Tại sao không cho phép bán thuốc kê đơn online?

VOV.VN - Khi triển khai ứng dụng công nghệ trong khám sức khỏe từ xa, sổ sức khỏe điện tử… thì Quốc hội có nghiên cứu sẽ cho phép bán thuốc kê đơn online trong thời gian tới, để tạo thuận lợi cho người dân? Và liệu có tình trạng “không quản được thì cấm”?

Tại cuộc họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 8, nội dung bán thuốc online trong Luật Dược (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, đã được các phóng viên quan tâm đặt câu hỏi. Theo đó, khi triển khai ứng dụng công nghệ trong khám sức khỏe từ xa, sổ sức khỏe điện tử… thì Quốc hội có nghiên cứu cho phép bán thuốc kê đơn online trong thời gian tới, để tạo thuận lợi cho người dân? Và liệu có tình trạng “không quản được thì cấm”?

Trả lời phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, đây là vấn đề mới và trong quá trình thảo luận đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Cụ thể, có ý kiến cho rằng, cần cấm hẳn không cho bán thuốc online; cũng có ý kiến nên cho bán cả thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn; và có ý kiến chỉ nên cho bán thuốc không kê đơn và không cho phép thuốc kê đơn bán online.

Sau thảo luận, nghiên cứu, Quốc hội đã thông qua việc cho phép bán thuốc không kê đơn online và bán thuốc kê đơn chỉ khi có các dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A xảy ra.

Theo ông Mai, việc bán thuốc kê đơn trên sàn thương mại điện tử phụ thuộc vào kinh nghiệm quản lý, điều kiện đảm bảo, vì thuốc không giống hàng hóa thông thường, mà là dạng hàng hóa đặc biệt vì có liên quan đến sức khỏe, tính mạng của người dân. 

"Hiện nay, chúng ta đã triển khai các hình thức bệnh án điện tử, đơn thuốc điện tử… Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ và chưa tạo sự thống nhất trên toàn quốc. Hiện cũng chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế hoàn thiện cũng như việc kê đơn điện tử, liên thông kết quả cũng còn rất khó khăn", ông Mai nói.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội Nguyễn Hoàng Mai cũng khẳng định, khi các điều kiện hoàn thiện, bảo đảm kiểm soát và quản lý tốt việc bán thuốc online thì Chính phủ sẽ xem xét và trình để sửa về vấn đề này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điểm mới của Luật Dược sửa đổi
Điểm mới của Luật Dược sửa đổi

VOV.VN - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược vừa được Quốc hội thông qua hôm 21/11 với tỷ lệ đại biểu tán thành là 89%, 2 người không tán thành và 2 người không biểu quyết. Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Điểm mới của Luật Dược sửa đổi

Điểm mới của Luật Dược sửa đổi

VOV.VN - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược vừa được Quốc hội thông qua hôm 21/11 với tỷ lệ đại biểu tán thành là 89%, 2 người không tán thành và 2 người không biểu quyết. Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi, cho phép bán thuốc online
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi, cho phép bán thuốc online

VOV.VN - Chiều nay (21/11), với 426/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi, cho phép bán thuốc online

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi, cho phép bán thuốc online

VOV.VN - Chiều nay (21/11), với 426/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Dự thảo Luật Nhà giáo cần tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh
Dự thảo Luật Nhà giáo cần tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh

VOV.VN - Dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều điểm mới về đối tượng, phạm vi áp dụng, quy định việc tuyển dụng nhà giáo, chính sách tiền lương của nhà giáo; tuổi nghỉ hưu của nhà giáo; chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo...

Dự thảo Luật Nhà giáo cần tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh

Dự thảo Luật Nhà giáo cần tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh

VOV.VN - Dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều điểm mới về đối tượng, phạm vi áp dụng, quy định việc tuyển dụng nhà giáo, chính sách tiền lương của nhà giáo; tuổi nghỉ hưu của nhà giáo; chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo...