầu tư?

VOV.VN - Hàng loạt ưu đãi chưa từng có được đề xuất để làm 3 đặc khu kinh tế, trong đó nguồn vốn huy động lên tới hơn 1 triệu tỷ đồng.

Phương án Bí thư kiêm Chủ tịch Đặc khu kinh tế được thống nhất cao
Phương án Bí thư kiêm Chủ tịch Đặc khu kinh tế được thống nhất cao

VOV.VN - Các ý kiến thảo luận tại Hội nghị trực tuyến do Ban Tổ chức TƯ tổ chức cho rằng, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban đơn vị hành chính đặc biệt là phù hợp

Phương án Bí thư kiêm Chủ tịch Đặc khu kinh tế được thống nhất cao

Phương án Bí thư kiêm Chủ tịch Đặc khu kinh tế được thống nhất cao

VOV.VN - Các ý kiến thảo luận tại Hội nghị trực tuyến do Ban Tổ chức TƯ tổ chức cho rằng, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban đơn vị hành chính đặc biệt là phù hợp

Đặc khu kinh tế: Cần linh hoạt trong vấn đề cán bộ
Đặc khu kinh tế: Cần linh hoạt trong vấn đề cán bộ

VOV.VN - Liên quan đến mô hình tổ chức chính quyền đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, Trưởng Ban Tổ chức TW cho rằng, cần linh hoạt trong vấn đề cán bộ. 

Đặc khu kinh tế: Cần linh hoạt trong vấn đề cán bộ

Đặc khu kinh tế: Cần linh hoạt trong vấn đề cán bộ

VOV.VN - Liên quan đến mô hình tổ chức chính quyền đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, Trưởng Ban Tổ chức TW cho rằng, cần linh hoạt trong vấn đề cán bộ.