Sửa Luật, Doanh nghiệp chết phải được khai tử

VOV.VN -Doanh nghiệp khó khăn, “chết” đi thì chưa có một cơ quan đầu mối nào theo dõi để kiểm tra, thực hiện vấn đề hỗ trợ…

Trong thảo luận về Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang) cho rằng: Hiện nay trong điều hành, Nhà nước chỉ theo dõi việc đăng ký doanh nghiệp, còn doanh nghiệp triển khai thực hiện hoặc doanh nghiệp khó khăn chết đi thì chưa có một cơ quan đầu mối nào theo dõi để kiểm tra, thực hiện vấn đề hỗ trợ cũng như tổng kết, đánh giá vấn đề này. “Với quan điểm là xây dựng Luật doanh nghiệp lần này tạo sự thông thoáng, do đó công tác hậu kiểm rất cần thiết trong Luật doanh nghiệp (sửa đổi) lần này” – Đại biểu Ánh Tuyết nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo Đại biểu Ánh Tuyết,  Điều 127 về kiểm tra, thanh tra, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại quy định chỉ một nội dung là theo quy định hiện hành. Như vậy, chưa quy định rõ sự phối hợp các bộ, ngành trong việc theo dõi, giám sát hoạt động doanh nghiệp. Luật chỉ giải quyết việc gia nhập thị trường, chưa giải quyết được sự tồn tại lớn nhất của nền kinh tế, đó là trật tự thị trường thông qua việc phát huy tốt nhất chức năng nhiệm vụ của bộ máy nhà nước về vai trò, cách thức vận hành, quản lí nhà nước và thể hiện trong luật. Có như thế, dự thảo luật mới giải quyết được phần ngọn và cả phần gốc.

“Dự thảo luật cần quy định cụ thể hoạt động hậu kiểm, tránh trường hợp đơn giản thủ tục chỗ này lại xuất hiện phức tạp chỗ khác” – Đại biểu Ánh Tuyết nhấn mạnh.

Cùng chung quan điểm này, Đại biểu Lê Công Đỉnh (đoàn Long An) cho rằng, vấn đề giải thể doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa được quy định rõ đối với doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký. Vấn đề này hiện nay rất nan giải đối với các cơ quan đăng ký kinh doanh.

“Thực tế các cơ quan đăng ký kinh doanh chưa mạnh dạn quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp và xóa tên trong cổng thông tin quốc gia. Vì nhiều doanh nghiệp trong trường hợp này còn nợ thuế và nợ các khoản khác. Do đó, tôi đề nghị cần có điều khoản quy định về vấn đề này. Đồng thời cần quy định chế tài đối với các thành viên, cổ đông sáng lập, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký” – đại biểu Lê Công Đỉnh nói.

 

Cần danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện

 

Về ngành nghề, điều kiện kinh doanh, trên thực tế, theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Lạng Sơn) đã có không ít rào cản vướng mắc hay vùng cấm đối với hoạt động của các doanh nghiệp.

“Tôi nhất trí với dự thảo là cần làm rõ sự thống nhất về thẩm quyền của Chính phủ đối với việc ban hành các danh mục, ngành nghề, điều kiện kinh doanh cũng như việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm nhằm tháo gỡ những bất cập hiện nay” – Đại biểu Nguyễn Lâm Thành nói.

Cùng chung quan điểm phải có danh mục các ngành nghề, điều kiện kinh doanh, Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang) cho rằng dự thảo luật cần cụ thể danh mục, ngành nghề cấm hoạt động kinh doanh và quy định cụ thể danh mục, nguyên tắc, thủ tục, lộ trình thực hiện, thời gian cụ thể để ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanh. Cần phải thể chế hóa trong một văn bản do Chính phủ ban hành để thuận lợi cho việc tham chiếu. Đồng thời cần xem xét xử lý các phương án giải quyết các hoạt động giao thời, nhất là các hoạt động ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở trường hợp ngành nghề kinh doanh trước đây chưa cấm nhưng Luật doanh nghiệp (sửa đổi) lần này cấm kinh doanh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi sắp xếp kinh doanh có hiệu quả hơn.

Đại biểu Phùng Đức Tiến (đoàn Hà Nam) cũng cho rằng, danh mục này phải được quy định cụ thể và thống nhất trong Luật doanh nghiệp, không nên quy định dàn trải trong nhiều đạo luật khác nhau, nhưng danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và những điều kiện kinh doanh cụ thể giao cho Chính phủ quy định. Tuy nhiên, đại biểu Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “Danh mục này phải đảm bảo tính ổn định lâu dài, chứ không nên được rà soát, điều chỉnh định kỳ hàng năm”.

Ngoài ra hiện nay chúng ta đang có 3 danh mục khác nhau, đó là danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật doanh nghiệp, danh mục lĩnh vực cấm đầu tư, lĩnh vực địa bàn khuyến khích đầu tư theo Luật đầu tư và danh mục hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện theo Luật Thương mại. “Theo tôi cần hợp nhất 3 danh mục này thành một để đảm bảo tính thống nhất và giảm bớt phiền hà cho các doanh nghiệp” – Đại biểu Đức Tiến đề nghị.

Còn đại biểu Lê Công Đỉnh (đoàn Long An) đề nghị cần quy định rõ nguyên tắc, tiêu chí xác định các ngành nghề cấm kinh doanh trong dự thảo luật để làm cơ sở cho Chính phủ thực hiện.

Ngoài ra, nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn với một loại hình doanh nghiệp mới – Doanh nghiệp xã hội. Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (đoàn Thái Bình) cho rằng, cần có quy định thêm trong luật hoặc Nghị định của Chính phủ, nhằm ngăn chặn tình trạng sẽ có nhiều doanh nghiệp lách luật, khoác áo doanh nghiệp xã hội để hưởng ưu đãi, tương tự như nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn khoác áo hợp tác xã trước đây. Bởi lẽ nếu doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và khuyến khích nhưng chi phí hoạt động lớn dẫn đến bị lỗ hoặc không có lợi nhuận. Khi đó điều kiện 51% lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp được sử dụng để tái đầu tư, nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường đã đăng kí sẽ không còn ý nghĩa.

 

Cùng chung băn khoăn này, Đại biểu Phùng Đức Tiến cho rằng, dự thảo luật chưa quy định rõ các doanh nghiệp xã hội có hoạt động vì mục đích sinh lợi hay không. Nếu doanh nghiệp xã hội hoạt động vì mục đích sinh lợi thì chúng có gì khác với các doanh nghiệp bình thường không, liệu có cần phải tạo cho chúng một địa vị pháp lý khác biệt hay không?/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hôm nay, Quốc hội thảo luận Luật Doanh nghiệp sửa đổi
Hôm nay, Quốc hội thảo luận Luật Doanh nghiệp sửa đổi

VOV.VN -Lần sửa đổi này khá rộng, gồm bố cục, các điều khoản quan trọng như đối tượng áp dụng, ngành nghề kinh doanh...

Hôm nay, Quốc hội thảo luận Luật Doanh nghiệp sửa đổi

Hôm nay, Quốc hội thảo luận Luật Doanh nghiệp sửa đổi

VOV.VN -Lần sửa đổi này khá rộng, gồm bố cục, các điều khoản quan trọng như đối tượng áp dụng, ngành nghề kinh doanh...

Luật Doanh nghiệp hiện hành bộc lộ nhiều khiếm khuyết
Luật Doanh nghiệp hiện hành bộc lộ nhiều khiếm khuyết

VOV.VN -Luật Doanh nghiệp hiện hành bộc lộ những khiếm khuyết, không còn phù hợp với Hiến pháp 2013

Luật Doanh nghiệp hiện hành bộc lộ nhiều khiếm khuyết

Luật Doanh nghiệp hiện hành bộc lộ nhiều khiếm khuyết

VOV.VN -Luật Doanh nghiệp hiện hành bộc lộ những khiếm khuyết, không còn phù hợp với Hiến pháp 2013

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp: Nhà đầu tư sẽ ít tốn kém hơn
Sửa đổi Luật Doanh nghiệp: Nhà đầu tư sẽ ít tốn kém hơn

VOV.VN -Việc sửa đổi toàn diện Luật Doanh nghiệp lần này, các ĐBQH hy vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN hoạt động.

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp: Nhà đầu tư sẽ ít tốn kém hơn

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp: Nhà đầu tư sẽ ít tốn kém hơn

VOV.VN -Việc sửa đổi toàn diện Luật Doanh nghiệp lần này, các ĐBQH hy vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN hoạt động.

Sửa Luật Doanh nghiệp sẽ giúp giảm 3 gánh nặng
Sửa Luật Doanh nghiệp sẽ giúp giảm 3 gánh nặng

VOV.VN-Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong phân tích rõ hơn về tác động của việc cổ phần hóa cũng như vai trò của DN trong phát triển KT-XH

Sửa Luật Doanh nghiệp sẽ giúp giảm 3 gánh nặng

Sửa Luật Doanh nghiệp sẽ giúp giảm 3 gánh nặng

VOV.VN-Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong phân tích rõ hơn về tác động của việc cổ phần hóa cũng như vai trò của DN trong phát triển KT-XH

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp và tính tôn nghiêm của pháp luật
Sửa đổi Luật Doanh nghiệp và tính tôn nghiêm của pháp luật

(VOV) -Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xem xét sự tuân thủ pháp luật của chủ thể trình luật và của doanh nghiệp.

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp và tính tôn nghiêm của pháp luật

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp và tính tôn nghiêm của pháp luật

(VOV) -Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xem xét sự tuân thủ pháp luật của chủ thể trình luật và của doanh nghiệp.