Quốc hội quyết giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa đến năm 2030

VOV.VN - Sáng 13/11, với 92% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.

Theo đó, Quốc hội quyết nghị giữ hơn 3,5 triệu ha đất trồng lúa đến năm 2030, trong đó 300.000 ha được chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Bên cạnh diện tích đất trồng lúa, Nghị quyết cũng nêu mục tiêu đến năm 2030, cả nước có 5,2 triệu ha đất rừng phòng hộ; 2,45 triệu ha đất rừng đặc dụng; 8,1 triệu ha đất rừng sản xuất; đất khu kinh tế 1,6 triệu ha; đất khu công nghệ cao 4.000 ha; đất đô thị 2,9 triệu ha.

Diện tích đất trồng lúa hiện nay của cả nước là 3,9 triệu ha. Như vậy với Nghị quyết trên, đến năm 2030, đất trồng lúa cả nước giảm gần 350.000 ha.

Trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh (Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế), cho biết trong quá trình thảo luận, đa số ý kiến tán thành việc giữ diện tích đất trồng lúa đến năm 2030 là hơn 3,5 triệu ha. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị làm rõ cơ sở đưa ra chỉ tiêu này; có ý kiến đề nghị chỉ giữ 3,2 triệu ha.

Một số đại biểu đề nghị rà soát, hạn chế việc lấy đất trồng lúa sang các loại đất phi nông nghiệp (nhất là đất khu công nghiệp); cho phép chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi với đất trồng lúa nhưng không làm thay đổi tính chất lý hóa của đất để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy hoạch đất trồng lúa được tính toán trên cơ sở bảo đảm nhu cầu lương thực quốc gia; bám sát định hướng phát triển kinh tế các vùng; phù hợp với tiềm năng đất đai từng vùng, địa phương...

Thực tế một số nơi, việc sử dụng đất trồng lúa để trồng cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản đang diễn ra, cho thấy hiệu quả cao hơn.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Nghị quyết đã cho phép chuyển đổi linh hoạt 300.000 ha đất trồng lúa sang cây trồng, vật nuôi khác nhưng không làm thay đổi tính chất của đất; có thể trở lại trồng lúa khi cần thiết.

Tại nghị quyết, Quốc hội yêu cầu công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật bằng các hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Nghị quyết cũng nêu rõ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý tình trạng lãng phí đất đai, đất được giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng; xử lý nghiêm các hành vi  gây ô nhiễm, làm hủy hoại đất, thoái hóa đất.

Về chính sách, thể chế, yêu cầu tại nghị quyết là sửa đổi Luật Đất đai và pháp luật có liên quan (trong đó có chính sách về tài chính đất đai) để bảo đảm sự đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai. Hoàn thiện chính sách điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền; hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình chuyển đổi đất đai theo quy hoạch, nhất là bảo đảm cho người bị thu hồi đất có cuộc sống, sinh kế tốt hơn, quan tâm phúc lợi xã hội cho người chưa đến tuổi lao động, không còn tuổi lao động và các đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội.

Quốc hội cũng yêu cầu nghiên cứu hoàn thiện các quy định về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tạo không gian cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, tạo quỹ đất ở vùng phụ cận dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn thu từ đất đai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù với 4 địa phương
Thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù với 4 địa phương

VOV.VN - Sáng 13/11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế. Các Nghị quyết này có hiệu lực từ 1/1/2022.

Thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù với 4 địa phương

Thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù với 4 địa phương

VOV.VN - Sáng 13/11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế. Các Nghị quyết này có hiệu lực từ 1/1/2022.

Quốc hội quyết định lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương
Quốc hội quyết định lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương

VOV.VN - Sáng 13/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Quốc hội quyết định lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương

Quốc hội quyết định lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương

VOV.VN - Sáng 13/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Quốc hội bế mạc Kỳ họp thứ hai, thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng
Quốc hội bế mạc Kỳ họp thứ hai, thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

VOV.VN - Trong ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 2, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển cho 4 địa phương, Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất quốc gia,...

Quốc hội bế mạc Kỳ họp thứ hai, thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Quốc hội bế mạc Kỳ họp thứ hai, thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

VOV.VN - Trong ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 2, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển cho 4 địa phương, Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất quốc gia,...