“Vận hành Trục liên thông văn bản quốc gia sẽ giúp tiết kiệm 1.200 tỷ mỗi năm”

VOV.VN - Trục liên thông văn bản quốc gia là hệ thống tiện ích và là một trong những bước cải cách lớn của Chính phủ, hướng tới Chính phủ điện tử hiệu quả.

Chiều 27/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp với các cơ quan đoàn thể về phương án kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử trên Trục liên thông văn bản quốc gia.

Theo ông Mai Tiến Dũng, Trục liên thông văn bản quốc gia là hệ thống rất tiện ích và là một trong những bước cải cách lớn của Chính phủ, hướng tới Chính phủ điện tử hiệu quả.

“Trước đây có tình trạng, doanh nghiệp địa phương lên Văn phòng Chính phủ chờ lấy văn bản, nhưng bây giờ không còn tình trạng này. Hiện toàn bộ đã được “ký số”. Từ tháng 6/2018, Văn phòng Chính phủ thực hiện điện tử hóa, phi giấy tờ, do vậy, toàn bộ các văn bản từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ gửi đi số địa phương và ngược lại đều “ký điện tử”. Hiện hệ thống này mới triển khai ở 2 cấp (Trung ương  tới các tỉnh, các Bộ). Đến 30/6/2020, sẽ triển ở 4 cấp chính quyền, xuống tới tỉnh, huyện và xã. Theo đó, các chi phí liên quan đến in ấn, giấy mực, bưu chính phí… Tính sơ bộ, mỗi một năm có thể tiết kiệm trên 1.200 tỷ”, ông Mai Tiến Dũng cho biết.

11_30.jpg
Cuộc họp giới thiệu Trục liên thông văn bản quốc gia.

Bên cạnh đó, trong diễn biến dịch Covid-19, dịch vụ công đã phát triển vô cùng lớn. Trục liên thông văn bản quốc gia khai trương ngày 12/3/2019 và đến 9/12/2019 khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia - với khoảng 35 triệu người người truy cập trên 5 triệu hồ sơ sử dụng Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Trục liên thông văn bản quốc gia được giao cho VNPT và Viettel vận hành. Đến nay, hệ thống không có bất cứ trục trặc nào về hạ tầng, nền tảng… Bên cạnh đó, tất cả các thiết bị đều có sự kiểm soát của Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Thông tin-Truyền thông.  

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phùng Khánh Tài, đặt ra vấn đề về hệ thống nào phù hợp nhất, đã được minh chứng tính hiệu quả chưa? Phương án triển khai nào phù hợp? đảm bảo tiết kiệm mà hiệu quả?...

“Chúng tôi đề nghị sự hỗ trợ Mặt trận triển khai hệ thống. Trong đó, VPCP chia sẻ kinh nghiệm để triển khai và quản lý hệ thống. Các cơ quan mặt trận các cấp làm việc như cơ quan hành chính, cơ bản về thủ tục quy trình đều như vậy, nên chúng tôi mong muốn có thể học hỏi, triển khai ngay từ các chuyên gia. Chúng tôi rất mong sẽ có những làm việc cụ thể hơn và nhận hỗ trợ từ VPCP để triển khai ngay”, ông Tài nhấn mạnh.

Các ý kiến tại buổi làm việc cũng đề xuất, từ đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc gửi nhận văn bản điện tử đã được thực hiện trong hệ thống nội bộ và chưa có sự kết hợp với các cơ quan bộ ngành bên ngoài. Do vậy, để triển khai hệ thống và nhận văn bản từ bên ngoài sẽ cần một kết nối chung. Điều này sẽ đảm bảo nhanh, đảm bảo sự liên thông trong việc nhận và gửi văn bản. Đề xuất có sự kết nối nhiều chiều.

Nhiều cơ quan, đơn vị khẳng định đã có nền tảng công nghệ ổn định và điều kiện kết nối đảm bảo, theo đó, Văn phòng Chính phủ cần có kế hoạch làm việc, kết nối phù hợp với từng đơn vị cho Trục liên thông văn bản quốc gia. Đặc biệt, là đội kỹ thuật xuống cài đặt và hướng dẫn cụ thể.

Ông Mai Tiến Dũng một lần  nữa nhấn mạnh, Trục liên thông văn bản quốc gia là một bước tiến bộ để triển khai Chính phủ điện tử, bao gồm cả Mặt trận Tổ quốc, các tổ chính trị-xã hội, các cơ quan Đảng và Quốc hội…

Văn phòng Chính phủ sẽ là đầu mối, để điều phối, khảo sát, đánh giá và triển khai thực hiện... Trên cơ sở đó, đề nghị VNPT, Viettel và Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp với Văn phòng Chính phủ để triển khai hiệu quả nhất. Theo đó, sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 5/2020.

Việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử đã bắt đầu từ những năm 2000, nhưng quyết liệt nhất là thời điểm đầu năm 2018. Ngày 12/7/2018, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 28 về việc gửi nhận văn bản điện tử, từ đó giao cho Văn phòng Chính phủ xây dựng một trục liên thông quốc gia. Đến nay sau hơn 1 năm đã kết nối được 129 cơ quan, 31 các bộ, ngành và cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố.

Việc kết nối gửi nhận văn bản điện tử trên trục liên thông văn bản quốc gia là cải cách lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở tích hợp, Văn phòng Chính phủ đã xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia, đang xây dựng hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và sẽ Khai trương tháng 6 tới, sẽ tiếp tục hoàn thiện Trung tâm báo cáo quốc gia vào cuối năm nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thúc đẩy “Chính phủ điện tử” - thực tiễn thời có dịch Covid-19
Thúc đẩy “Chính phủ điện tử” - thực tiễn thời có dịch Covid-19

VOV.VN - Một tháng trở lại đây, việc thực hiện thúc đẩy “Chính phủ điện tử” có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó có sự góp sức không nhỏ của người dân.

Thúc đẩy “Chính phủ điện tử” - thực tiễn thời có dịch Covid-19

Thúc đẩy “Chính phủ điện tử” - thực tiễn thời có dịch Covid-19

VOV.VN - Một tháng trở lại đây, việc thực hiện thúc đẩy “Chính phủ điện tử” có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó có sự góp sức không nhỏ của người dân.

VietinBank triển khai Chính phủ điện tử giúp ngăn ngừa Covid-19
VietinBank triển khai Chính phủ điện tử giúp ngăn ngừa Covid-19

VOV.VN - VietinBank được lựa chọn là ngân hàng tiên phong, cung ứng các giải pháp thanh toán trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG).

VietinBank triển khai Chính phủ điện tử giúp ngăn ngừa Covid-19

VietinBank triển khai Chính phủ điện tử giúp ngăn ngừa Covid-19

VOV.VN - VietinBank được lựa chọn là ngân hàng tiên phong, cung ứng các giải pháp thanh toán trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG).

Còn nhiều vướng mắc trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử
Còn nhiều vướng mắc trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử

VOV.VN - Trong quá trình triển khai Chính phủ điện tử, nhiều Bộ, ngành còn gặp vướng mắc trong triển khai thí điểm kết nối, ứng dụng CNTT, thực hiện chữ ký số.

Còn nhiều vướng mắc trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử

Còn nhiều vướng mắc trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử

VOV.VN - Trong quá trình triển khai Chính phủ điện tử, nhiều Bộ, ngành còn gặp vướng mắc trong triển khai thí điểm kết nối, ứng dụng CNTT, thực hiện chữ ký số.