“Quy hoạch tổng thể quốc gia không phải phép cộng đơn giản các quy hoạch”

VOV.VN - Việc lập quy hoạch tổng thể quốc gia là việc chưa từng có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm nhưng nó cũng là cơ hội để đưa vào khát vọng, định hướng lớn phát triển đất nước, vì thế theo đại biểu Quốc hội, Quy hoạch tổng thể quốc gia không thể là "phép cộng" đơn giản các quy hoạch.

Sáng 7/1, thảo luận ở hội trường về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, đánh giá cao sự chuẩn bị của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội trong hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc gia để trình Quốc hội lần này. "Nếu chuẩn bị tốt thì có thể thông qua dự thảo QH tổng thể quốc gia tại kỳ họp Quốc hội lần này", đại biểu nêu quan điểm.

Cần có cả quy hoạch “cứng” và “mềm” tránh bó khung, hạn chế phát triển

Nhấn mạnh đây là nội dung vô cùng quan trọng, là nhiệm vụ chưa từng có tiền lệ và phức tạp, chưa có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên theo đại biểu Trịnh Xuân An đây cũng là cơ hội để đưa khát vọng, định hướng lớn về xây dựng đất nước trở nên hùng cường.

“Vì thế, việc xác định các nội dung của quy hoạch phải được tính toán một cách khoa học, hợp lý, bảo đảm đường hướng chiến lược, phải rõ cụ thể nhưng cũng không được mâu thuẫn thay thế cho các nội dung đã được xác định trong các văn bản khác. Theo đó, Quy hoạch tổng thể quốc gia phải là tổng hợp có chọn lọc, định hướng lớn để phát triển đất nước không phải là bản tập hợp hay phép cộng đơn giản của các quy hoạch thành phần hoặc nhắc lại một cách cơ học Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà đã được Đại hội Đảng ban hành”, đại biểu đoàn Đồng Tháp góp ý. 

Theo đại biểu Trịnh Xuân An, Quy hoạch tổng thể quốc gia không nên quy định quá chi tiết các mục tiêu cụ thể mà chỉ quy định các mục tiêu tầm quốc gia, các giới hạn tối đa hoặc tối thiểu các chỉ tiêu để các ngành, địa phương có căn cứ xây dựng quy hoạch cấp thấp một cách chủ động. Cùng với đó, cần xem xét trong quy hoạch những mục tiêu nào, Nhà nước có thể đầu tư bảo đảm tính khả thi và đáp ứng định hướng chiến lược cho đất nước thì có thể đặt ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể mang tính pháp lý. 

Đại biểu Trịnh Xuân An cũng cho rằng những nội dung “quy hoạch cứng” như về giao thông, đất đai, năng lượng và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh thì có thể chốt ở trong Quy hoạch này. Đối với những nội dung khác, thể xã hội hóa hoặc có thể mang tính định tính như vấn đề giáo dục, vấn đề y tế nên xác định là “quy hoạch mềm” để tránh đi vào quá chi tiết, xác định những chỉ tiêu quá cụ thể khiến bó khung có thể làm hạn chế việc phát triển.

Góp ý vào những nội dung cụ thể của Quy hoạch tổng thể quốc gia, đại biểu đoàn Đồng Tháp cho rằng, ngoài 4 vùng động lực hiện nay, cần bổ sung thêm vùng động lực Thanh Hoá - Nghệ An, bởi đây là 2 địa bàn phát triển thời gian qua.

Quy hoạch tổng thể quốc gia xác định 3 ngành chiến lược quan trọng là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên, theo đại biểu Trịnh Xuân An, Việt Nam cần xác định rõ nông nghiệp là lĩnh vực mới có thể so sánh, chiến đấu được với thế giới. Do đó, phải bổ sung thêm nội dung về nông nghiệp chế biến sâu trong phát triển nông nghiệp. Tương tự, theo đại biểu đoàn Đồng Tháp, một số nội dung khác “hơi dàn trải”, trong khi “những nội dung nào có lợi thế so sánh, cạnh tranh thì phải nêu rất rõ trong quy hoạch, chứ dàn trải thì chỗ nào chúng ta cũng có, cũng ghi một chút sẽ không rõ được những gì chúng ta có khả năng cạnh tranh, trở thành điểm sáng thế giới”, ông An nhận xét.

Về quốc phòng an ninh, theo ông An, đây là nội dung sâu chuỗi gắn kết các nội dung khác tại quy hoạch. Tuy nhiên, Điều 12 tại dự thảo Quy hoạch thể hiện chưa đầy đủ, quá chung chung. Vì thế, theo đại biểu An, cần tiếp thu điều 8 chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong đó xác định xây dựng lực lượng nào tiến lên hiện đại, lực lượng nào ưu tiên…

Quy hoạch sân bay, cảng biển phải thận trọng, tránh lãng phí

Nhấn mạnh Quy hoạch tổng thể quốc gia cần phải được xem là vấn đề mang tính tầm cỡ, lấy nội lực, thế mạnh của quốc gia, có tính quyết định. Việc tranh thủ hợp tác, liên kết với các nước và vùng lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng cùng với năng lực dự báo tình hình khu vực và thế giới để xây dựng quy hoạch thì quy hoạch mới có tính bền vững, lâu dài. Vì thế theo đại biểu Trần Quang Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, Quy hoạch tổng thể quốc gia cần quy định những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở để quy hoạch vùng, địa phương, đồng thời là kỷ cương trong việc tuân thủ quy hoạch một khi đã ban hành.

Đại biểu Trần Quang Minh cho rằng, quy hoạch cần lấy phương châm ưu tiên phát huy những lợi thế, tiềm năng sẵn có hơn là ưu tiên xây dựng, hình thành hành lang mới; nhất là quy hoạch các sân bay, cảng biển cần phải thận trọng, tránh lãng phí, không hiệu quả và cần làm rõ hơn những định hướng liên kết của sáu vùng theo Nghị quyết đã đề ra. 

Bên cạnh đó, vấn đề về du lịch cần được quy hoạch đậm nét và có chiều sâu để tạo được lợi thế trong tương lai. Theo đại biểu, Việt Nam đang có lợi thế lớn về mọi mặt của du lịch, dư địa còn nhiều, do đó cần phải tạo được sự khác biệt để thu hút nhiều hơn du khách quốc tế và trong nước.

Ngoài ra, dự thảo có nêu định hướng thiết lập hành lang liên kết du lịch vùng Đông Nam Á và quy hoạch các vùng du lịch trọng điểm. Đại biểu Trần Quang Minh nêu rõ, việc phối hợp để tạo nên những tour, tuyến hấp dẫn, đa dạng, phong phú giữa các vùng là điều rất quan trọng. Vì vậy, cần phải có nguyên tắc cơ bản quy định cho liên kết các vùng du lịch trong nước làm cơ sở liên kết các vùng với các địa phương.

Đại biểu Trần Quang Minh cũng cho rằng cần xem xét các định hướng mang tính thực chất và khả thi hơn. Ví dụ như phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam có đến 45 triệu đến 50 triệu lượt khách quốc tế. Chỉ tiêu đưa ra trong 8 năm tới gấp 13 đến 15 lần hiện tại và gấp 3 lần so với thời điểm cao nhất.

Đại biểu khẳng định đây là vấn đề khó khi năm 2022, Việt Nam là nước mở cửa du lịch gần như sớm nhất, tỷ lệ tiêm vaccine cho người dân đạt rất cao nhưng chỉ đón được 3,5 triệu lượt khách. Cùng với đó, định hướng không còn hộ nghèo là vấn đề phi thực tế bởi chuẩn nghèo theo từng giai đoạn sẽ được nâng lên khi kinh tế ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, thực tế có những hộ nghèo, bất khả kháng….

Do đó, đại biểu đề nghị tập trung định hướng xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội, đảm bảo cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và chủ động hỗ trợ tốt cho đời sống nhân dân khi có sự cố xảy ra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Thu hồi đất phải được quy định rõ ràng
Góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Thu hồi đất phải được quy định rõ ràng

VOV.VN - Nhiều ý kiến đề nghị dự thảo luật cần thể chế hóa các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi, chỉ ra các tiêu chí “tốt hơn nơi ở cũ” như thế nào?.

Góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Thu hồi đất phải được quy định rõ ràng

Góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Thu hồi đất phải được quy định rõ ràng

VOV.VN - Nhiều ý kiến đề nghị dự thảo luật cần thể chế hóa các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi, chỉ ra các tiêu chí “tốt hơn nơi ở cũ” như thế nào?.

Phát triển du lịch cần chú trọng tính chuyên nghiệp, hiện đại, bản sắc văn hóa
Phát triển du lịch cần chú trọng tính chuyên nghiệp, hiện đại, bản sắc văn hóa

VOV.VN -Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 5/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.

Phát triển du lịch cần chú trọng tính chuyên nghiệp, hiện đại, bản sắc văn hóa

Phát triển du lịch cần chú trọng tính chuyên nghiệp, hiện đại, bản sắc văn hóa

VOV.VN -Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 5/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.

Quốc hội thảo luận Luật Khám bệnh, Chữa bệnh: Vẫn còn băn khoăn
Quốc hội thảo luận Luật Khám bệnh, Chữa bệnh: Vẫn còn băn khoăn

VOV.VN - Đánh giá cao việc tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Luật Khám bệnh, Chữa bệnh (sửa đổi), song nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ nhiều vấn đề, trong đó có tính khả thi ở các văn bản dưới luật.

Quốc hội thảo luận Luật Khám bệnh, Chữa bệnh: Vẫn còn băn khoăn

Quốc hội thảo luận Luật Khám bệnh, Chữa bệnh: Vẫn còn băn khoăn

VOV.VN - Đánh giá cao việc tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Luật Khám bệnh, Chữa bệnh (sửa đổi), song nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ nhiều vấn đề, trong đó có tính khả thi ở các văn bản dưới luật.