Quốc hội thảo luận Báo cáo công tác của Chủ tịch nước và Chính phủ

VOV.VN - Ngày 29/3, kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIV bước sang tuần làm việc thứ 2.

Ngày 29/3, kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIV tiếp tục làm việc tại hội trường để thảo luận về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước và Chính phủ. Chiều 29/3, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước và Chính phủ.

Chương trình làm việc được phát thanh và truyền hình trực tiếp.

Quốc hội: Thành công kỳ tích chống đại dịch Covid-19 

“Ấn tượng” là cảm nhận chung của nhiều đại biểu Quốc hội với những kết quả mà Chính phủ đạt được trong 5 năm qua. Một nhiệm kỳ Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt và phục vụ nhân dân. Ấn tượng về một Chính phủ với nhiều quyết tâm lớn, trong đó có quyết tâm xây dựng một chính phủ không tham nhũng; một Chính phủ “nói đi đôi với làm”; một Chính phủ gần dân, sát dân, quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng, bức xúc, liên quan đến đời sống nhân dân.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, đoàn Đồng Tháp đánh giá: “Chúng tôi rất ấn tượng với những quyết định sáng suốt của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ. Khi người dân băn khoăn về môi trường bị tàn phá thì Thủ tướng đã khẳng định “không đánh đổi môi trường để lấy tăng trưởng kinh tế". Khi nhân dân Tây Nguyên băn khoăn về những cánh rừng bị tàn phá thì Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên. Đặc biệt, trong bối cảnh Covid vừa qua, với khẩu hiệu "Chống dịch như chống giặc", quyết tâm thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ đã được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Đó là sức mạnh của niềm tin, sức mạnh của cả dân tộc và khẳng định sự đúng đắn trong điều hành của Chính phủ”.

Trong thành công của Chính phủ là kết tinh của sự năng động, sáng tạo, quyết liệt, đó là kỳ tích chống dịch Covid-19. Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền, đoàn Phú Yên nhấn mạnh: “Đặc biệt, khi Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều biến động lớn trên thế giới, Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ đã cho nhân dân cả nước nhận diện rõ nét hơn về một bộ máy điều hành đầy bản lĩnh, bình tĩnh đối mặt, một đội ngũ các nhà quản lý, chuyên gia ngày đêm tập trung cao độ để ứng phó với những tác hại vô cùng lớn, vừa xử lý những vấn đề cấp bách, vừa xây dựng các chính sách nhằm kiểm soát, quản lý, phát triển kinh tế- xã hội với tầm nhìn dài hạn, bền vững. .

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, đoàn Hà Nội cho rằng: “Tinh thần như chống giặc không phải là khẩu hiệu mà thực sự là hành động đồng tâm là việc làm hợp lực có thật hàng ngàn năm nay với tinh thần đoàn kết thống nhất đó dân tộc ta đã chiến thắng tất cả những giặc thù hùng mạnh nhất đến xâm lược nước ta. Ngày nay cũng nhờ tinh thần đó, tinh thần đoàn kết thống nhất mà Việt Nam - một đất nước nguồn lực còn hạn chế nhưng đã làm được những kỳ tích trong đại dịch Covid-19, một đại dịch khủng khiếp làm kiệt quệ cả thế giới. Bạn bè quốc tế rất ngưỡng mộ tinh thần đó của dân tộc Việt Nam ta”.

Khi đại dịch Covid-19 mới bắt đầu bùng phát trên thế giới, thế giới còn loay hoay thì Chính phủ đã nhận diện tình hình, đề ra các giải pháp hết sức kiên quyết với tinh thần chống dịch như chống giặc, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, huy động sự vào cuộc, đoàn kết của nhân dân. Đại biểu Ngô Trung Thành, đoàn Đắk Lắk khẳng định: “Nếu Chính phủ chỉ chần chừ thêm một ít thời gian, thì tình hình đất nước sẽ ra sao? Sức khỏe nhân dân ra sao? Có thể nói đến việc xây dựng đất nước hùng cường được không? Chắc chắn là khó có thể nói như thế nào”. 

Đại biểu Ngô Trung Thành nhấn mạnh: Đây là thành công then chốt, duy trì đà tăng trưởng, là cú hích để thực hiện mục tiêu hùng cường vào năm 2045.

Theo các đại biểu, công thức 5K mà chúng ta đã và đang áp dụng trong cuộc chiến chống Covid là rất đúng, là một sáng tạo chống dịch của Việt Nam. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu và sử dụng vaccine để tạo miễn dịch cộng đồng, nhanh chóng ngăn chặn dịch bệnh. Theo đó, cần triển khai nhanh, mạnh hơn nữa việc tiêm vaccine dù vẫn cần thận trọng bởi chúng ta chưa biết hết những tác dụng phụ. Cần động viên cả xã hội, từ các bệnh viện công, bệnh viên tư, thậm chí các tập đoàn tư nhân trong công cuộc nghiên cứu và tiếp cận vaccine tốt nhất, an toàn nhất để đưa vào sử dụng.

Đổi mới phương thức quản lý, chuyển đổi số 

Cũng tại phiên thảo luận về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ, các đại biểu hiến kế các giải pháp để Chính phủ thực hiện trong nhiệm kỳ khóa mới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó đề nghị tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh bằng việc thay đổi hoàn toàn phương thức quản lý, chuyển đổi số. Việc làm này cũng sẽ tránh được tình trạng cơn sốt đất đai từ đầu năm đến nay và cũng sẽ mang lại cho ngân sách một nguồn thu rất lớn từ các giao dịch bán đi bán lại. 

Nhìn lại chặng đường 5 năm, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai và đại biểu Hoàng Văn Cường, đoàn Hà Nội cho rằng: việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Tỷ lệ đầu tư từ khối tư nhân chỉ đạt 45,6%. Nhiều dự án phải chuyển từ hình thức đối tác công tư sang hình thức 100% vốn ngân sách. Đó là hàng loạt các dự án thuộc tuyến đường cao tốc Bắc- Nam và nhiều dự án BOT ở địa phương phải chuyển sang 100% vốn nhà nước. Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh thì không chỉ tiếp tục thực hiện rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính mà phải thực hiện đột phá thể chế bằng việc thay đổi hoàn toàn phương thức quản lý, chuyển đổi số:

"Chuyển đổi số cũng sẽ biến những vấn đề phức tạp làm đau đầu các nhà quản lý thành nguồn lực cho đất nước. Ví dụ chúng ta chuyển đổi số toàn bộ thông tin để quản lý đất đai. Chuyển cấp giấy chứng nhận đăng ký đất đai từ thủ công bằng giấy phức tạp và khó khăn hiện nay sang chuyện đăng ký một cách tự động do người dân tự thực hiện thì cơn sốt đất đai từ đầu năm đến nay sẽ mang lại cho ngân sách một nguồn thu rất lớn từ các giao dịch mua đi bán lại. Việc chuyển đổi số đó sẽ làm thay đổi hoàn toàn thói quen và vị trí của người quản lý trong bộ máy Nhà nước. Đó chính là cơ sở để chuyển đổi từ Chính phủ quản lý sang Chính phủ phục vụ, tạo đột phá về thể chế trong quản lý”- đại biểu Hoàng Văn Cường hiến kế.

Cùng chung quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, đoàn Đà Nẵng cho rằng: Một trong những cơ chế dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật, tham nhũng, khiếu kiện dai dẳng về đất đai là những quy định chưa phù hợp của Luật đất đai. Không thực nghiêm túc quy định về công khai thông tin được quy định trong Luật đất đai dẫn đến nhiều rủi ro, mà người thiệt hại nhất là nhân dân.

“Vụ công ty địa ốc Alibaba lừa đảo bán dự án ma đã ầm ĩ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Công ty Alibaba vẫn san ủi xây dựng đường hạ tầng, vẽ dự án đất nền giới thiệu bán cho hàng nghìn khách hàng. Nếu hệ thống thông tin đất đai mà tốt thì ai bán đất cho ai, dân chỉ cần lên hệ thống kiểm tra là rõ ngay về pháp lý. Việc thực thi pháp luật kém có trách nhiệm giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, nhưng trách nhiệm Chính vẫn là của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Tôi mong rằng Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ sớm đưa ra giải pháp và cam kết giải quyết tình trạng này”- đại biểu đoàn Đà Nẵng nhấn mạnh. 

Việc xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, chính phủ hành động đã làm chuyển động bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, theo các đại biểu “có chuyển", nhưng "chuyển còn chậm và chưa vững chắc” “có động" nhưng "động chưa nhiều, chưa đều và chưa đồng bộ”. Tức là chưa khắc phục triệt để những bất cập trong phân cấp, phân quyền, vẫn còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, “cơ chế xin cho, vẫn còn tham nhũng quyền lực, tham nhũng chính sách…

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung, đoàn Long An đề nghị: “Thực hiện cải cách hành chính các đề án ứng dụng công nghệ thông tin số hóa các cơ sở dữ liệu đã có, Chính phủ chỉ nên quy định biểu mẫu về nội dung hình thức rồi giao cho địa phương chủ động in ấn chịu trách nhiệm nhưng thực tế còn rất nhiều lĩnh vực phải chờ phải đăng ký được mua được cấp phép các biểu mẫu, các phôi mẫu từ Trung ương. Đề nghị tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương với phạm vi thẩm quyền của mình. Kết hợp với những thế mạnh riêng địa phương sẽ phát huy được tính năng động sáng tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm hạn chế được việc đùn đẩy trách nhiệm hoặc trông chờ ỷ lại vào Trung ương, qua đó chủ động các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình".

Theo đại biểu Hà Thị Lan, đoàn Bắc Giang, những chuyển biến trong tinh thần phục vụ nhân dân của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được nhân dân ghi nhận nhưng người dân vẫn mong mỏi tinh thần quyết liệt phục vụ nhân dân tiếp tục được phát huy được phục vụ cao hơn nữa trong nhiệm kỳ tới. Đại biểu Hà Thị Lan nêu ý kiến của cử tri vẫn còn trăn trở về những quy định trong thủ tục hành chính, trong giải quyết khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

“Thái độ, tinh thần làm việc trong tiếp công dân giải quyết đơn thư kiến nghị đôi khi vẫn còn chậm chưa làm hết trách nhiệm hoặc chưa thống nhất về các văn bản nên đôi khi dẫn tới vụ việc có thể kéo dài nhiều năm, chưa kịp thời giải quyết gây khó khăn, bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Nhiều vụ việc người dân vẫn phải làm đơn xin hoặc đơn đề nghị chứ chưa phải là phục vụ nhân dân, nên đôi khi các thủ tục đó gây khó khăn kéo dài thêm hoặc trong cách thức giải quyết cấp dưới ra các quyết định an toàn chưa thấu tình đạt lý”- đại biểu Hà Thị Lan bày tỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Nếu không liêm chính sẽ tạo ra những văn bản pháp luật rất nhiều khuyết tật”
“Nếu không liêm chính sẽ tạo ra những văn bản pháp luật rất nhiều khuyết tật”

VOV.VN - Thảo luận tại hội trường sáng nay (26/3), nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình và thể hiện niềm tự hào là ĐBQH khóa XIV vì đã làm tròn vai ĐBQH trước nhân dân với những quyết sách và kết quả đã được thể hiện trong 2 báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Quốc hội tổng kết nhiệm kỳ.

“Nếu không liêm chính sẽ tạo ra những văn bản pháp luật rất nhiều khuyết tật”

“Nếu không liêm chính sẽ tạo ra những văn bản pháp luật rất nhiều khuyết tật”

VOV.VN - Thảo luận tại hội trường sáng nay (26/3), nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình và thể hiện niềm tự hào là ĐBQH khóa XIV vì đã làm tròn vai ĐBQH trước nhân dân với những quyết sách và kết quả đã được thể hiện trong 2 báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Quốc hội tổng kết nhiệm kỳ.

 Đại biểu thảo luận về hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV
Đại biểu thảo luận về hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV

VOV.VN - Hôm nay (26/3), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

 Đại biểu thảo luận về hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV

Đại biểu thảo luận về hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV

VOV.VN - Hôm nay (26/3), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

“Kết thúc 20 năm làm đại biểu Quốc hội, tôi vui như sắp cày xong thửa ruộng”
“Kết thúc 20 năm làm đại biểu Quốc hội, tôi vui như sắp cày xong thửa ruộng”

VOV.VN - Sau 4 nhiệm kỳ, 20 năm lãnh trách nhiệm đại biểu dân cử, thời điểm này tôi thấy “vui như sắp cày xong thửa ruộng”.

“Kết thúc 20 năm làm đại biểu Quốc hội, tôi vui như sắp cày xong thửa ruộng”

“Kết thúc 20 năm làm đại biểu Quốc hội, tôi vui như sắp cày xong thửa ruộng”

VOV.VN - Sau 4 nhiệm kỳ, 20 năm lãnh trách nhiệm đại biểu dân cử, thời điểm này tôi thấy “vui như sắp cày xong thửa ruộng”.