Quốc hội xem xét cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột

VOV.VN - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và báo cáo thẩm tra về nội dung này.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Buôn Ma Thuột nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 67-KL/TW, phát huy các tiềm năng, lợi thế để phát triển thành phố Buôn Ma Thuột nhanh và bền vững; phấn đấu thực hiện mục tiêu của Bộ Chính trị đã đề ra.

Theo đó, về quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, tỉnh Đắk Lắk được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp.

Tỉnh Đắk Lắk được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm định mức chi thường xuyên tính theo định mức dân số đối với dân số thuộc thành phố Buôn Ma Thuột theo các nguyên tắc, tiêu chí tính dự toán chi thường xuyên năm 2022 cho dự toán chi thường xuyên năm 2023 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này.

Các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thuộc các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản; du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; y tế, giáo dục và đào tạo; sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; đầu tư kinh doanh trung tâm logistics, cảng cạn, kho hàng hóa được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân Tỉnh Đắk Lắk thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị của thành phố Buôn Ma Thuột theo trình tự, thủ tục do Thủ tướng Chính phủ quy định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến trong Uỷ ban nhất trí chủ trương ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Buôn Ma Thuột.

Tuy nhiên có ý kiến đề nghị cân nhắc việc ban hành Nghị quyết đặc thù đối với Thành phố Buôn Ma Thuột vì việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về chính sách đặc thù cho một Thành phố trực thuộc tỉnh là điểm mới.

Nếu chỉ áp dụng chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp, người lao động tại thành phố Buôn Ma Thuột thì chưa bình đẳng giữa các đối tượng trong cùng tỉnh Đắk Lắk, ảnh hưởng đến chính sách khuyến khích đối với địa bàn khó khăn khi mà nơi có điều kiện thuận lợi lại được ưu đãi hơn.

Cơ quan thẩm tra đề nghị sau khi được Quốc hội thông qua, Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu một số cơ chế đặc thù phù hợp, tạo động lực phát triển vùng Tây Nguyên, trong đó lưu ý đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp chế biến, năng lượng sạch; phát triển chuỗi giá trị sản phẩm đối với một số cây trồng đặc thù; Ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ theo hướng xanh, sinh thái, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là y tế, giáo dục.

Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét lại tính hợp lý của nội dung Nghị quyết vì về quy mô, các chính sách còn ít; khó tạo sức lan tỏa vùng miền, trong khi đó mục tiêu ban hành Nghị quyết này theo Tờ trình của Chính phủ, không chỉ nhằm phát triển một Thành phố Buôn Ma Thuột mà là tạo cơ sở để phát triển cả khu vực Tây Nguyên.

Về tính chất, các chính sách chưa thể hiện đậm nét yếu tố đặc thù về điều kiện kinh tế-xã hội để khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của Thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và cả khu vực Tây Nguyên nói chung, trong đó có đặc thù về tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, con người với 40 dân tộc bản sắc đa dạng; với vị trí địa lý là trung tâm vùng Tây Nguyên, tam giác Lào - Việt Nam - Campuchia. Nếu đối chiếu giữa mục tiêu đề ra trong Kết luận 67 với nội dung Dự thảo Nghị quyết thì khó “tạo đột phá đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thành phố”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Tội phạm về tham nhũng là nhóm tội phạm nguồn của tội rửa tiền"
"Tội phạm về tham nhũng là nhóm tội phạm nguồn của tội rửa tiền"

VOV.VN - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh điều này khi trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) trước Quốc hội, chiều 20/10.

"Tội phạm về tham nhũng là nhóm tội phạm nguồn của tội rửa tiền"

"Tội phạm về tham nhũng là nhóm tội phạm nguồn của tội rửa tiền"

VOV.VN - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh điều này khi trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) trước Quốc hội, chiều 20/10.

Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể
Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể

VOV.VN - Quốc hội bắt đầu quy trình công tác nhân sự với việc xem xét miễn nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước và Bộ trưởng Bộ GTVT với hai ông Trần Sỹ Thanh và Nguyễn Văn Thể.

Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể

Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể

VOV.VN - Quốc hội bắt đầu quy trình công tác nhân sự với việc xem xét miễn nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước và Bộ trưởng Bộ GTVT với hai ông Trần Sỹ Thanh và Nguyễn Văn Thể.

Trình Quốc hội tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức lên 1,8 triệu đồng/tháng
Trình Quốc hội tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức lên 1,8 triệu đồng/tháng

VOV.VN - Dự kiến từ ngày 1/7/2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%).

Trình Quốc hội tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức lên 1,8 triệu đồng/tháng

Trình Quốc hội tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức lên 1,8 triệu đồng/tháng

VOV.VN - Dự kiến từ ngày 1/7/2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%).