Sửa Luật Di sản văn hóa đẩy mạnh thu hút nguồn lực xã hội hóa

VOV.VN - Trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này tập trung vào 3 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 159/NQ-CP.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều 18/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Theo đó, việc sửa đổi dự án Luật sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế sau 23 năm thực hiện Luật Di sản văn hoá 2001 và 15 năm thực hiện Luật Di sản văn hoá sửa đổi 2009. Bổ sung một số quy định của Luật còn mang tính nguyên tắc chung, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn và một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn chưa được quy định trong luật.

“Luật Di sản văn hoá sửa đổi là cần thiết, nhằm thể chế chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa và di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá hiện nay. Dự án Luật sửa đổi đẩy mạnh thu hút nguồn lực xã hội hóa, hợp tác công tư, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển bền vững, toàn diện và hội nhập quốc tế”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định.

Trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này tập trung vào 3 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 159/NQ-CP.

Trong đó, nhóm thứ nhất bổ sung, hoàn thiện một số thuật ngữ, quy định rõ quyền sở hữu, quyền khác đối với di sản văn hóa. Bổ sung hoàn thiện quy định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng được chuyển nhượng thông qua mua bán dân sự, trao đổi, tặng cho, thừa kế ở trong nước. Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật nhằm tránh mất mát di sản văn hoá ra nước ngoài…

Nhóm thứ hai quy định rõ cơ chế, nguyên tắc phối hợp trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa cũng như nhiệm vụ, trách nhiệm để phân định rõ các nội dung hoạt động và trách nhiệm của các tổ chức được giao quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa. Thanh tra, kiểm tra phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa.

Nhóm thứ ba bổ sung quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể di sản văn hóa trong việc đầu tư kinh phí cho bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa do cá nhân, cộng đồng sở hữu. Đồng thời, có cơ chế, chính sách phù hợp để chia sẻ lợi ích công bằng cho các đối tượng liên quan đối với nguồn thu từ di sản văn hóa khi tham gia đầu tư cho di sản văn hóa. Quy định về hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa, các nguồn lực cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Chính sách công nhận, hỗ trợ nghệ nhân còn bất cập

Thẩm tra dự án Luật Di sản văn hóa, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, việc sửa đổi Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Tuy nhiên, Tờ trình của Chính phủ chưa đề cập lý do sửa đổi các hình thức sở hữu di sản văn hóa, chưa xác định thẩm quyền, tiêu chí công nhận loại hình sở hữu. Ủy ban đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình nội dung này, đồng thời quy định cụ thể thẩm quyền, tiêu chí xác định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hóa. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa; giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối với di sản văn hóa (nếu có).

“Cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, nghiên cứu quy định để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Xây dựng các chính sách có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng và sự tham gia của cộng đồng, người dân; phù hợp với yêu cầu thực tế và tính đặc thù trong bảo vệ, phát huy giá trị từng loại hình di sản văn hóa”, Chủ nhiệm Ủy ban nêu rõ.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cũng nhận thấy, qua khảo sát thực tế có nhiều bất cập trong quy định về chính sách công nhận, hỗ trợ đối với nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa.

Cụ thể là hiện nay, việc xét tặng danh hiệu, hỗ trợ Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể quy định tại 02 nghị định của Chính phủ và giao 2 Bộ phụ trách. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét tặng danh hiệu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, Bộ Công thương xét tặng danh hiệu trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, quy định về đối tượng, tiêu chí xét tặng, quy trình, thủ tục xét tặng tại 2 Nghị định chưa phân định rõ ràng.

Do đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu có quy định khắc phục bất cập, bảo đảm thống nhất, công bằng trong công nhận, hỗ trợ đối với nghệ nhân để phát huy được tài năng và cống hiến của nghệ nhân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Tài chính: "Gian lận hoàn thuế VAT, ai làm người đó chịu trách nhiệm"
Bộ trưởng Tài chính: "Gian lận hoàn thuế VAT, ai làm người đó chịu trách nhiệm"

VOV.VN - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, dự thảo Luật lần này bổ sung trách nhiệm người nộp thuế, cơ quan thuế, cán bộ thuế và quy định rõ ràng, rạch ròi theo nguyên tắc ai làm người đó chịu, không thể DN làm sai lại bắt công chức thuế phải chịu và ngược lại.

Bộ trưởng Tài chính: "Gian lận hoàn thuế VAT, ai làm người đó chịu trách nhiệm"

Bộ trưởng Tài chính: "Gian lận hoàn thuế VAT, ai làm người đó chịu trách nhiệm"

VOV.VN - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, dự thảo Luật lần này bổ sung trách nhiệm người nộp thuế, cơ quan thuế, cán bộ thuế và quy định rõ ràng, rạch ròi theo nguyên tắc ai làm người đó chịu, không thể DN làm sai lại bắt công chức thuế phải chịu và ngược lại.

Chương trình MTQG dân tộc và miền núi: Điều chỉnh nguồn vốn không làm tăng vốn
Chương trình MTQG dân tộc và miền núi: Điều chỉnh nguồn vốn không làm tăng vốn

VOV.VN - Điều chỉnh nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 để phù hợp với tình hình thực tiễn triển khai.

Chương trình MTQG dân tộc và miền núi: Điều chỉnh nguồn vốn không làm tăng vốn

Chương trình MTQG dân tộc và miền núi: Điều chỉnh nguồn vốn không làm tăng vốn

VOV.VN - Điều chỉnh nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 để phù hợp với tình hình thực tiễn triển khai.

Phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 cần tổng nguồn vốn 122.250 tỷ đồng
Phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 cần tổng nguồn vốn 122.250 tỷ đồng

VOV.VN - Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 cần tổng nguồn vốn 122.250 tỷ đồng. Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ tối thiểu khoảng 77.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng.

Phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 cần tổng nguồn vốn 122.250 tỷ đồng

Phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 cần tổng nguồn vốn 122.250 tỷ đồng

VOV.VN - Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 cần tổng nguồn vốn 122.250 tỷ đồng. Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ tối thiểu khoảng 77.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng.